Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 Làm gì trong những ngày phong tỏa?
 
 
Minh sư thường hay trêu những đệ tử suy nghĩ miên man trước khi quyết định. Ngài nói thế này: “Những ai suy nghĩ cho đến độ chín muồi trước khi bước tới một bước thì sẽ đứng mãi trên một chân cho đến suốt đời.
 
Trò chuyện thiêng liêng:
 
Em gửi tin nhắn đến tôi, kèm với một bức hình một cuốn sách. “Em mong thầy thêm lời cầu nguyện cho em, vì em đang ở trong khu cách ly tập trung. Tuy bị nhiễm Covid-19, nhưng triệu chứng không nhiều nên em có giờ đọc sách.”
Tôi hứa sẽ cầu nguyện cho em và cả những ai đang trong cơn nguy kịch của căn bệnh khủng khiếp này. Cảm ơn em đã cho tôi có tâm tình để chia sẻ với các bạn trẻ và cho chính tôi. Số là những ngày phong tỏa cửa đóng then cài này, nhiều bạn trẻ không biết làm gì cho hết thời gian. Tệ hơn, nhiều bạn than ngắn thở dài, suốt ngày với chiếc điện thoại. Chính tôi và nhiều bạn trẻ cũng muốn làm điều gì đó để cuộc sống tươi đẹp hơn. Chúng ta suy nghĩ, đắn đo rồi lại thôi…! Phải chăng tình cảnh này giống câu chuyện trên đây của cha Anthony de Mello. Bước tới hay bước lui, làm hay không làm, v.v…suy nghĩ mãi mà chưa thể đưa ra quyết định. Tới lúc nhận ra đã quá muộn màng, bởi thế mà câu “giá mà, nếu như, hoặc biết thế…” cứ được giới trẻ dùng hoài.
Bạn thân mến,
Chúng ta thử mạnh bạo một mình đưa ra những quyết định cho riêng mình trong thời gian đặc biệt này. Chỉ có bạn biết bạn muốn làm điều gì. Đừng đưa ra mục tiêu quá cao, nhưng hãy nhìn vào hiện tại của khung cảnh mình đang sống, để đưa ra quyết định. Như bạn trên đây, đọc sách là cách dễ nhất. Nếu không có sách in, lên Internet tải cuốn sách hay (dạng PDF), về đọc. Dặn với lòng trong 1-3 ngày là có thể đọc hết cuốn sách.
Thử mạnh dạn đứng lên phụ gia đình nấu ăn. Hỏi mẹ cách nấu chè, hỏi chị cách làm bánh hoặc hỏi ba cách nấu một nồi lẩu để đãi cả nhà. Lúc ấy sao nhỉ, cả nhà ngỡ ngàng với hành động của bạn? Không sao! Nói với họ là bạn đang có nhiều giờ nên muốn làm cái gì đó. Rồi với quyết định này, bạn sẽ giúp cả nhà rộn ràng trong khuôn viên bếp núc. Hy vọng sau đó ai cũng được ăn một bữa ngon từ “tay đầu bếp” nghiệp dư chuẩn bị với rất nhiều tình yêu.
Hoặc lâu rồi bạn không gọi điện cho đứa bạn, hoặc ông bà ở xa. Hôm nay quyết định chuẩn bị tư thế để gặp họ qua điện thoại. Có thể là lời hỏi thăm, chuyện trò về cuộc sống mới như thế nào. Kể cho họ về cuộc sống trong gia đình của bạn. Tôi tin với trí thông minh của người trẻ, bạn có nhiều đề tài để tạo dựng tình thân. Xin đừng đóng cửa tâm hồn mình lúc này. May mắn vì chúng ta đang ở thời 4.0, muốn gặp ai đều có thể gọi điện cho họ được. Rồi sau cuộc trò chuyện ấy, dừng lại với Thiên Chúa để cầu nguyện cho họ.
Rồi quyết định làm gì nữa? Thử xem một thánh lễ qua mạng Online thật sốt sáng. Đó không chỉ là ngày Chúa nhật, nhưng còn là những thánh lễ ngày thường. Thay vì đến nhà thờ gặp Chúa, chính Đức Giêsu tìm đến tận mỗi gia thất của chúng ta lúc này. Một lý do đơn giản: gia đình bạn và tôi cần Chúa đến lúc này. Khi dấu hiệu đại dịch mỗi lúc một tăng, van xin Chúa hiện diện là điều cần thiết. Trong khi tham dự lễ online, xin đừng giam Chúa trong chiếc điện thoại, máy tính hoặc nơi TV. Qua những phương tiện truyền thông, chúng ta tin rằng Thiên Chúa cũng thực sự đến với mỗi người. Chẳng phải mỗi người chúng ta là một đền thờ của Chúa Thánh Thần sao? (1 Cr 6,19–20). Chẳng phải gia đình cũng là Giáo hội thu nhỏ đó sao? Dù Virus có khủng khiếp đến đâu, với Chúa và trong Chúa, hy vọng tình thế sẽ tươi sáng hơn nhiều.
Quyết định sau đây chỉ dành cho những bạn muốn phiêu lưu với Chúa: cầu nguyện. Cầu nguyện không chỉ chăm chú đọc Kinh, lần hạt Mân Côi, nhưng đó còn là đọc Lời Chúa nữa. Từ lâu bạn nghe loáng thoáng về những câu chuyện trong Kinh Thánh. Nhiều lần nghe cha giảng về bài Tin Mừng. Vậy hôm nay, tôi thử mở Kinh Thánh ra đọc xem sao. (Nếu không có sách, xem theo Link này[1]). Cuốn sách đó là bức thư tình[2] mà Thiên Chúa gửi cho bạn và cho chúng ta. Nếu bạn chưa hiểu về Thiên Chúa nhiều, cứ mở Sách Thánh ra đọc, Chúa sẽ giới thiệu về chính Ngài cho bạn. Người có kinh nghiệm chia sẻ với chúng ta rằng: cần đọc Kinh thánh với tâm hồn yêu mến và lắng đọng tâm hồn để nghe được tiếng Chúa. Tiến trình đó thường được gọi là suy gẫm, nghĩa là “để cho Chúa Thánh Thần làm thầy của bạn, bạn sẽ thấy tư tưởng của Chúa không phải tư tưởng của loài người, bạn sẽ đạt tới chiêm ngắm Thiên Chúa thật, và nhìn mọi biến cố bằng con mắt của Chúa, bạn sẽ được nếm một niềm vui dồi dào phát xuất từ sự thật.” (Đức Bênêđictô XVI). Mỗi lời trong Kinh Thánh có thể là tiếng Chúa nói với bạn lúc này.
Và sau cùng, Làm gì trong những ngày này hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Đừng để ngày sống trôi qua vô ích. Cũng đừng để mối bận tâm virus lấy đi nhiều sáng kiến, những quyết định tốt của bạn. Tôi và bạn cùng nghe lại những lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắn cho người trẻ, cho chúng ta lúc này:
Hỡi những người trẻ, đừng bỏ mất những năm tốt nhất của tuổi trẻ, đừng ngắm nhìn cuộc sống từ ban công. Đừng lầm lẫn hạnh phúc với một chiếc ghế bành và đừng sống cả cuộc đời trước màn ảnh. Đừng trở nên cảnh tượng đau lòng của một chiếc xe phế thải. Đừng trở thành những chiếc xe đang đậu, thay vào đó hãy để cho những giấc mơ nở hoa và hãy có những quyết định tốt. Hãy mạo hiểm, ngay cả khi các con thất bại. Đừng sống sót với tâm hồn tê mê và đừng nhìn thế giới như thể các con là du khách. Hãy gây tiếng ồn ào! Hãy xua tan những nỗi lo sợ làm tê liệt các con, để các con không trở thành những xác ướp trẻ. Hãy sống! Hãy cho mình những gì tốt nhất trong cuộc sống! Hãy mở cửa lồng và hãy bay đi! Làm ơn đừng về hưu non.[3] 
 
Giuse Phạm Đình Ngọc SJ
 
Tái bút: Thể dục vận động lúc này cũng là quyết định sáng suốt…
  ———-
[1] http://giaoxuvinhson.info/# (trong đó có mục Kinh Thánh, nên đọc phiên bản của Bản dịch Việt ngữ của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ)
[2] Soren Kierkegaard (1813-1855, triết gia Đan Mạch
[3] Tông Huấn Đức Kitô Sống số 143.
 


Cuốn tự truyện mới ra của Đức Giáo hoàng Phanxicô nói về những kỷ vật ngài yêu mến nhất (4/4/2024)

Tầm quan trọng của niềm tin được gieo trồng từ gia đình (29/1/2021)

Các Nữ tu Ba lan thay thế các nhân viên bệnh xá trong đại dịch Covid-19 (5/5/2020)

Sự sống đời sau (7/11/2019)

Đức Thánh Cha Phanxicô mắng yêu (29/9/2015)

Chuyện kỳ dị có thật trong chuyến Tông Du: tên trộm lành cuả Đức Giáo Hoàng (27/9/2015)

Chúng ta không thể hiểu Đức Thánh Cha Phanxicô nếu không biết gì về Juan Perón - và Evita (17/8/2015)

Dư âm (23/1/2015)

Ngọn lửa được thắp lại (9/1/2015)

Xin Ơn Năm Mới (31/12/2014)

Halloween: Thư gửi thần chết (31/10/2014)
 Các tin khác:  1   2   3   4 
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn