Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
GIA ĐÌNH SỐNG TIN MỪNG TÌNH YÊU
HỌC HỎI CHUYÊN ĐỀ
 
HÔN NHÂN GIA ĐÌNH TRONG XÃ HỘI VÀ NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM XƯA NAY
 
I. NHẬP ĐỀ

Đề tài này nhằm mục tiêu giúp học viên có một cái nhìn vừa bao quát vừa đại cương về gia đình Việt Nam chúng ta qua dòng lịch sử của dân tộc. Như thế chúng ta sẽ ý thức hơn về những giá trị truyền thống của gia đình mà bảo vệ và phát triển hơn lên trong giai đoạn hiện tại và tương lai. Có như thế chúng ta mới không bị lai hóa khi du nhập những giá trị không phù hợp với truyền thống dân tộc và cũng không phải là những giá trị đích thực của loài người văn minh.

Phần trình bầy sau đây có 3 phần :
 
1/ Hôn nhân Gia đình trong buổi đầu lịch sử Việt Nam ( thời đại nguyên thủy).

2/ Hôn nhân Gia đình trong xã hội và nền văn hóa Việt Nam thời phong kiến.

3/ Hôn nhân Gia đình trong xã hội và nền văn hóa Việt Nam thời hiện đại.

II. HÔN NHÂN GIA ĐÌNH TRONG XÃ HỘI VÀ NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM XƯA VÀ NAY

1.     
Hôn nhân gia đình trong buổi đầu lịch sử Việt Nam ( thời đại nguyên thủy).

1.1 
Như nhiều dân tộc khác trên thế giới, dân tộc Việt Nam cũng đã trải qua một giai đoạn lịch sử rất dài với chế độ mẫu quyền làm nền tảng gia đình và xã hội (gọi là thời mẫu quyền).

1.2 
Bằng chứng sử liệu là: những hiểu biết về dân tộc học, khảo cổ học, văn học và ký ức dân gian.

1.3 
Con người tiến từ thời kỳ “bầy người nguyên thủy” (mà đầu đàn là phụ nữ) sang thời kỳ “hôn nhân cư trú riêng lẻ” rồi đến thời kỳ “hôn nhân cư trú bên nhà vợ” (từ tạp hôn đến hôn nhân cặp đôi) xuyên qua chế độ quần hôn với nhiều hình thức khác nhau.

1.4 
Dấu vết của giai đoạn này là :

-      Tục con gái hỏi chồng (Trường ca Tây nguyên)
-      Con gái chủ động chọn người yêu (Nàng Tiên Dung / Chử Đồng Tử, Bà Nữ Oa / Ông Tứ Tượng)
-      Não trạng “trọng NỮ khinh NAM” trong xã hội người Chăm thế kỷ IV,V sau công nguyên.
-      Nghệ thuật tạo hình in đậm dấu vết một cã hội mẫu hệ (hình tượng người phụ nữ trong các tác phẩm).
-      Tôn giáo, tín ngưỡng dân gian cũng in đậm và đề cao vai trò người phụ nữ (nhiều thần linh đều là nữ, nhiều ngôi chùa cổ (Phật giáo) lại mang tên phụ nữ và thờ ngay phụ nữ ấy (gọi là Phật mẫu).

1.5 
Nhưng cùng với đà phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng tỉa, xã hội ta đã chuyển dần từ chế độ mẫu quyền sang chế độ phụ quyền. Người phụ nữ không còn được tôn trọng và đề cao như ở trong thời kỳ nguyên thủy (thế kỷ I trước công nguyên): cuối đời Hùng Vương: chuyện thằng Cuội (ngu dốt, uế tạp của vợ Cuội), chuyện Hội Gióng (28 phụ nữ được đóng vai giặc Ân).

2.     
Hôn nhân Gia đình trong xã hội và nền văn hóa Việt Nam thời phong kiến.

2.1 Nước ta đã trải qua hơn 1.000 năm chống Bắc thuộc, nền độc lập quốc gia được bảo vệ, nhưng văn hóa xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi người Tàu. Đặc biệt nhất là nền phong kiến dân tộc đã đón nhận Tôn pháp và Lễ giáo Khổng Mạnh, tạo nên một thời kỳ phong kiến cực thịnh (thế kỷ X-XIX), “trọng NAM khinh NỮ” trong đời sống hôn nhân gia đình và xã hội.

2.2 Những nét đặc trưng của xã hội phong kiến là:

-     
Đạo TAM TÒNG         : Tòng Phụ / Tòng Phu / Tòng Tử.
-      TỨ ĐỨC                      : Công / Dung / Ngôn / Hạnh.
-      THẤT XUẤT                 : (bẩy cớ để người đàn ông bỏ vợ) :

1-      Không con trai
2-      Dâm, nhác (làm biếng), (nhàn cư vi bất thiện).
3-      Không thờ cha mẹ chồng.
4-      Lắm điều, nhiều chuyện.
5-      Trộm cắp.
6-      Ghen tương.
7-      Có ác tật.

-     
ĐA THÊ : “TRAI tài lấy năm lấy BẨY
                         GÁI chính chuyên chỉ có một chồng”

3 nguyên nhân của Đa thê:
1-      Nối dõi tông đường.
2-      Tình cảnh xui nên.
3-      Luật pháp tán trợ.

-     
NÀNG HẦU, NÔ TỲ
-      TẢO HÔN: người con gái phải lấy những anh-chồng-con-nít và trở thành kẻ hầu, người giúp việc không ăn lương, sức lao động không được nhìn nhận.

2.3 Nhưng trong xã hội phong kiến ấy, vẫn có những người phụ nữ được kính trọng, đề cao. Vẫn có những phụ nữ xứng danh với lịch sử dân tộc và những giá trị đạo đức truyền thống vẫn được bảo vệ nhờ những người vợ, người mẹ Việt Nam trong các gia đình.

2.4 Ảnh hưởng sâu đậm, lâu dài và tiêu cực của thời phong kiến là tạo cho người phụ nữ Việt Nam tâm lý và thái độ an phận, tự ti, cam chịu và thụ động.

3.     
Hôn nhân Gia đình trong xã hội và nền văn hóa Việt Nam thời hiện đại.

3.1 Có thể lấy năm 1945 làm mốc lịch sử cho thời hiện đại của xã hội Việt Nam. Những tàn tích của xã hội phong kiến vẫn còn trong đời sống hôn nhân gia đình. Nhưng những giá trị mới đã được xác lập.

3.2 Những giá trị đó là:
-      NAM / NỮ BÌNH QUYỀN trước pháp luật: quyền công dân cũng như quyền hôn nhân gia đình.
-      Tình yêu và trách nhiệm của nam nữ trong hôn nhân và gia đình.
-      Chế độ “MỘT VỢ MỘT CHỒNG”, thủy chung là tiêu chuẩn đạo đức và luật pháp xã hội.

3.3 Những biến dạng, sa sút của hôn nhân gia đình trong xã hội ngày nay:
-      LY HÔN: ngày càng nhiều, được pháp luật nhìn nhận.
-      NGOẠI TÌNH dưới nhiều dạng, với nhiều mức độ khác nhau: từ chơi bời trai gái cho đến bồ nhí, vợ bé; trái với đạo đức hôn nhân và vi phạm luật xã hội.
-      NẠN MẠI DÂM phát triển: càng ngày càng trầm trọng bất kể luật pháp và đạo đức.

III. PHẦN KẾT:

Chỉ lướt qua đời sống xã hội Việt Nam, chúng ta cũng thấy quá nhiều giai đoạn lịch sử, gia đình vẫn là nền tảng của xã hội… Đồng thời người Việt Nam càng làm nổi bật giá trị truyền thống.

1.     
Tình yêu chung thủy, chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm.

2.     
Quyền lợi và nghĩa vụ cá nhân hòa với quyền lợi, nghĩa vụ xã hội (gia tộc, dân tộc).

3.     
Duy trì cái cũ tốt đẹp, đón nhận những giá trị mới phù hợp với đà tiến triển của nhân loại.


Vatican chấp thuận mở án phong thánh cho Tôi tớ Chúa 13 tuổi người Philippines (12/4/2024)

Mùa Chay, hành trình tự do (21/2/2024)

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 58 – năm 2024 (30/1/2024)

Sứ điệp của ĐTC Phanxicô cho Ngày Thế giới Bệnh nhân lần thứ 32 (15/1/2024)

Năm mới theo ý nghĩa Thánh Kinh (5/1/2024)

Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 2024: Trí tuệ nhân tạo và hòa bình (16/12/2023)

Sứ điệp Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2023 – “Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng” (Rm 12, 12) (1/12/2023)

Các câu trả lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc gặp gỡ các em thiếu nhi (10/11/2023)

Đón nhận hay loại trừ? (31/10/2023)

Thư gửi dân Chúa của Đại hội Thường kỳ lần thứ XVI - Thượng Hội đồng Giám mục (27/10/2023)

Chương trình sống (11/1/2011)

Ý thức mình là một tông đồ giáo dân tự nguyện (31/12/2010)

Gia đình đón mừng Chúa Giáng Sinh (18/12/2010)

Phép lịch sự xã giao trong đời sống cộng đồng (11/11/2010)

Giới thiệu Huy Hiệu Cộng Đoàn (23/10/2010)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn