Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
GIA ĐÌNH SỐNG TIN MỪNG TÌNH YÊU

ƠN GỌI LÀM TÔNG ĐỒ
 
Trong ngày Lễ Ngũ Tuần, các Tông Đồ đã được lãnh nhận Chúa Thánh Thần và ơn ấn tín của Ngài (Bí tích Thêm sức). Chúa Thánh Thần đã tấn phong họ làm Tông đồ và ban cho họ những ơn đặc biệt để thi hành sứ vụ ấy. Những kết qủa mà họ đã thu lượm được là hoa trái của ‘ơn Thánh Thần’. Họ đã đi nhiều nơi, rao giảng Chúa Giêsu, gặp nhiều thử thách nhưng nhờ bền chí và can đảm, họ đã Phúc Âm hóa được nhiều người, nhiều gia đình và nhiều dân tộc (x. Cv. 2,41).

Ơn gọi làm Kitô hữu và làm tông đồ đồng nghĩa với nhau. Người ta thường gọi Bí tích Thêm sức là bí tích tông đồ. Anh em – Gia đình anh em đã lãnh nhận Bí tích Thêm sức. Vì vậy, anh em hãy đặt mình dưới tác động của Thánh Thần Thiên Chúa. Hãy sống theo Thần Khí, chứ đừng theo những đam mê của xác thịt (x. Gal. 5,16). Bước theo Thần Khí là noi gương Chúa Kitô, tôn vinh Chúa Cha và phục vụ mọi người (x. Mt. 20,27-28).

1.   
TÔNG ĐỒ TRONG GIA ĐÌNH

Tập họp tại nhà Tiệc Ly, các Tông đồ đã cầu nguyện với nhau, và giúp nhau đón nhận Chúa Thánh Thần. Là nhà Tiệc Ly mới, gia đình sẽ là môi trường đầu tiên cho việc tông đồ của anh chị em. Trong sắc lệnh tông đồ giáo dân, Công đồng Va-ti-ca-nô II dạy:

“Những đôi vợ chồng Kitô giáo là những người cộng tác với ơn thánh và là nhân chứng đức tin đối với nhau, cũng như đối với con cái và những phần tử khác trong gia đình của họ. Chính là những người đầu tiên phải rao truyền và giáo dục đức tin cho con cái họ. Bằng lời nói và gương sáng, họ huấn luyện con cái sống đời Kitô hữu và làm việc tông đồ” (TĐ 11).

Vì vậy, môi trường đầu tiên cho việc tông đồ chính là gia đình của anh chị em. Người ta đã chẳng nói: “Tiên trị kỳ gia, hậu trị kỳ quốc” đó sao. Anh chị em hãy cố gắng trước tiên Loan Báo Tin Mừng cho gia đình của mình, chồng Loan Báo Tin Mừng cho vợ, vợ cho chồng, cha mẹ cho con cái, anh chị em Loan Báo Tin Mừng cho nhau. Trong thư gửi giáo đoàn Corinthô, Thánh Phaolô viết: “Chồng ngoài đạo được thánh hóa nhờ người vợ, và vợ ngoài đạo được thánh hóa nhờ người chồng có đạo” (1C 7,14). Kinh nghiệm đã cho thấy, nhiều đôi vợ chồng đã giúp nhau nên thánh và thánh hóa gia đình: như cha mẹ của Thánh trẻ Têrêsa, mẹ của thánh Don Bosco, mẹ của thánh Augustinô …

Gia đình của anh chị em sẽ thành công trong việc thánh hóa nói trên nếu mọi người đều ý thức gia đình mình là một nhà Tiệc Ly, nghĩa là nơi mà mọi người noi gương các Tông đồ, biết đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với Đức Maria (x. Cv 1,14), được đầy Chúa Thánh Thần (x. Cv 2,4), và mạnh mẽ tuyên xưng Chúa Kitô Phục sinh (x. Cv 2,14).

2.   
LÀM TÔNG ĐỒ QUA GIA ĐÌNH

Nhà Tiệc Ly là tế bào đầu tiên của Giáo hội truyền giáo, vì từ đây đã phát xuất nhóm chứng nhân đầu tiên của Đức Kitô Phục sinh. Gia đình anh chị em không những phải truyền giáo cho nhau, mà còn phải là công cụ truyền giáo của Giáo hội nữa. Anh chị em phải truyền giáo bằng lời nói, bằng gương sáng, bằng chứng tá của tập thể gia đình. Sau đây là giáo huấn của Công Đồng Vaticanô II:

“Tất cả những việc ngày xưa vốn là bổn phận vợ chồng, thì ngày nay còn phải coi như là phần quan trọng nhất của việc tông đồ. Đó là phải biểu lộ và chứng minh bằng đời sống, tính cách bất phân ly và sự thánh thiện của dây hôn phối… Gia đình sẽ chu toàn sứ mệnh đó, nếu gia đình tỏ ra như một đền thờ của Giáo hội trong nhà, nhờ yêu thương nhau và cùng nhau dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa, cùng nhau tham dự phụng vụ của Giáo hội. Sau cùng, nếu gia đình cổ võ đức công bằng cũng như những việc thiện khác giúp các anh chị em đang túng thiếu” (TĐ số 11).

Trước hết, anh chị em biểu lộ và làm chứng sự thánh thiện và sự bất khả xâm phạm của tình yêu hôn phối, nghĩa là vợ chồng sống vĩnh viễn trung thành với nhau, bên ngoài cũng như trong tâm hồn, đoàn kết, yêu thương và tôn trọng lẫn nhau, ăn ở lương thiện, đạo đức và gương mẫu trong việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Kế đến, anh chị em làm gương về tinh thần cầu nguyện, được biểu lộ trong giờ kinh gia đình, giờ kinh mà mọi người tham dự cách ý thức, linh động và hữu hiệu (x. PV số 11). Đồng thời toàn thể gia đình cùng sốt sắng tham gia việc phụng vụ trong giáo xứ.

Sau cùng, gia đình anh chị em làm tông đồ bằng gương yêu thương và công bằng là hai nhân đức căn bản trong đời sống xã hội. Đức Gioan XXIII đã khuyên chúng ta lấy chân lý làm nền tảng, công bằng làm quy tắc, bác ái làm động lực và tự do làm bầu khí cho mọi giao tiếp trong đời sống hàng ngày (x. Thông điệp Hòa bình trên thế giới, số 82).

3.   
LÀM TÔNG ĐỒ CHO CÁC GIA ĐÌNH KHÁC

Nhà Tiệc ly, tế bào đầu tiên của Giáo hội, tuần tự được nhân ra thành nhiều. Sau Giê-ru-sa-lem, Sa-ma-ri-a, rồi Đa-mát, An-ti-ô-ki-a, nhiều giáo đoàn mới đã được thành lập. Chúng ta không biết nhiều về các giáo đoàn này, nhưng điều có thể coi như chắc chắn là ở nơi đó, đời sống và tinh thần của các tín hữu đều noi theo kiểu mẫu của nhà Tiệc ly ở Giê-ru-sa-lem, và nhờ tác động của gia đình mẹ này mà ngày càng vững mạnh.

Là những gia đình đã được đón nhận đức tin trước hay có đức tin vững vàng hơn, anh chị em với tư cách là gia đình, hãy góp phần thánh hóa các gia đình khác. Đây là việc tông đồ giữa gia đình với gia đình, hay giữa các gia đình đã kết nghĩa với nhau. Xung quanh anh chị em đang có những gia đình đau khổ, nghèo đói, ly tán, cô đơn, bất hòa; nhiều gia đình bị hiểu lầm, bị bỏ rơi, bị áp bức, bệnh tật. Anh chị em có thể làm gì? Hãy yêu thương và nâng đỡ những gia đình ấy! Chúa Giêsu nói trong Phúc âm là: những gì làm cho một người nhỏ bé trong anh em- cá nhân hay gia đình- là làm cho chính Ngài (x. Mt 25,40).

Ngoài ra, chúng ta còn có thể hành động trên nhiều bình diện khác rộng rãi hơn, như bênh vực phẩm giá và những quyền lợi cơ bản của gia đình, cổ vũ việc bãi bỏ những tập quán không hay như tảo hôn, đa thê, ly dị và các hình thức tự do luyến ái; bảo trợ trẻ em và các bà mẹ, nâng đỡ những gia đình đông con, ủng hộ những công trình phúc lợi và những luật lệ phục vụ quyền lợi của gia đình, tạo cho xã hội một bầu khí lành mạnh. Công đồng Va-ti-ca-nô II viết:

“ Phải bảo vệ phẩm giá và quyền tự trị hợp pháp của gia đình. Phải mạnh mẽ nói lên rằng quyền lợi và nghĩa vụ được trao ban cho các bậc cha mẹ và những người bảo trợ, là giáo dục con cái theo tín ngưỡng của mình. Vì vậy, chính họ và các tín hữu khác phải cộng tác với mọi người thiện chí để những quyền lợi trên đây được tôn trọng hoàn hảo” (TĐ số 11).

Chúng ta còn phải làm nhiều cho gia đình anh chị em chúng ta.


Vatican chấp thuận mở án phong thánh cho Tôi tớ Chúa 13 tuổi người Philippines (12/4/2024)

Mùa Chay, hành trình tự do (21/2/2024)

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 58 – năm 2024 (30/1/2024)

Sứ điệp của ĐTC Phanxicô cho Ngày Thế giới Bệnh nhân lần thứ 32 (15/1/2024)

Năm mới theo ý nghĩa Thánh Kinh (5/1/2024)

Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 2024: Trí tuệ nhân tạo và hòa bình (16/12/2023)

Sứ điệp Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2023 – “Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng” (Rm 12, 12) (1/12/2023)

Các câu trả lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc gặp gỡ các em thiếu nhi (10/11/2023)

Đón nhận hay loại trừ? (31/10/2023)

Thư gửi dân Chúa của Đại hội Thường kỳ lần thứ XVI - Thượng Hội đồng Giám mục (27/10/2023)

Những đức tính quan trọng của một người vợ Kitô giáo (29/1/2011)

Những ngày lễ của gia đình (26/1/2011)

Hôn nhân gia đình trong xã hội và nền văn hóa Việt Nam xưa nay (22/1/2011)

Chương trình sống (11/1/2011)

Ý thức mình là một tông đồ giáo dân tự nguyện (31/12/2010)

Gia đình đón mừng Chúa Giáng Sinh (18/12/2010)

Phép lịch sự xã giao trong đời sống cộng đồng (11/11/2010)

Giới thiệu Huy Hiệu Cộng Đoàn (23/10/2010)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn