Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
PHÉP LỊCH SỰ XÃ GIAO TRONG ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG
 
MỤC ĐÍCH :
 
1/ Trình bày được vai trò của tình bạn, họ hàng và láng giềng và những yếu tố để duy trì mối quan hệ ngoài gia đình được tốt.
2/ Trình bày phong cách giao tiếp và luyện tập cử chỉ tốt trong giao tiếp.
3/ Tạo mối quan hệ xã hội tốt đẹp trong những dịp thăm hỏi, ốm đau, bệnh tật, tang lễ, sinh đẻ…
 
 

I.
PHÉP LỊCH SỰ XÃ GIAO ĐỐI VỚI BẠN BÈ, HỌ HÀNG, LÁNG GIỀNG:

1/ Đối với bạn bè:

Tình bạn là loại tình cảm gắn bó hai hoặc nhiều người với nhau trên cơ sở hợp nhau tính tình, giống nhau về sở thích, có sự phù hợp về xu hướng và một số nét nhân cách khác. Tình bạn chỉ bắt đầu từ tuổi thiếu niên (cấp 2) và đến tuổi trưởng thành, tình bạn càng bền vững, ổn định. Có nhiều cách phân loại tình bạn: dựa vào giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, xu hướng hoạt động.

Tình bạn rất cần cho cuộc sống con người nói chung và cho lứa tuổi thanh niên nói riêng. Nếu tình bạn đúng đắn phù hợp với lợi ích xã hội, lý tưởng, nhân sinh quan thì nó sẽ là một hậu thuẫn vững chắc, một sức mạnh tinh thần to lớn thúc đẩy sự phát triển nhân cách của con người. Mặt khác, nếu tình bạn lệch lạc, sẽ dẫn đến những hậu quả xấu ảnh hưởng đến đạo đức và nhân cách con người.

a/ Đặc điểm của tình bạn tốt (Tìm bạn và giữ được bạn)

-     
Có sự phù hợp với xu hướng (hứng thú, tính nết, ý chí, thái độ).
-      Có sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, không lợi dụng, giữ chữ tín.
-      Có sự chân thành, tin cậy và trách nhiệm cao.
-      Có sự cảm thông sâu sắc, vui vẻ, cởi mở.
-      Có thể có nhiều bạn nhưng vẫn giữ được tình cảm chân thật thân thiết với bạn cũ, xem bạn như ruột thịt trong gia đình, an ủi, chia sẻ khó khăn.
-      Lịch sự, có tình người, yêu thương mọi người.

b/ Những điều cần tránh trong quan hệ tình bạn

-      
Tránh chạy theo xu hướng tiêu cực, hoặc vì động cơ vụ lợi, thực dụng.
-       Giữ kín lời tâm sự của bạn, không đi quá sâu vào tình cảm riêng tư thầm kín của bạn.
-       Tránh bao che khuyết điểm của bạn, nên đóng góp ý kiến xây dựng.
-       Không nói xấu bạn hoặc lợi dụng bạn bè.
-       Tránh chạy đua về số lượng bạn bè kẻo thành hời hợt.
-       Tránh sa đà vào những sinh hoạt hội hè nhậu nhẹt (làm mất thời giờ sức lực).
-       Tránh quá đề cao mình, tránh đối xử thô bạo khi có sự bất đồng.

2/ Đối với họ hàng nội, ngoại:

Ngoài ông bà, cha mẹ, anh chị em. Chúng ta còn có mối quan hệ họ hàng nội ngoại: chú bác cô dì… Họ hàng thường sống riêng, ở gần hoặc ở xa, gặp gỡ thường xuyên hoặc lâu lâu mới gặp vào dịp đám giỗ, ngày tết, ngày cưới hoặc ngày tang… Mức độ họ hàng do mối liên hệ huyết thống hai hay ba đời qui định. Trong gia đình nên có gia phả để giúp con cháu hiểu rõ quan hệ họ hàng.

Trên thực tế, họ hàng sống gần nhau, có điều kiện gặp gỡ giao tiếp thường xuyên làm cho quan hệ rõ ràng thêm gắn bó, thân thiết, tạo điều kiện giúp đỡ nhau. Ngược lại, họ hàng gần nhưng không có liên hệ thăm hỏi, giao tiếp thì dần dần cũng trở nên xa cách. Giao tiếp là điều kiện thắt chặt các mối quan hệ gia đình.

3/ Đối với hàng xóm, láng giềng:

Láng giềng là nhóm người cùng sống trong địa phương với những phong tục tập quán giống nhau, và tuy mọi phần tử đều có vị trí riêng từ trình độ đến mức sống, sức khỏe nhưng tất cả mọi người đều phải liên kết với ý thức trách nhiệm cao, tạo nên sự an vui, thoải mái trong cộng đồng. Là những người sống kề cận bên gia đình chúng ta nên khi đau ốm, bệnh hoạn hay lúc vui vẻ đều có bên nhau, vì vậy, chúng ta cần đối xử êm đẹp, tránh phiền hà hàng xóm trong sinh hoạt hằng ngày: tiếng ồn radio, tivi…, la rầy con, con cái đùa giỡn trong giờ nghỉ trưa hay đêm khuya.

Để phát triển tình hữu nghị láng giềng, khu xóm, chúng ta cần thận trọng mối quan hệ.

a/ Người mới đến khu xóm:
-     
Tìm hiểu lối sinh hoạt của khu xóm.
-      Tôn trọng những phong tục tập quán địa phương
-      Đi thăm xã giao các gia đình lân cận.

b/ Người ở khu xóm lâu năm
-       Thăm viếng người mới đến, đáp lễ.
-       Trao đổi sự hiểu biết về sinh hoạt trong khu xóm.
-       Giúp đỡ người mới đến, giới thiệu tổ trưởng, trưởng khu.

c/ Bổn phận chung của mọi người
-       Giữ hòa khí với mọi người.
-       Tránh ngồi lê đôi mách.
-       Không tò mò, chỉ trích gia đình người khác.
-       Cha mẹ nên xử sự khéo léo, không bênh con, không chửi bới, gây gỗ, hay chơi hơn người khác, bạn cần nín nhịn, thận trọng trong quan hệ.
-       Khi gia đình có tiệc tùng ồn ào, nên thông báo hoặc xin lỗi hàng xóm trước.
-       Cống rãnh, rác, chó mèo cũng là những nguyên nhân gây xích mích. Càng tránh làm phiền hà lẫn nhau càng tốt.
-       Nên tham gia hội họp, cải tiến xây dựng khu xóm.
-       Các việc hiếu hỉ, ma chay nên tích cực tham gia.

II.     
PHONG CÁCH GIAO TIẾP   

Cử chỉ, lời nói, trang phục, giới thiệu chào hỏi, thư tín, điện thoại.

1/ Cử chỉ:

+ Ngồi:
- 
Thẳng lưng, hai đầu gối sát nhau, hai bàn chân sát mặt đất chú ý hướng ngồi, vị trí ngồi và cách ngồi vào ghế phải nhẹ nhàng, không kéo ghế gây tiếng động ồn ào.
- Nếu ghế vừa, ngồi dựa sát vào lưng ghế, nếu ghế lớn (ghế bành), không dựa sát vào trong thì ngồi ra ngoài một chút, tay kê lên thành ghế hoặc trên bàn, chân để thẳng hoặc tréo lên nhau, nên hạn chế tréo chân (nhà thờ, lễ).

+ Đứng:
-
Tạo tư thế thoải mái, đặt chân này sau chân kia một chút để sức nặng cơ thể dồn về phía sau. trường hợp đứng lâu, hai bàn chân nên tạo 1 góc 45o vừa không mỏi, vừa duyên dáng.
- Tay để tự nhiên, có thể tạo điểm tựa cho tay (hai tay chấp nhẹ nhàng về phía trước, vịn cây, thành ghế, lan can, cầm sách vở, bóp).
- Tránh: khi nói chuyện người lớn, chấp tay sau đít, chống nạnh, đứng trước mặt người khác, hoặc trước một người đang ngồi.

+ Đi: Nhẹ nhàng, chắc chắn, khoan thai.
- Đi thẳng người, không khom lưng, ưỡn ngực, hai vai và hông thẳng, đi từ từ thong thả, không hấp tấp.
- Đi bên phải một hàng, bàn chân trước dừng trước bàn chân sau.
- Lên xuống cầu thang: đi ½ bàn chân, không nên khom lưng, trẻ em phụ nữ lên trước, thanh niên lên sau.
- Đi ra đường y phục tề chỉnh, không mặc đồ ngủ ra đường.
- Đi đúng luật giao thông, không dàn hàng ngang 3-4 người (đi bộ, xe đạp) không cãi vã, va chạm.
- Nên nhường bước cho trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ có con nhỏ khi đi xe công cộng, giúp đỡ khi qua đường.
- Gặp đám tang nên giở nón ra chào hoặc dừng xe đạp chờ đám tang đi qua.
- Không cười nói to tiếng hoặc la hét ầm ĩ trên đường phố, hoặc chỉ chỏ người khác, nhất là người tàn tật, không nhìn trâng tráo người khác, không nên chen lấn, xô đẩy khi mua vé vào cửa, mua hàng.

Vài cử chỉ xấu, bất thường nên kín đáo. Ngoáy mủi, ngoáy tai, xỉa răng, bình phẩm người khác, tung chìa khóa, bẻ ngón tay, ho, khạc nhổ, hắt hơi, đánh hơi… Nếu có thể được nên rời đám đông, hắt hơi, xổ m
i thì dùng khăn tay, đừng làm cho người khác giật mình vì âm thanh, mùi bất thường.

a/ Vào tiệm ăn:

Nếu cửa tiệm đông khách, hãy đợi chủ quán đến mời và chỉ định chỗ ngồi, nếu ngồi vào bàn nhưng thiếu ghế, chúng ta đợi người phục vụ đi ngang qua, nhờ họ nhắc ghế qua dùm, không nên tự tiện kéo ghế qua. Nếu cùng đi với người lớn tuổi, phụ nữ nên để họ chọn thực đơn, chú ý thức ăn trẻ em (nếu đi kèm), nếu bạn mời người khác đi ăn thì bạn chọn thực đơn để dễ trả tiền.

-
Tư thế ngồi ăn: Ngồi ở tư thế bình thường, để khi dọn thức ăn ra chỉ cần khom lưng 1 tí là có thể ăn được, ăn khoan thai, không nghe tiếng (húp canh, nhai), khi muốn nói chuyện trong bữa ăn phải nhai nuốt hết thức ăn và nhìn người mình muốn nói chuyện đã ăn hết thức ăn trong miệng chưa, không xáo trộn thức ăn, lựa thức ăn. Đối với một số thức ăn lạ, không nên hỏi, không ngửi, mà xem người khác ăn như thế nào mà ăn theo, không ăn quá nhanh, quá chậm. Nếu món ăn không vừa ý nên nhẹ nhàng nói với chủ quán.

- 
Khi ngồi ăn: nĩa cầm tay trái, dao muỗng cầm tay phải. Ăn xong lúc thanh toán tiền, nếu có khách mời ta nên trả tiền kín đáo. Nếu giá tiền cao nên thản nhiên không chau mày, nhăn mặt, ở một số nước, còn cho thêm tiền "buộc boa" cho người phục vụ.

- 
Uống: cầm ly tay phải, uống trong khi ăn hoặc sau khi ăn, rượu khai vị uống trước bữa ăn, nếu không uống nữa đặt hai ngón tay lên miệng ly.

b/ Trong rạp hát:

-
Đi đúng giờ, đến chậm nên xin lỗi khi bước ngang mặt người đang xem, nên ăn mặt lịch sự.
- Không ngồi gác chân lên ghế trước, không hút thuốc lá, không ăn quà, xả rác trong rạp hát.
- Nên vỗ tay cổ vũ diễn viên đúng lúc (xem hát, xem kịch) không huýt sáo, la ó ầm ĩ.

c/ Vào cửa hàng, đi chợ:

- 
Nên có cử chỉ nhã nhặn với người bán hàng, nên giở nón, dù, áo mưa khi vào tiệm.
- Khi xem hàng nên nhìn bằng mắt, hạn chế sờ mó làm dơ bẩn, nhàu nát đồ vật.
- Không nên bắt người bán lục lạo tìm món hàng ta vừa ý. Nếu đã xem không vừa ý, trước khi bước ra nên "Xin lỗi tôi làm bận cô quá" hoặc "Rất tiếc, tôi không gặp món hàng vừa ý" hoặc "Tôi sẽ trở lại".
- Không trề môi, chê bai (xấu, đắt).
- Nếu món hàng mắc, nên từ chối khéo "Chúng tôi không định mua đến giá đó, tôi sẽ bàn lại với chồng tôi" hoặc "Tôi sẽ suy nghĩ lại".

2/ Lời nói:

Lời nói, giọng nói, điệu bộ, cử chỉ thể hiện tính cách của con người. Khi nói chuyện nên đưa tiếng nói về phía người nghe và nên… nhìn thẳng vào mặt người mình giao tiếp. Lời nói rõ ràng, dễ hiểu, lưu loát, nói đủ nghe, không to quá, không nhanh quá, chậm quá, không nói quá nhiều, không dùng tiếng lóng hoặc chửi thề, chú ý ngữ điệu, âm thanh.

Khi nói, phải xem thái độ người nghe, xem họ có muốn nghe không ? Nếu ta nghe người khác nói phải nghe với thái độ chân thành, nhìn thẳng vào mặt người giao tiếp không cắt ngang câu chuyện, nếu trả lời nên chính xác, ngắn gọn, biết xử lý thông minh mọi tình huống, kiên nhẫn dịu dàng phát biểu ý kiến riêng của mình trong các buổi thảo luận, chống tiêu cực, thuyết phục mọi người làm việc tốt, có ích cho xã hội, biết chia sẻ nỗi buồn người khác, biết giúp đỡ, an ủi người khác khi gặp khó khăn, nên tôn trọng mọi người chung quanh, không phân biệt giai cấp, địa vị xã hội.

Không nói năng thô lỗ, cộc cằn, khô khan, chua ngoa, thiếu lịch sự, vô lễ sẽ gây bất hòa trong gia đình và thất bại trong giao tiếp.

Đối với người mới quen, cần dè dặt khi nói chuyện, không nên quá thân mật ngay trong buổi gặp đầu tiên (nói năng suồng sã, hoặc tâm sự về mình nhiều quá), không nên tìm dịp nói chuyện với cấp trên nhiều, không nên ra điệu bộ vỗ vai, không nên nói chuyện riêng hai người giữa bàn tiệc quá lâu, cũng không nên phô trương sự hiểu biết của mình, không dùng lối văn chương quá bóng bẩy, khách sáo cũng không làm chạm tự ái người khác. Tóm lại, trong giao tiếp phải:

- 
Thành thật, tự tin, nhiệt tình
- Luôn vui vẻ, giữ nụ cười trên môi, niềm nở.
- Phải chú ý đến người khác, phải nhớ tên họ, đặc điểm người bạn mới quen cũng như bạn cũ.
- Ít nói, nghe nhiều, chú ý nghe người đối thoại nói, biết hỏi chuyện, gợi chuyện, đề cập đến đề tài ai cũng hiểu và thích nói.
- Phải biết khen ngợi, động viên người khác một cách thành thật.
- Luôn luôn dùng ngôn ngữ lịch sự: cám ơn, xin lỗi, không có chi…

3/ Trang phục:

Trang phục góp phần làm đẹp con người, đồng thời thể hiện trình độ văn minh, văn hóa của một dân tộc. Trang phục của người lịch sự phải kết hợp hài hòa giữa tuổi tác, giới tính, vóc dáng, đường nét, màu sắc, khí hậu, kinh tế, giáo dục và hoàn cảnh môi trường: làm việc và học tập.

Lựa chọn trang phục, dựa vào các yếu tố sau:

- 
Trang phục đi học hoặc đi làm: Tùy theo loại nghề nghiệp mà có các loại y phục khác nhau, giày có quai hậu hay giày mũi bít hay mũi hở, trang phục áo dài, hay áo kiểu sơ mi mặc với quần âu và quần Jean, áo bỏ ngoài hoặc bỏ trong có dây nịt, áo không quá mỏng, nếu mỏng may hai lớp.
- Trang phục mặc trong những hoàn cảnh đặc biệt: đám cưới, dạ hội, sinh nhật, liên hoan hoặc những tiệc vui khác, váy đầm thân liền hoặc rời, áo kiểu, đồ trang sức (cài ngực, bông tai) giày cao gót đen hay trắng, có y phục lót, hoặc quần âu mặc với áo kiểu sơ mi, có dây nịt, có ví xách, nón.
- Nếu đi viếng đám ma hoặc thăm người bệnh nên mặc áo trắng hoặc áo màu nhạt, trang điểm nhẹ, dịu.
- Trang phục đi cắm trại khác với trang phục đi dạo hoặc đi hội họp (phụ huynh học sinh, nhóm, tổ…).
- Trang phục phù hợp với lứa tuổi, vóc dáng.
- Trang phục mặc sinh hoạt ở nhà nên mặc giản dị, gọn gàng, để dễ cử động thoải mái, sạch sẽ, đẹp, không quá cũ, nhàu nát, để tránh mất thì giờ khi có khách đến thăm đột xuất, đồng thời tạo tính thẩm mỹ cho gia đình, cho trẻ con bắt chước, chú ý y phục lúc ăn cơm, làm bếp, y phục ở nhà nên hạn chế mặc khi đi dạo, xem hát, đi học.
- Để tạo sự thoải mái cho giấc ngủ, nên có y phục ngủ, chỉ mặc vào buổi tối, không nên mặc ban ngày, dù là ở nhà.
- Nên lựa chọn trang phục vừa túi tiền, hợp tuổi tác, bền, lâu cũ, lâu rách, sạch sẽ, đẹp.

4/ Giới thiệu:

+ Mục đích giới thiệu để những người chưa biết nhau, làm quen hoặc có biết mặt nhau, giới thiệu cho rõ hơn, có thể quen biết nhau tại nhà, cơ quan, trên xe, trong cuộc họp, sinh nhật, công tác…

+ Nguyên tắc giới thiệu: Những người được giới thiệu đều đứng, trừ phụ nữ và người đáng kính.

- 
Giới thiệu kẻ dưới cho người trên.
- Người ít tuổi cho người nhiều tuổi (nam, nữ).
- Nhân viên cho lãnh đạo.
- Nam cho nữ.
- Người vai thấp (trong gia đình) cho người vai cao.
- Anh em trong nhà cho khách.
- Bạn bè cho cha mẹ (không giới thiệu ngược lại).
- Hai người bằng tuổi: giới thiệu người đến sau cho người đến trước.

+ Trong cuộc họp, giới thiệu người chức vụ cao nhất trước kế đến phụ nữ (danh tánh, chức vụ cao nhất, nghề nghiệp quan hệ với ta).

+ Cách giới thiệu:

- 
Gặp nhau cúi đầu chào, muốn nói chuyện, ta giới thiệu.
- Chỉ tay vào bạn A: " Anh A, bạn tôi, giáo viên"…
- Chỉ tay vào bạn B: "Anh B, anh tôi, công nhân"…
- Hai người được giới thiệu cúi đầu chào.
- Anh B bắt tay anh A và nói "Rất hân hạnh được biết anh".

5/ Chào hỏi:

Nhằm biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người. Qua chào hỏi, thể hiện mức độ thân quen, lòng kính trọng người lớn tuổi, phong cách lịch sự, đạo đức, và trình độ văn hóa của con người. Nếu có người hỏi thăm sức khỏe gia đình hoặc bản thân, chúng ta nên:

-    
Đứng thẳng người, nghiêm trang (nếu độ mũ nhấc ra khỏi đầu, gỡ kiếng mát ra, không ngậm điếu thuốc lá nếu đang hút thuốc, ngừng nhai kẹo cao su) nhìn thẳng vào mắt người đối diện.
-    
Hơi cúi đầu, mỉm cười, nói "cám ơn" trước khi trả lời.
-    
Có thể bắt tay người ngang hàng, nếu gặp phụ nữ, người lớn tuổi (đưa tay ra trước) và miệng nói:"Thưa cô, bác...", "Chào ông, bà", "Kính chào ngài, chào cụ…"
-    
Người trên phải có bổn phận đáp lại cái chào của kẻ dưới: "Hân hạnh được biết anh".

+ Hình thức chào: gật đầu, thẳng người hoặc nghiêng người ra phía trước, khoanh tay, chấp tay trước ngực.

- 
Đang ngồi thấy người đáng kính vào đứng dậy, cúi đầu chào; nếu người đó đưa tay ra bắt, ta bắt tay.
- 
Nếu đã chào ai một lần, có gặp lại, chỉ mỉm cười, không chào.
- 
Nếu đang đi với người lớn hơn, gặp bạn nên chào kín đáo, không nên đứng lại trò chuyện lâu.

+ Bắt tay:

- 
Nhìn thẳng vào mặt người mình bắt tay.
- 
Nguyên tắc: cấp lớn bắt tay cấp nhỏ, nữ bắt tay nam, bắt tay kèm theo lời chào hỏi.
- 
Xiết chặt tay, không chặt quá, không giữ tay lâu quá, không để bao tay dơ bắt tay, không lắc tay giật giật, nên tự nhiên và hồn nhiên, không gượng gạo.

6/ Lên cầu thang, thang máy:

Lúc lên hoặc xuống cầu thang, ta phải nhường bước cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, nếu gặp người trên cầu thang và đang đi, ta nên dừng lại, chờ người đó đi qua xong ta sẽ đi tiếp, nếu đi sau lưng ai, đừng tỏ vẻ hối thúc họ.
Nếu đi thang máy, phòng đã đủ người, thì không chen lấn vào, đợi chuyến sau. Khi ra, đợi mở cửa, phụ nữ ra trước, các ông ra sau và trả thang máy xuống tầng chót.

7/ Khi đi trên xe:

a/ Xe con:

- 
Nhận biết vị trí, thứ tự quan trọng trên xe.
- Khi lên xe, người lớn tuổi và phụ nữ lên trước.
- Khi xuống xe, tài xế hoặc người đàn ông xuống trước, mở cửa xe và giúp đỡ (nếu cần).
- Khi có phụ nữ quá giang, nên để tài xế đưa tận nhà và đừng quên cám ơn.


b/ Xe công cộng:

-         
Không nên để hành lý hoặc ngồi lấn sang chỗ ngồi người khác.
-          Giúp đỡ người tàn tật, già yếu, có con nhỏ, xách dùm valy, hoặc hành lý, hoặc có thể nhường chỗ ngồi cho họ (nếu xe hết chỗ).
-          Nếu ăn uống trên xe, nên dùng một cách kín đáo, không xả rác bừa bãi trên xe hoặc dưới đường, chuẩn bị bao nylon, thuốc chống ói, để phòng ngừa lúc khó chịu.
-          Có thể làm quen, giúp đỡ bạn đồng hành nhưng không nên có cử chỉ quá thân mật.
-          Khi ngồi bên cạnh người đang đọc sách báo, không tò mò xem họ đọc gì nên đợi họ đọc xong rồi mượn.
-          Khi hút thuốc nên xin phép người ngồi bên cạnh nếu có, nói chuyện vừa đủ nghe, không làm ảnh hưởng người chung quanh.

8/ Điện thoại
: là một phương tiện thông tin liên lạc bằng đường dây điện, nhanh chóng, tức thời. Điện thoại dùng trong công tác chuyên môn cũng như nói chuyện riêng: thăm hỏi, nhắn tin, chúc sức khỏe… Khi sử dụng điện thoại nên chú ý:

-         
Chọn giờ gọi điện thoại: nếu gọi cho cơ quan nên gọi trong giờ làm việc, còn gọi về nhà riêng tránh gọi vào giờ ăn, giờ nghỉ trưa, buổi tối (chỉ gọi khi thật cần thiết).
-          Cử chỉ khi cầm máy nên tự nhiên, bặt thiệp.
-          Giọng nói: tự tin, dịu dàng, lễ độ, nói rõ, to hơn mức nghe bình thường, không nói to quá hoặc nhỏ quá.
-          Nên dùng những từ: làm ơn, vui lòng, cám ơn, không có chi… khi hỏi hoặc trả lời.
-          (Vài ví dụ về cách nói chuyện qua điện thoại…).

9/ Thư từ:
dùng để thể hiện tình cảm: thăm hỏi, đơn từ hoặc trao đổi, bàn bạc về một vấn đề gì. Cần chú ý hình thức, nội dung và thời gian trả lời nhằm thể hiện sự tôn trọng người nhận thư.

a/ Hình thức:

-         
Viết trên giấy có bán sẵn (giấy pelure), giấy trắng hay giấy màu, thường dùng giấy viết thư màu trắng, nếu nội dung thư ngắn có thể viết thư ngay trong bao thư dày có kẻ hàng.
-          Giấy viết thư nhỏ hơn khổ giấy thường, có thể xếp đôi tờ giấy lại nếu khổ giấy lớn, dùng viết mực xanh đen hoặc tím để viết, không dùng viết đỏ hay viết chì để viết thư.
-          Chừa lề viết thư vừa phải, không chừa lề quá rộng hay quá ít, viết chữ thẳng hàng, chữ viết phải rõ ràng.
-          Tem dán phía trên, bên phải bao thơ, không dán phía sau lưng bao thơ. Thư viết xong khi bỏ vào bao thư, không gấp quá cầu kỳ, kiểu cọ.
-          Ngoài bao thư nên đề rõ tên tuổi và địa chỉ của người nhận thư, nên nhờ ai chuyển giao thì ghi thêm chi tiết ngoài bìa bao thơ:
 

Kính gởi:
Bà Nguyễn Thị X.
Số…….Đường…………………………..
Phường……....Quận………
Thành phố……….
           (Nhờ Bà chuyển dùm chị Y)

b/ Nội dung:

-         
Lời lẽ trong thư thành thật, tự nhiên, giản dị, tình cảm, tránh những câu văn chương bóng bẩy, hoặc trích dẫn trong sách vở, tránh những câu khách sáo.
-          Nội dung thư gồm ba phần: Nên ghi nơi, ngày tháng năm trên đầu bức thư, chú ý cách xưng hô đầu và cuối bức thư

Nha Trang, ngày…….tháng…..năm…….

Bạn……….thân mến,

Phần 1: Lý do viết thư, hỏi thăm sức khỏe

Phần 2: Nội dung chính bức thư

Phần 3: Lời chúc sức khỏe

Ký tên

Tái bút: (nếu có)

- Địa chỉ người gởi thư
- Ý kiến bổ sung thêm
 
c/ Thời gian trả lời bức thư:

Để giữ phép lịch sự, tất cả những thư gởi đến, bạn nên có bổn phận trả lời dù là thư hỏi thăm, chúc mừng, hay nhờ bạn việc gì. Tùy việc mà trả lời càng sớm càng quý, nếu có trễ thì trong một tuần hoặc mười hôm là cùng, nếu là thiệp chúc tết, giáng sinh, ngày sinh nhật cũng nên trả lời. Nếu là thư mời tiệc, liên hoan, vì lý do nào đó bạn không dự được, cần trả lời ngay để chủ nhà tiện việc sắp xếp.
Trường hợp viết thư cho cơ quan hoặc cá nhân để hỏi thăm hoặc phỏng vấn. Lấy ý kiến thì nên gởi thêm phong bì đã dán sẵn tem và đề rõ địa chỉ của mình.

10/ Cách chọn quà và tặng quà:

a/ Ý nghĩa tặng quà:

-         
Tỏ lòng kính trọng và biết ơn cha mẹ, thầy cô, bạn bè, người thân, người giúp đỡ.
-          Tạo tình cảm gắn bó thể hiện sự hợp tác bền bỉ, lâu dài, bạn bè, láng giềng.
-          Tỏ lòng biết ơn và thể hiện sự hài lòng đối với những thành quả đạt được qua một năm làm việc: những người phục vụ, cộng tác.
-          Tỏ lòng yêu thương, ngưỡng mộ, tỏ ý muốn làm quen.
-          Mừng ngày vui của bạn bè, họ hàng: đám cưới, sinh nhật, mừng tân gia, mừng sinh nhật.
-          Chia buồn đồng nghiệp, người thân, bạn bè: ốm đau, bệnh tật, mất của, tang gia, thiên tai…
-          Ngoài ra, tặng quà có thể nhằm trao đổi quyền lợi riêng tư, để ràng buộc một điều kiện nào đó ngoài phạm vi tình cảm trong sáng và sự hợp tác hữu nghị, loại này cần phải xem lại, không nên chấp nhận và không duy trì.

b/ Chọn quà:
Người ta thường nói: "Cách tặng quí hơn của tặng". Tuy thế, người lịch sự cũng nên thận trọng trong việc chọn quà để tặng, đây là vấn đề tế nhị cần đi vào chiều sâu của tâm hồn, thể hiện sự thấu hiểu tâm lý đối tượng một cách sâu sắc. Nếu là chỗ thân tình, có thể khéo léo hỏi ngay sở thích của người kia để món quà mang tới có ý nghĩa thiết thực nhất. Các loại quà tặng:

-         
Trái cây, cây nhà lá vườn, của lạ đường xa.
-          Đồ dùng trang trí nội thất: đèn, quạt, bàn ủi, nồi, đồng hồ.
-          Bánh kem, các loại bánh mứt, rượu, đường, sữa.
-          Bó hoa.
-          Sách vở, vật kỷ niệm.
-          Đồ dùng cá nhân: son phấn, nước hoa, giầy, nón, dù.
-          Vải quần, vải áo, quần áo.
-          Tặng ảnh, lịch tết.
-          Phong bì (tiền bạc), v.v….

c/ Cách tặng:
-          Tặng hoa nên gởi cho người mở cửa đem vào nhà hoặc người bán hoa, người nhà mang tới kèm theo tấm danh thiếp hoặc thiệp chúc mừng của bạn, trước khi bạn tới.
-          Nên tặng những món quà có ý nghĩa kỷ niệm lâu dài.
-          Món quà do tự tay bạn thực hiện thể hiện tình cảm đồng thời mang tính tiết kiệm.
-          Món quà vừa túi tiền, trang nhã và lịch sự như sách vở, tranh ảnh, vật kỷ niệm.
-          Tặng ảnh cần dè dặt: nếu không là nghệ sĩ nổi tiếng hay một nhân vật quan trọng thì chỉ nên tặng hình cho người thân thiết nhất, tặng ảnh nên ghi lời tặng và ký tên, ngày tháng năm vào mặt sau của tấm ảnh.

III.    
THĂM HỎI:

(Ốm đau, bệnh tật, sinh đẻ, tang lễ, cưới hỏi).

1/ Ốm đau, bệnh tật, tai nạn:

-         
Khi hay tin bạn bè, đồng nghiệp, người thân đau ốm nên đến thăm ngay dù công việc có bề bộn, bận rộn. Tránh việc gọi điện thoại để hỏi thăm. Nếu ở xa có thể gởi thơ và không quên xin lỗi bạn vì đường xa, riêng đối với người thân trong gia đình, nên đến thăm hỏi, chăm sóc.
-          Thăm người bệnh tránh ở lâu và nói những chuyện lo sợ buồn rầu, bi quan làm người bệnh xúc động.
-          Tùy tình hình sức khỏe của người bệnh mà nói chuyện, thăm hỏi nhiều hay ít, thăm một lần hay nhiều lần.

a/ Cách chọn quà, thăm viếng:

-         
Quà là thức ăn dễ tiêu, phù hợp với tình trạng sức khỏe và bệnh trạng của người được thăm viếng như, trái cây (cam, nho, táo…) bánh lạt, sữa, đường... Có thể tặng hoa hoặc tiền bạc (nếu gia đình bệnh nhân gặp nhiều khó khăn) và giúp đỡ những công việc trong gia đình, chăm sóc bệnh nhân (nếu rảnh rỗi).
-          Nên giữ yên lặng, nhẹ nhàng khi đi trên hành lang, lên xuống cầu thang. Không nên xức nước hoa nặng mùi, trang điểm quần áo lòe loẹt, hoặc hút thuốc lá trong phòng bệnh nhân.
-          Trước khi ra về, nên chúc bệnh nhân sớm bình phục.

b/ Về phía người bệnh:

-         
Nhà cửa gọn gàng, phòng ốc sạch sẽ, gọn gàng, thoáng khí, tóc chải gọn, có thể trang điểm một chút để che bớt sự tiều tụy (đối với phái nữ).
-          Có trà, nước mời khách thăm bệnh, cám ơn người đến thăm.
-          Lúc mạnh cần đi thăm trả lễ và cám ơn người đã thăm hỏi.

2/ Chuyện buồn phiền
: (tai nạn, cháy nhà, cướp, thiên tai…)

-         
Đến thăm và chân thành an ủi người bị nạn, tránh khơi lại chuyện buồn phiền làm tăng thêm nỗi đau xót của bệnh nhân. Giúp đỡ tiền bạc (nếu cần), sốt sắng đưa đi bệnh viện, giới thiệu chỗ trị bệnh, báo công an, nhờ người khác, bạn bè giúp đỡ thêm.

3/ Sinh đẻ:

a/ Người đi thăm: người bệnh, người đang có tang không đi thăm trong một tháng đầu.
Người đi thăm nên đến thăm sản phụ khi được báo tin, nếu nhà xa nên đến thăm tại bệnh viện, tiện đường đi hơn. Khi đến thăm nên hỏi qua sức khỏe bà mẹ và cháu bé, nên khen tặng cháu bé vài câu, không nên nói chuyện nhiều vì mới sanh sản phụ hay mệt, cần dưỡng sức, nên trao đổi kinh nghiệm về giữ gìn sức khỏe bà mẹ và chăm sóc cháu bé, nuôi dưỡng cháu bé, chúc sức khỏe mẹ và con khi ra về.

-         
Quà tặng: sữa, trứng, bánh lạt, đường, tiền bạc. Quần áo trẻ em thường tặng lúc đầy tháng.

b/ Sản phụ: Sửa soạn tề chỉnh, sạch sẽ, không cho con bú khi tiếp khách, có thể mời khách đến dự ngày đầy tháng hoặc biếu xôi chè, bánh trái. Cám ơn khách trước khi ra về.

4/ Cưới hỏi:

a/ Khách được mời:

-         
Khi được thiệp mời, khách nên có quà tặng để tỏ lòng hoan hỉ, chung vui với bạn bè và gia đình bạn, quà tặng nên mang đến tận nhà trước ngày cưới vài ngày, nếu tặng phong bì (có tiền) có thể đem đến buổi tiệc.
-          Trường hợp không dự tiệc cưới được, nên báo tin cho cô dâu, chú rể biết và cũng nên có quà mừng cho họ, báo tin ngay sau khi nhận được thiệp mời.
-          Người nhận được thiệp báo tin, cũng nên gởi món quà nhỏ tượng trưng để chúc mừng cô dâu, chú rể.

+   Cách chọn quà cưới:
-          Trường hợp cho con cháu, bạn bè: nhiều người nên hùn lại cho một số tiền lớn hoặc tặng món quà có giá trị sử dụng lớn.
-          Bạn bè nên tặng quà theo tùy khả năng tài chánh của mình như: đèn ngủ, ly, tách, chén, quạt, bàn ủi.
-          Trường hợp ở thôn quê, tình hàng xóm, láng giềng thân thích hơn, người ta còn đến giúp đỡ nhiều ngày liền để sửa soạn đám cưới.

b/ Cách trả lễ: ghi lại quà và tiền của khách được mời ghi vào sổ tay. Sau đám cưới, cô dâu chú rể phải đi thăm lại những người đã giúp đỡ mình, sẵn dịp giới thiệu họ hàng bên chồng, bên vợ, hàng xóm, bạn bè.

5/ Tang ma:

Khi hay tin nên thăm viếng ngay, thăm hỏi, chia buồn một cách thân mật, đồng thời tìm lời an ủi, động viên, tránh khơi lại kỷ niệm của người đã chết sẽ làm đau lòng người còn sống, hỏi ngày giờ đi đưa đám để thu xếp thì giờ được sẽ đi đưa đám hoặc giúp đỡ tại nhà.

Nếu chủ nhà nhận phúng điếu, ta nên tùy tình hình kinh tế của tang gia mà đi nhang, đèn, trái cây, vòng hoa, hay tiền (cho vào phong bì).
Người đi viếng hoặc đưa đám ma, mặc áo màu đen, hay trắng hay màu nhạt, tránh trang điểm lòe loẹt hoặc trang sức lộng lẫy làm mất vẻ trang nghiêm của cảnh tử biệt. Nên ít nói, thầm lặng, lộ vẻ buồn để tỏ lòng thương tiếc người quá cố, và giữ vẻ trang nghiêm cho đám tang.

+   Nghi lễ (tùy thuộc vào tôn giáo hay tập quán)

+   Đáp lễ:

-         
Khi đi điếu tang, khách xá linh cửu thì con cháu người quá cố phải đứng cạnh quan tài mà lạy trả lễ.
-          Ghi vào sổ tay tất cả phúng lễ và tiền nong để sau này có dịp trả lễ khi cần.
-          Đăng báo hoặc in thiệp cảm tạ.

Cành Dương


Kỷ niệm 10 năm Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II được tuyên thánh (8/5/2024)

Vatican chấp thuận mở án phong thánh cho Tôi tớ Chúa 13 tuổi người Philippines (12/4/2024)

Mùa Chay, hành trình tự do (21/2/2024)

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 58 – năm 2024 (30/1/2024)

Sứ điệp của ĐTC Phanxicô cho Ngày Thế giới Bệnh nhân lần thứ 32 (15/1/2024)

Năm mới theo ý nghĩa Thánh Kinh (5/1/2024)

Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 2024: Trí tuệ nhân tạo và hòa bình (16/12/2023)

Sứ điệp Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2023 – “Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng” (Rm 12, 12) (1/12/2023)

Các câu trả lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc gặp gỡ các em thiếu nhi (10/11/2023)

Đón nhận hay loại trừ? (31/10/2023)

Giới thiệu Huy Hiệu Cộng Đoàn (23/10/2010)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn