Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 

MỪNG CHÚA PHỤC SINH

 
MỘT TẬP TỤC HAY

Vào ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, ở Ba Lan có một tập tục đặc biệt và khá phổ biến, được gọi là “Swieconka”, có nghĩa là “thức ăn thánh”. Người ta mang đến nhà thờ để linh mục chúc lành những thực phẩm sẽ dùng vào buổi điểm tâm sáng Chúa Nhật Phục Sinh.
 
Các gia đình chuẩn bị những giỏ thức ăn sẽ dùng trong sáng Phục Sinh - được trang hoàng đẹp  với trứng, xúc xích, thịt nguội, thịt heo xông khói, bánh mì có hình thánh giá trên lớp vỏ nóng dòn, những chú cừu được làm bằng phô-mai, bơ, muối, củ cải.
 
TẠI SAO KHÔNG CÓ THÁNH LỄ VÀO THỨ BẢY TUẦN THÁNH?
 
Ngoại trừ lễ Vọng Phục Sinh, sẽ không có thánh lễ ban ngày vào thứ Bảy Tuần Thánh. Vì Tam Nhật Thánh (thứ Năm, Sáu, Bảy Tuần Thánh) đã có một lễ nghi đầy ý nghĩa vào ngày thứ Năm. Nếu thêm một thánh lễ vào thứ Sáu hoặc thứ Bảy sẽ là trùng lắp đối với thánh lễ đã cử hành vào chiều thứ Năm Tuần Thánh.
 
NGÀY DÀI NHẤT
 
Thứ Bảy Tuần Thánh được gọi là “Ngày dài nhất trong mọi ngày” - Một ngày Sa-bát dài lê thê khi mồ Chúa đã niêm phong yên ắng… Khi Mẹ Ngài, Phêrô cùng các tông đồ khác, và Maria Madalena chờ đợi cách tuyệt vọng trong tĩnh mịch, căng thẳng, hoang mang và lo lắng.
 
Đối với các ngài, giữ ngày Sa-bát như một cái gì trói tay trói chân. Luật không được phép đi quá 100 bước - có nghĩa là không được ra thăm mồ. Tất cả mọi việc có thể làm chỉ là kinh nguyện, rồi quanh quẩn trong nhà với cảm giác chết cứng.
 
Nhưng với chúng ta, bây giờ thứ Bảy không phải là một ngày trống rỗng. Mà là một ngày tràn ngập niềm mong đợi. Chúng ta được biết điều mà các tông đồ ngày xưa không biết trong ngày Sa-bát dài lê thê đó: Đức Giêsu đã từ cõi chết bước qua sự sống.
 
Chúng ta sẽ mừng biến cố vĩ đại này, và với tín điều ‘các thánh thông công’, chúng ta cử hành biến cố này với Đức Mẹ và Thánh Phêrô, Giacôbê, Gioan, Maria - với tất cả những người ra đi trước chúng ta. 
 
Hãy suy nghĩ về điều này… Cuộc sống của chúng ta vẫn nối kết với những người khác trong Chúa… Với những người mà chúng ta quen biết trên trái đất này.
 
***
 
Vào sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, Maria Madalena đi đến mộ khi trời còn tối, bà thấy tảng đá lấp mồ đã được đẩy qua một bên. Bà chạy về báo tin cho Simon Phêrô và tông đồ được Chúa Giêsu yêu mến. Bà nói với họ: “Người ta đã lấy xác Thầy đi rồi, và không biết họ đem đi đâu”. Phêrô và người tông đồ kia vội vã chạy đền mồ. (Ga 20,1-30)
 
TẠI SAO CON NGƯỜI GIÊSU KHÔNG Ở TRONG SỰ CHẾT?
 
Trên thánh giá, đã có một thời điểm tim Chúa Giêsu đã ngừng đập và phổi ngài đã ngừng thở. Vậy tại sao Ngài không ở trong sự chết?
 
Vì Ngài là Thiên Chúa.

Vâng, chúng ta biết rằng Thiên Chúa không chết. Nhưng còn về bản tính con người? Tại sao Giêsu, như một con người, không chết một lần và cho tất cả?
 
Bởi vì, sự sống của Thiên Chúa cũng tràn đầy nơi nhân tính của Ngài. Khi Thiên Chúa trở thành nhục thể trong xác phàm, Ngài nối kết duy nhất giữa “Thiên Chúa” và “con người”. Đó là lý do tại sao Đức Giêsu với thân xác làm người cũng không ở trong sự chết. Sự sống Thiên Chúa đã chảy tràn nơi nhân tính của Ngài.
 
Còn chúng ta?
 
Cũng thế! Chúng ta đã được Thiên Chúa ban tặng sự sống thần linh, sự sống này cũng tuôn tràn, luân chuyển trong nhân tính của chúng ta… Có nghĩa là, là một thụ tạo, với một thân xác biến đổi, chúng ta có thể có sự sống đời đời.
 
MỪNG CHÚA PHỤC SINH! PHỤC SINH HẠNH PHÚC!
 
Tam Nhật Thánh chấm dứt vào chiều Chúa Nhật Phục Sinh. Chúng ta bước vào 7 tuần của mùa Phục Sinh. Kéo dài đến Chúa Nhật lễ Hiện Xuống.
 
Đây là một mùa tràn đầy sức sống. Ở Bắc bán cầu đang vào mùa Xuân. Sông suối đầy tràn sinh động. Cây cỏ đâm chồi nẩy lộc. Muôn hoa đua nở. Chim chóc rộn ràng ca hót.
 
Một thời biểu phong phú - Rước lễ lần đầu, Ngày của Mẹ, tốt nghiệp, những kỳ nghỉ cuối tuần.
 
Giáo hội nói với chúng ta: “Đây là thời gian tốt nhất trong năm để chúc mừng sự sống - một sự sống miên viễn, bất tận. Hãy tận hưởng! Hãy biến chúng trở thành 50 ngày lễ hội! Hãy đem nến Phục Sinh về nhà và thắp lên trên bàn thờ gia đình trong suốt những ngày này! Hãy đón nhận Thần Khí Chúa ban và luôn để Thần Khí tác động trong tâm hồn và trí óc mình!
 
Có 2 quyết tâm được đặt ra:
 
Thứ nhất, đừng để mùa Phục Sinh trôi qua lặng lẽ. Lễ Phục Sinh không chỉ kết thúc vào buổi tối Chúa Nhật Phục Sinh lúc lên giường ngủ. Lễ Phục Sinh kéo dài 50 ngày. Chúng ta cần sống tinh thần Phục Sinh qua tin vui được loan báo cho mọi người: Sự chết đã bị đánh bại!
 
Thứ hai, qua những bài suy niệm trên Trang Tin Cộng Đoàn, qua Lời Chúa đọc thường xuyên, ta hãy lắng nghe tiếng Chúa nói riêng với chính tâm hồn mình. Hướng lòng vào những kinh nguyện hằng ngày, chúng ta cần lưu giữ Thần Khí cho suốt một năm.
 
Cầu nguyện luôn là nguồn dinh dưỡng giúp chúng ta sống mạnh khỏe.
 

CHÚC TOÀN THỂ ANH CHỊ EM MỘT MÙA PHỤC SINH HẠNH PHÚC!
 
Jos. Nguyễn Hùng Cường


Chúa Nhật III Mùa Chay - Năm B (28/2/2024)

Chúa Nhật II Mùa Chay - Năm B (21/2/2024)

Chúa Nhật I Mùa Chay - Năm B (15/2/2024)

Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm B (1/12/2023)

Tây Bắc - Trời Xanh, Mây Trắng, Nắng Vàng… (27/11/2023)

Lời nguyện truyền giáo (19/10/2023)

Thư mục vụ gửi cộng đồng Dân Chúa về Giáo hội tham gia (23/9/2023)

Danh sách Các Thánh Tử Đạo Việt Nam xếp theo ngày lễ (7/7/2023)

Viết về người cha nhân ngày hiền phụ (18/6/2023)

Cảm nghiệm về một Mùa Chay – Mùa Phục Sinh (9/4/2023)

Tam Nhật Thánh (5/4/2012)

Vài phút thinh lặng: Người nữ xức dầu cho Chúa Giêsu (4/4/2012)

Vài phút thinh lặng - Chúa Nhật V Mùa Chay Năm B (23/3/2012)

Vài phút thinh lặng: Chúa Nhật IV Mùa Chay Năm B - Gioan 3,16 (18/3/2012)

Vài phút thinh lặng: Mùa Chay - Dời bộ ghế sofa (15/3/2012)

Vài phút thinh lặng: Chúa Nhật II Mùa Chay Năm C - Biến Hình (3/3/2012)

Vài phút thinh lặng: Chúa Nhật I Mùa Chay Năm B - Ý nghĩa của Chay Tịnh (25/2/2012)

Vài phút thinh lặng: Thứ Tư Lễ Tro - Một khởi đầu tốt đẹp (22/2/2012)

Triết lý sống nghịch lý (15/2/2012)

Valentine: Lễ Tình Yêu (13/2/2012)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối


 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn