Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
8 câu hỏi dành cho bạn trai

Hẹn hò là thời gian đẹp nhất
. Là thời gian mà chúng ta cảm thấy lo lắng vì sẽ gặp người khác, khi mà chúng ta bộc lộ những biểu hiện ngọt ngào nhất, có khi là những biểu hiện kinh khủng, tùy vào mức độ ‘nghiêm chỉnh’ của từng tình huống. Khi mà con tim xoay 180 độ mỗi lúc bạn nghĩ hay nghe đến người đó, nhiều ngạc nhiên và kỷ niệm, mọi thứ dường như là được yêu.

Đồng thời với những cảm giác rung động này, hẹn hò là một tiến trình cho sự chuẩn bị và chín chắn, là thời cặp đôi khám phá lẫn nhau và tiến bước cùng nhau đến một kết ước trọn đời. Và trong tiến trình này có phần nguy hiểm, có phần tuyệt vời, chúng ta không sợ đưa ra những lời hứa hẹn, với những người khác dường như hơi bị liều; vì ‘mãi mãi’ sẽ trở thành ngắn ngủi một khi về sống bên nhau. Nhưng có thể có ‘mãi mãi’ hay không?

Làm sao chúng ta biết ‘mãi mãi’ sẽ như thế nào? Dưới đây là 8 câu hỏi mà mỗi chú rể tương lai cần phải trả lời trước khi bước vào cuộc mạo hiểm mang tên gọi hôn nhân này.

1.    
Tại sao anh yêu em?
Câu hỏi này có thể gây nhiều bối rối với nhiều nguyên nhân, nếu chúng ta ở bên nhau là vì chúng ta yêu nhau! Đúng không? Nhưng, yêu có nghĩa là gì? Một người bạn nói với tôi định nghĩa tốt nhất    về tình yêu, đơn giản là ‘khả năng làm điều gì đó cho người khác’. Nếu định nghĩa này được cho là đúng, mọi việc sẽ dễ hiểu hơn. Bạn phải học cách từ bỏ những ý kiến của riêng mình, phải hy sinh, ngay cả nhiều khi điều này không dễ dàng và vui sướng gì: “Tôi không nói ra vì tôi yêu anh ấy, tôi chọn điều anh muốn vì tôi yêu anh, tôi không muốn là người xuất chúng vì tôi yêu anh, tôi sẽ không tiêu xài hoang phí vì tôi yêu anh ấy”, v.v… nhiều điều khác… Nói tóm lại, người quyết tâm yêu là người quyết tâm nỗ lực xây dựng một mối tương giao, ngay cả khi họ ‘không có cảm giác thích thú’ hay ‘không có một cảm giác gì’, người sẵn lòng đầu phục hoàn toàn và đón nhận cá nhân người khác trong khuôn khổ của họ, không chỉ là một phần hay một thời khắc nào đó thôi.

2.    
Anh có tiếp tục yêu khi cuộc sống đời thường trở nên nhàm chán không?
 
Khi đang hẹn hò bạn chỉ thấy nặng nề lúc phải xa nhau. Nhưng với thời gian, sống với nhau thường xuyên, những lo lắng và mệt mỏi chất chồng, những điều ta thường nói trở nên khó thực hiện “Anh vẫn mãi yêu em, em là người quan trọng nhất đối với anh, anh chỉ lưu tâm đến em thôi”. Việc diễn tả những tình cảm này là rất cần thiết, ngay cả khi ta phải cố gắng vượt bậc để thực hiện nó mỗi ngày. Nhưng tình yêu là sự  hy sinh. Với ý nghĩa đó, người chồng phải yêu và bộc lộ tình cảm đó với vợ mình. Như Thánh Jose Maria Escriva, và Mẹ Têrêsa Calcuta đã nói: “Tình yêu thật sự có giá trị của nó”. Vâng, đôi khi gặp khó khăn, nhưng tình yêu có phần thưởng của nó.

3.    
Anh sẽ ở bên em trong những giờ phút khó khăn nhất chứ?
Hôn nhân không phải là tuần trăng mật vĩnh hằng, và ‘thời gian khó khăn’ không chỉ là khi người bạn đời bệnh hoạn và chết đi. Nó ẩn chứa trong nhiều sự việc như công việc thường ngày, sự mệt mỏi sau một này làm lụng vất vả, tâm trạng không vui sau khi bàn cãi, kiệt sức vì thức khuya dậy sớm với con cái đau ốm… ngay cả trong nỗi đau không tả khi trải nghiệm cái chết của một người. Có thể kể ra đây nhiều điều, nhưng dễ hiểu là: sẽ có nhưng giờ khắc khó khăn, nặng nề. Thật là ấu trĩ nếu chúng ta nghĩ rằng khi yêu nhau thì mọi việc sẽ hoàn hảo. Thánh Phanxicô nói: “Lịch sự là chị của bác ái, nó dập tắt lòng thù hận và đốt lên lửa yêu mến”. Khi đối mặt với trường hợp bất lợi, một nụ cười, một câu nói “để em phụ anh” hay một cử chỉ nhỏ nhặt cũng trở nên một biểu hiện tình yêu cụ thể và lớn lao.

4.    
Anh muốn trở thành người cha như thế nào?
 
Trong thời gian hẹn hò, đề cập đến việc làm cha mẹ trong tương lai rất quan trọng. Không chỉ là muốn trở thành cha mẹ tốt, vì thật ra ai mà không muốn điều này. Bạn nghĩ gì về ‘cha mẹ tốt’? Bạn muốn dạy cho con cái giá trị nào? Bạn muốn dạy con theo khuôn phép kỷ luật nào? Vai trò của bạn như thế nào trong việc đưa con hội nhập với cuộc sống? Bạn có cố gắng để luôn hiện diện trong cuộc đời của con? Bạn sẽ sắp đặt ưu tiên cho những dự tính cá nhân và gia đình chứ? Đây là những vấn đề nên đặt ra và thảo luận trong thời gian hẹn hò tìm hiểu. Nếu bạn không biết, việc làm cha mẹ vẫn phải đến trong cuộc sống hôn nhân của bạn.

5.     
Anh có sẵn sàng xin lỗi nếu anh làm sai, cho dù việc đó không dễ dàng không?
Trong trường hợp này, ĐTC Phanxicô khuyên các cặp như sau:

“Trong cuộc sống, chúng ta sẽ có nhiều sai phạm, nhiều lầm lỗi… Chúng ta phải học cách nhận lỗi và xin lỗi. ‘Xin lỗi vì hôm nay anh đã lớn tiếng với em’, ‘Anh xin lỗi vì đi mà quên nói với em’, ‘Xin lỗi vì để em phải đợi’, ‘Anh xin lỗi vì tuần này đã không làm tròn trách nhiệm của mình’, ‘Xin lỗi vì đã nói quá nhiều mà không lắng nghe em nói’, ‘Anh xin lỗi, anh quên’, ‘Anh xin lỗi vì đã giận cá chém thớt’… Đây là cách giúp cho gia đình Công giáo tìm thấy hạnh phúc. Chúa Giêsu biết chúng ta quá rõ, Ngài đã dạy chúng ta một bí quyết: không bao giờ để một ngày qua đi mà còn giận nhau, không xin lỗi, không làm hòa với nhau, không đem lại sự bình an cho gia đình, con cái. Vợ chồng cãi nhau là thường, nhưng chúng ta phải làm một điều gì đó. Chúng ta có thể có chiến tranh… có thể giận dữ, có t hể có chén bay đĩa bay, nhưng làm ơn hãy nhớ điều này: đừng bao giờ để cuối ngày mà không làm hòa với nhau! Đừng bao giờ! Không bao giờ! Đó là bí quyết, một bí quyết để bảo vệ tình yêu và gìn giữ mái ấm gia đình luôn luôn hòa thuận”.

6.     
Anh có sẵn sàng kiên nhẫn chịu đựng em ngay khi cả em không thể chịu đựng chính mình không?
Có nhiều cách để hiểu câu hỏi này. Về mặt tình cảm, anh có đủ kiên nhẫn để chịu đựng em ngay khi cả em cũng không thể chịu nổi mình không? Khi mà em, vì một lý do nào đó, thất vọng, giận dữ, áp lực… Anh sẽ ở bên em bao nhiêu lần mà không đòi hỏi em phải đáp trả lại cho anh thứ gì khác? (Vì thực ra mà nói, em không có cái gì khác để trao đổi ngoài việc cố gắng vượt qua thời khắc khó khăn đó ). Về mặt kinh tế, nếu em bệnh, em thất nghiệp, nếu mọi việc không như em mong muốn, anh nghĩ anh có thể cung ứng một cuộc sống tạm đủ cho em và con không? Anh có thể làm việc nuôi cả nhà không? Điều này không có nghĩa là ta lên kế hoạch không làm việc hay cố tình bệnh hoạn… nhưng cuộc sống không lường trước được. Vậy thì, anh nghĩ anh có sẵn sàng thực hiện điều đó không?

7.     
Anh có thực sự nghĩ rằng chúng ta cần phải cưới nhau không?
 
Chúng ta nhiều khi nghe rằng, hôn nhân thật ra chỉ là một ‘tờ giấy’, một việc làm tiện lợi theo xã hội. Nó thực sự có ý nghĩa với anh không? Một loại thủ tục? Thật cần thiết để biết hôn nhân có ý nghĩa thế nào với một người, vì nó không chỉ là một tờ giấy chứng nhận. Nó là một sự tự nguyện, gia tăng giá trị của bí tích, con đường dẫn đến nên thánh, sự tận hiến hoàn toàn không thể thay đổi của hai người phối ngẫu, là những người quyết định trở nên căn bản và gốc rễ của một gia đình. Việc này không thể tìm thấy được chỉ trong một ‘tờ giấy’, nhưng cái hợp đồng hợp pháp đó đại diện cho một ‘trang’ lớn hơn nhiều; nó biểu trưng cho thỏa hiệp hoàn toàn tự nguyện dâng hiến và chấp nhận giữa hai người. Thánh Gioan Phaolô II nói rằng: “Ai không quyết định yêu thương suốt đời thì sẽ khó nhận ra một tình yêu thương chân thật dù chỉ một ngày”. Tại sao? Vì ‘yêu thương mãi mãi’ được xây dựng bằng những ‘yêu thương hiện tại’. Chúng ta phải trung thành trong những việc nhỏ, dần dần từng ngày một, chúng ta sẽ trung thành trong việc lớn hơn.

8.     
Anh sẽ cầu nguyện cho em chứ?
Chúng ta có yêu người bạn đời như yêu Chúa không? Tình yêu này không trái ngược nhau: càng yêu Chúa chúng ta càng có thể yêu người khác nhiều hơn; càng giữ cam kết với Chúa chúng ta càng quý trọng và chăm sóc người khác tốt hơn. Thiên Chúa dạy chúng ta TÌNH YÊU, Ngài dạy chúng ta về sự dâng hiến, khiêm tốn, quảng đại và kiên nhẫn… Vì thế, để nuôi dưỡng tình yêu trong thời gian hẹn hò và trong hôn nhân, bước đầu tiên là phải luôn luôn phát triển tương quan với Thiên Chúa, cầu nguyện cho người kia để cả hai cùng bước trên con đường đến với Chúa. Sự đạo hạnh của người kia là một phần trách nhiệm của bạn trong đời sống hôn nhân.

Cảnh báo sau cùng!

Không ai có thể từ đầu mà chạy thẳng tới đích không qua học tập trước đó. Những buổi hò hẹn chính là thời gian tập luyện. Có thể có người khi đọc những điều này sẽ nói: “Khó như thế này thì ai còn muốn cưới làm chi?” Vâng, điều này không phải để chúng ta e ngại đời sống hôn nhân; nhưng để những ai muốn bước vào đời hôn nhân biết rằng mọi việc không dễ dàng, tất cả không phải là màu hồng, nhưng nó sẽ trở nên tuyệt diệu. Những cặp biết trước điều này sẽ có hạnh phúc, họ sẽ không sợ hãi khi gặp khó khăn trong cuộc sống hôn nhân.

(8 Questions That Every Good Boyfriend Should Be Able To Answer)

Maria Belen Andrada
Jos. Nguyễn Hùng Cường chuyển ngữ 


Bảy kỹ năng sống tuyệt vời có được khi lớn lên trong một gia đình đông anh chị em (26/4/2024)

Từ Hồi giáo đến với Đức ki tô: việc cải đạo đã đưa đến bí tích thánh thể (23/4/2024)

2024: Năm Đức Mẹ ban tràn đầy hy vọng (5/2/2024)

ĐGM Barron: Tuyên ngôn mới của Vatican khẳng định giáo huấn vượt thời gian của Giáo hội về hôn nhân (26/12/2023)

Phụ Huynh của Tuổi Teen (27/11/2023)

Sức mạnh của từ ngữ (10/11/2023)

Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được (27/10/2023)

Trẻ cảm thấy thế nào khi cha mẹ cãi nhau? (19/10/2023)

Trẻ em cảm thấy thế nào khi chúng ta than phiền về chúng ngay trước mặt chúng (15/9/2023)

Giáo dục: Chuyện của con tim (31/8/2023)

Khủng hoảng trong hôn nhân sẽ qua đi, như Đông tàn rồi Xuân tới (23/1/2016)

9 cách cải thiện mối quan hệ của bạn trong năm mới (12/1/2016)

56 cách sống nhân từ trong Năm Thánh Lòng Thương Xót (24/12/2015)

5 điều khiến bạn hối tiếc nhất về sự nghiệp của mình (12/12/2015)

Năng lực của xúc giác (1/12/2015)

7 hoóc môn quan trọng trong cơ thể (16/11/2015)

Kỳ Thị (6/11/2015)

Mưa dầm thấm đất (29/10/2015)

Phải chăng chúng ta biết lắng nghe và chấp nhận nhau? (20/10/2015)

Viết cho Trang Tin tôi yêu! (18/10/2015)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn