GÓC SUY GẪM – MÙA DỊCH COVID 19 (17/07/2021)
1. Chuyện chúng mình:
ANH BÁN RAU "CHẤT NHẤT MÙA CÔ VY" BỊ CHỬI NGU, GÂY "BÃO MẠNG" VỚI PHÁT NGÔN "ĐỈNH CỦA CHÓP"
Sau gần một năm nổi tiếng, anh bán rau "chất nhất mùa cô vy" bất ngờ bị chửi ngu, gây "bão mạng" với phát ngôn: "Kiếm tiền cả đời, đâu nhất thiết phải ngay lúc này".
Gần một năm trước, câu chuyện về anh bán rau Phạm Hồng Minh, còn được gọi là anh Minh Râu (37 tuổi, quê huyện Định Quán, Đồng Nai) từng khiến cộng đồng mạng xôn xao. Theo đó, những hành động nghĩa tình cùng sự dễ thương "lạc lối" của anh bán rau đã làm ấm trái tim không ít người, đặc biệt là dân lao động còn nhiều khó khăn.
Xuất phát từ cái tâm nhân ái, giản dị, hết lần này đến lần khác, anh Minh Râu có những giải pháp trợ giá hàng hóa, giúp đỡ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn mua hàng hóa nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc 5k để cùng cả nước chống dịch. Loạt câu nói chân chất, sai chính tả "đặc trưng" của anh chàng bán rau đã chiếm spotlight khắp "cõi mạng" suốt thời gian dài.
Mới đây, sau gần một năm nổi tiếng, chàng bán rau Minh Râu một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý khi hình ảnh cùng phát ngôn "chất lừ" của anh được dân mạng lan truyền.
Theo chia sẻ của chị N.T - người đã "phát hiện" ra chàng bán rau "chất nhất mùa cô vy", vừa qua anh Minh Râu bị một số tiểu thương "chửi ngu" vì không tăng giá bán hàng mùa dịch.
"Mùa dịch, giá rau củ đẩy cao, khi bạn anh kiếm 5 -10 triệu mỗi ngày, nhắn bảo anh “mày ngu lắm”, thì anh, vẫn với đặc sản sai chính tả có 1-0-2, bảo bạn anh là: “Kiếm tiền cả đời mà trứ đâu nhất thiết phải kiếm ngay lúc này đâu” và còn dặn bạn "bán giá vừa thôi", chị N.T nói.
Có thể thấy, dù chỉ đáp lời bạn bè gọn lỏn một câu: "Kiếm tiền cả đời mà trứ đâu nhất thiết phải kiếm ngay lúc này đâu", anh Minh Râu đã tỏ rõ quan điểm của mình.
"Vào cái mùa bất an, cần nhiều anh Minh Râu bán rau như này lắm lắm. Không chỉ vì thiếu rau, mà vì mọi người cần thêm nhiều niềm vui, sự tích cực dễ thương, sự rộng lòng, hào hiệp, thêm những vẻ đẹp theo một phiên bản mới lạ mà dung dị đời thường.
Mà nhiều người có khi cũng phải học tập anh đấy. Anh bán rau theo cách không giống ai, mà cũng chẳng ai giống nổi anh, sáng tạo, đáng yêu, lại còn bắt trend khủng khiếp nữa chứ", chị N.T nói thêm.
Quang Hùng
2. Những con số biết nói
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Quốc gia
|
Được chữa khỏi
|
Tử vong
|
Tổng số
|
1
|
Ba Lan
|
2.652.743
|
75.205
|
2.881.241
|
2
|
Mexico
|
2.068.175
|
235.740
|
2.629.648
|
3
|
Kazakhstan
|
423.996
|
4.864
|
477.754
|
4
|
Việt Nam
|
10.020
|
225
|
44.186
|
Thế giới 173.461.168 4.090.652 190.241.180
(Cập nhật lúc 6g40, ngày 17.07.2021)
|
|
|
3. Khuôn vàng thước ngọc (Mt 12,14-21; thứ Bảy, tuần XV Thường niên)
Bắt đầu từ câu 14, chúng ta nhận thấy một quyết định gian ác được khơi lên và những người Do Thái rắp tâm thực hiện tới cùng, đó chính là việc tìm cách giết Đức Giêsu. Những người này không còn rình mò để chỉ trích Đức Giêsu nữa nhưng là chuẩn bị hành động. Thường ngày, chưa hẳn họ đã bằng lòng với nhau, nhưng trong việc làm gian ác này, họ bỗng dưng trở thành những người hiểu và làm việc ăn ý với nhau đến lạ. Sự nghi kị và mù quáng là con đường dẫn đến sự thù nghịch công khai. Đối lại, Đức Giêsu ban đầu Ngài đương đầu với họ cách can đảm (Mt 12,9-13). Đức Giêu chủ động đương đầu với các kinh sư và người pharisiêu cách công khai ở giữa hội đường, lúc họ đang có mặt ở đó. Nói khác đi, Đức Giêsu không muốn trốn tránh sự thách thức này. Tuy nhiên, một khi sự hằn học dâng cao, có nguy cơ làm sai trệch con đường thi hành sứ vụ của mình, Đức Giêsu đã tìm cách né tránh họ. Ngài né tránh họ không phải vì sợ hãi nhưng là vì giờ của Ngài chưa tới.
Trích đoạn Tin Mừng hôm nay lại một lần nữa cho thấy, Thiên Chúa là Đấng từ bi nhân ái, không chấp nhất mà chỉ có xót thương. Thật vậy, hai hình ảnh cây lau dẫu bị giập và tim đèn chỉ còn khói; nhưng cả hai đều không bị bẻ gãy và không bị tắt đi, đã cho thấy sự nhẫn nại của Thiên Chúa đối với con người. Con người dù có cứng lòng, dù có phản bội, dù có tội lỗi đến đâu, Thiên Chúa vẫn kiên nhẫn để chờ họ sám hối ăn năn trở về để được tha thứ, để được cứu độ.
Bất chấp âm mưu của những người biệt phái, Đức Giêsu vẫn ra tay chữa lành những người đau ốm bệnh tật và vẫn sẵn sàng thi ân giáng phúc. Đối với những kẻ tìm cách giết Ngài, Đức Giêsu đã lánh đi và việc lánh đi như thế là để đợi chờ, là để cho họ có cơ hội sám hối và nhận ra tội lỗi. Như vậy, sự nhẫn nại của Thiên Chúa là vô cùng vô hạn. Nhưng chúng ta đừng quên, mỗi người chỉ có một cuộc đời và cuộc đời ấy lại không kéo dài vô tận. Bởi đó, nếu không lắng nghe và nhận ra tiếng Chúa để trở về với Ngài, chúng ta sẽ đánh mất cơ hội. Do vậy, nếu như không đón nhận được ơn cứu độ, thì không phải vì Thiên Chúa không nhẫn nại, không yêu thương, nhưng là vì chúng ta nhất mực từ chối đón nhận ơn cứu độ mà lúc nào Ngài cũng sẵn sàng trao tặng.
Đức Giêsu mãi mãi vẫn là niềm hy vọng và cậy trông của những ai đang sống trong lầm lạc tội lỗi. Đó chính là lòng nhân từ kiên nhẫn, xót thương của Chúa. Nhưng Ngài hiền lành không phải để buông xuôi, mà là để thâm nhập tâm hồn con người, cho đến lúc sự công chính được toàn thắng và muôn dân nước đều hy vọng vào Ngài. Nếu Thiên Chúa đã nhẫn nại của chúng ta như thế, thì chúng ta cũng được mời gọi phải biết nhẫn nại với những yếu đuối của anh chị em mình. Nếu Thiên Chúa không thất vọng với những vấp ngã của chúng ta, thì chúng ta cũng đừng bao giờ thất vọng với những bước ngã của tha nhân. Nếu không, dù vô tình hay hữu ý, chúng ta đang khóa chặt cuộc đời của biết bao nhiêu con người, khi chúng ta không còn tin ở thiện chí hoán cải của họ.
Thế nhưng, Thiên Chúa kiên nhẫn bao nhiêu, thì con người xem ra lại thiếu kiên nhẫn bấy nhiêu. Thật thế, thái độ kết án và loại trừ của những người biệt phái cũng như các luật sĩ lại chẳng cho thấy thái độ bất bao dung của con người đối với anh chị em của mình sao? Cũng vậy, thái độ tuyệt vọng trước sự cứng lòng của một ai đó, lại chẳng cho thấy chúng ta đang thiếu đi lòng nhẫn nại mà Thiên Chúa muốn chúng ta phải có đối với tha nhân sao?
Lời chúa hôm nay mời gọi chúng ta đừng bao giờ tỏ ra thiếu bao dung đối với những người xúc phạm đến mình, cũng đừng bao giờ thiếu kiên nhẫn đối với tội nhân, bởi vì biết đâu chính Chúa cũng đang phải nhẫn nại chờ đợi chúng ta giống như vậy từ bao lâu nay .
Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết sống theo gương Chúa mà phục vụ mọi người trong sự nhẫn nại và bao dung. Xin cho đời sống của chúng con thực sự trở nên sứ giả của Chúa trước mặt người đời. Xin cho chúng con luôn biết liên đới và sẻ chia với những ai đang phải âu lo, phiền muộn. Và, xin cho chúng con biết thực lòng ăn năn sám hối và trở về với Chúa để đáng hưởng nguồn ơn cứu độ mà Ngài đã hứa ban.
4. Lời bàn
- Thái độ hồ hởi của quần chúng đối với Đức Giêsu ngược hẳn với thái độ căm ghét và thù hận của nhóm Pharisiêu. Đức Giêsu tránh những người này, nhưng vẫn rất dè dặt trước sự phấn khởi của những người kia. Thánh Mátthêu giải thích thái độ của Đức Giêsu như là thể hiện một trong những lời sấm rõ nét và gợi ý nhất về Đấng Mêsia: Người Tôi Tớ của Thiên Chúa trong Isaia. Người Tôi Tớ mang sứ mệnh loan báo công lý, ở đây hiểu là Tin Mừng Nước Trời. Người thi hành sứ mệnh đó một cách khiêm tốn nhưng đầy tình thương, ngay cả đối với những kẻ chống đối đã sa cơ (cây lau bị giập ám chỉ Ai Cập; tim đèn đã tắt mà vẫn bốc khói ám chỉ Babylon – hai cường quốc đã từng làm cho Israel phải khốn đốn). Đức Giêsu đến và hiện thực hóa hoàn toàn lời sấm này. Bằng đường lối khiêm tốn và yêu thương, cuối cùng Ngài sẽ đưa Tin Mừng đến sự toàn thắng trên sự dữ và trên tất cả những gì là khổ đau mà nhân loại này đã phải hứng chịu.
- Có hai điều Đức Giêsu cho thấy rằng Ngài không bao giờ lẫn lộn giữa sự liều lĩnh và lòng can đảm. Thứ nhất, Ngài rút lui vì giờ chạm trán chưa tới. Ngài còn nhiều việc phải làm trước khi thọ hình trên thập giá. Thứ hai, Ngài cấm họ quảng bá về mình. Ngài biết rõ có bao nhiêu Mêsia giả đã nổi lên, Ngài biết rõ dân chúng dễ bị kích động như thế nào. Nếu thiên hạ loan truyền rằng, một người có quyền phép phi thường đã xuất hiện, thì chắc chắn một cuộc nổi dậy chính trị sẽ bột phát; và khi ấy, nhiều người sẽ mất mạng thê thảm và oan uổng. Ngài phải dạy cho họ biết ý nghĩa sứ vụ của Mêsia không phải là đầy quyền lực phá hủy nhưng là một chức vụ kiến tạo và hy sinh; không phải là ngai vàng nhưng là thập giá, trước khi người ta có thể đồn ra sự thật về Ngài.
- Đức Giêsu đến để rao giảng sự công chính và đem sự công chính cho loài người. Người Hy Lạp định nghĩa sự công chính là thực hiện nghĩa vụ chính đáng của mình đối với Chúa và đối với loài người. Đức Giêsu chỉ cho chúng ta thấy phải sống như thế nào để cả Chúa và con người đều nhận được vị trí thích đáng trong đời sống của chúng ta. Nói một cách khác, Ngài cho chúng ta biết phải đối xử với Thiên Chúa và với loài người ra sao.
- “Ngài không cãi vã, không kêu la và cũng không nghe thấy tiếng Ngài nơi phố phường”. Chữ “kêu la” là chữ dùng để chỉ tiếng chó sủa, tiếng quạ kêu, tiếng la lối của người say rượu, tiếng thính giả phản đối trong rạp hát. Nghĩa là Đức Giêsu sẽ không la lối với con người. Chúng ta ai cũng biết những cuộc cãi vã giữa các phe phái đối lập, bên nào cũng cố trấn áp đối phương. Những cuộc tranh cãi hằn học giữa các nhà thần học đã là một tấn thảm kịch trong Hội Thánh. Sự chống đối om sòm giữa các chính khách và các hệ tư tưởng không phải là chuyện hiếm gặp. Còn trong Đức Giêsu có sự yên lặng, sự trầm tĩnh hoàn toàn của một người muốn chinh phục kẻ khác bằng tình yêu chứ không phải bằng những lời lẽ tranh cãi hơn thua. Chúng ta mong được như Ngài biết bao; thế nhưng, chúng ta sợ không lên tiếng thì thiệt thòi, sợ người khác chê mình nhát đảm, sợ bị người đời khinh mình dốt hoặc không đủ lý lẽ để tự biện bác… nên lắm khi ta cứ cố cãi chày cãi cối; càng đanh đá, càng chua ngoa càng tốt. Bạn đã từng gặp phải những cảnh tượng như thế chưa nhỉ?
- “Người sẽ chẳng bẻ gãy cây sậy đã dập, chẳng tắt ngọn đèn còn khói”. Cây sậy có thể bị dập đi và khó đứng thẳng lại được, tim đèn có thể lịm đi và ánh sáng chỉ còn chập chờn, le lói. Lời chứng của một người có thể bị lung lay, yếu ớt, ánh sáng đời người có thể chỉ là một ngọn đèn leo lét chứ không phải ngọn lửa bùng cháy, nhưng Đức Giêsu đến không phải là để làm nản lòng người ta mà là để khích lệ. Ngài không đến để khinh khi những người yếu đuối nhưng để cảm thông với họ. Ngài không đến để dập tắt ngọn lửa sắp tàn, nhưng đã khơi cho nó bùng cháy sáng tỏ lên. Điều vô cùng quý báu về Đức Giêsu đó là Ngài làm phấn khởi chứ không làm nản lòng hay gây thêm thất vọng. Chớ gì chúng ta cũng biết noi gương Chúa để trân trọng và bảo vệ, khuyến khích và nuôi dưỡng những gì tốt đẹp còn lại trong lòng những kẻ vốn bị người khác, thậm chí là chính chúng ta, cho là hư đốn. Chúng ta cần tin tưởng vào khả năng phục thiện của những người bên cạnh chúng ta, giống như Chúa luôn miệt mài đợi chờ chúng ta quay về nẻo chính đường ngay.
- “Vào cái mùa bất an, cần nhiều anh Minh Râu bán rau như này lắm lắm. Không chỉ vì thiếu rau, mà vì mọi người cần thêm nhiều niềm vui, sự tích cực dễ thương, sự rộng lòng, hào hiệp, thêm những vẻ đẹp theo một phiên bản mới lạ mà dung dị đời thường”. Cuộc sống thường ngày vốn dĩ đã khó khăn, nay đại dịch ùa tới, cuốn phăng bao dự tính, nuốt chửng bao mộng ước chưa tròn. Giữa chốn bộn bề của cuộc mưu sinh, lắm lúc chúng ta như thấy nụ cười vơi hẳn trên môi, đôi khi nó lại méo xệch tựa như người bị liệt dây thần kinh số bảy. Bao lắng lo phiền muộn bủa vây nên đôi lúc khiến cho người ta cảm thấy bí bách, muốn cười cũng không nhếch mép lên được. Thế nhưng, xen lẫn giữa những hoang mang và nỗi lo khôn tả ấy, chúng ta lại kịp nhận ra điều thú vị ngay giữa những thứ bình dị nhất của cuộc đời. Cái trào lộng của chàng thanh niên buôn rau bán hẹ ấy đã góp phần lan tỏa những thông điệp tích cực thực sự. Nó làm dấy lên niềm tin tưởng và lạc quan nơi tâm hồn của những ai nhìn thấy các thông điệp mà anh truyền tải. Chẳng cần mời chào cũng như không cần mặc cả, chẳng cần cân đong đo đếm và dĩ nhiên, cũng không cần hơn thiệt theo kiểu của bạn bè anh chỉ dạy. Giữa thời buổi “gạo châu củi quế” thế này, anh thừa sức để tranh thủ làm giàu như nhiều người khác; thế nhưng, anh đã không làm theo họ. Có lẽ, gia cảnh của anh không được xếp vào hàng ngũ những người giàu có “nứt đố đổ vách” về tiền của; nhưng trong lòng nhiều người, anh thực sự là một “đại gia” của tình thương và lòng nhân ái. Hiếm thấy một chàng thanh niên nào mà mình đầy xăm trổ, hài hước, giàu ý tưởng “kinh doanh” và nhận được nhiều tình cảm quý mến của mọi người như vậy. Thomas Carlyle từng nói: “Tính hài hước thực sự đến từ cái đầu không nhiều hơn đến từ con tim. Đó không phải là sự khinh miệt, tinh túy c ủa nó là tình yêu thương. Nó không nhắm tới tiếng cười to mà nhắm tới những nụ cười yên lặng, thứ sâu sắc hơn nhiều". Thế mới biết, những con chữ nguệch ngoạc trên vài tấm giấy carton nhàu cũ lại thừa sức chuyển tải những thông điệp nhân văn trầm lắng. Không cần đúng cú pháp văn chương, cũng chẳng cần rập khuôn theo những phép tu từ hoa mỹ, những thông điệp giản đơn và vắn gọn ấy lại đủ sức thênh thang giữa thế thái nhân tình.
Viết Cường, O.P.
|