Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
Năng lực của xúc giác
 
Con người có nhiều cách để giao tiếp với nhau. Hầu hết chúng ta sử dụng lời nói. Một số người giao tiếp bằng đọc và viết. Nhưng còn có một cách tiếp cận khác nữa. Mà hầu như ít ai nghĩ đến! Đó là tiếp cận bằng xúc giác. Mỗi ngày bạn đụng chạm bao nhiêu người? Bạn có bắt tay người khác không? Bạn có vòng tay qua vai một người bạn của mình không? Có hôn con cái không?

Đụng chạm thể lý rất quan trọng đối với con người. Đó là cách truyền đạt tình cảm không dùng ngôn ngữ lời nói. Nó có ảnh hưởng rất lớn trong cuộc sống của chúng ta. Nó có thể giúp chúng ta khỏe mạnh hơn. Hôm nay, chúng ta sẽ nói về năng lực của xúc giác, đặt biệt là trong việc chữa trị.

Có nhiều hình thức đụng chạm. Nếu tiễn một người bạn đi xa, bạn có thể vòng tay ôm anh ấy, hoặc ngay cả trao cho cô ấy một cái hôn. Tiếp xúc bằng đụng chạm cũng có khi rất đơn giản – một cái vỗ nhẹ sau lưng, một cái xiết tay âm thầm. Hoặc nó có thể nồng nàn hơn, như cái ôm của ba mẹ dành cho con cái, hay là người chồng xoa bóp bàn chân vợ mình.

Mỗi nền văn hóa có một cách sử dụng sự tiếp xúc với ý nghĩa khác nhau. Thí dụ, đàn ông nắm tay nhau ở Ả Rập Saudi là bình thường. Nhưng ở Hoa Kỳ, thì việc này là bất thường! Tại đất nước Nhật Bản, khom mình cúi đầu thay cho sự tiếp xúc trong chào hỏi. Ở Ý Đại Lợi, Pháp quốc, và Á Căn Đình người ta hôn trên má khi gặp nhau, và với Anh quốc thì bắt tay là tốt nhất. Tất cả mọi người đều cảm nhận sự liên kết với bạn bè và người thân thông qua một hình thức đụng chạm nào đó. Nó là một cử chỉ hành vi của con người.

Chúng ta biết rằng con người cần thức ăn, nước uống và không khi để sống. Nhưng bạn có biết rằng con người cũng cần sự đụng chạm thể chất không? Điều này đặc biệt đúng đối với trẻ sơ sinh. Trẻ sinh non có nguy cơ về sức khỏe rất cao. Nhưng nếu được bố mẹ ôm ấp, chúng lại khỏe mạnh hơn rất nhiều. Một nghiên cứu được tiến hành trên trẻ sơ sinh nhiễm HIV. Những đứa bé được ôm ấp và đụng chạm thường xuyên thì tăng cân nhanh và ít khóc. Thật ra, tất cả những trẻ em nhận được sự yêu thương âu yếm nhiều đều phát triển nhanh và học giỏi hơn. Chúng hạnh phúc và tăng trưởng hơn chỉ số bình thường.

Đã có những nghiên cứu cho thấy ngay cả người lớn cũng cần nhiều sự tiếp xúc tích cực. Giao tiếp bằng sự chăm sóc mang lại một ý nghĩa an toàn và thoải mái. Người được tiếp xúc thể chất nhiều, sống lâu hơn và làm việc tốt hơn. Họ ít bị bệnh và có tương giao tốt với người khác nhiều hơn.

Có rất nhiều bác sĩ dùng xúc giác để chữa trị. Và có cả một phương pháp điều trị và củng cố cơ thể chỉ bằng dụng chạm thể chất. Phương pháp này được gọi là điều trị bằng mát xa. Điều trị bằng mát xa dựa trên hành động con người làm tự nhiên khi bị đau: xoa bóp. Nếu bạn bị đụng đầu vô cửa, bạn sẽ xoa chỗ bị đụng. Nếu một đứa bé bị đau, bạn sẽ xoa vào chỗ đau cho nó cảm thấy đỡ hơn. Chuyên viên mát xa được học hỏi về những cơ quan trên cơ thể con người. Họ sẽ dùng bàn tay di chuyển trên nhưng phần thân thể bị đau để chữa trị.

Mát xa đã được sử dụng ở Trung Hoa  trên 3.000 năm nay. Nó cũng được sử dụng bởi nhiều người ở các nơi khác nhau trong thế giới cổ đại – như Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp và Ba Tư. Khoa học về mát xa đã phát triển từ thời đó. Cách đây khoảng 200 năm một bác sĩ người Thụy Điển đã phát triển một phương pháp mát xa mới, được sử dụng rộng rãi ở các nước phương Tây. Nhưng các hình thức mát xa ở phương Đông và phương Tây cũng có ảnh hưởng lẫn nhau. Bây giờ ở khắp nơi trên thế giới người ta đều dùng cả hai phương pháp này.

Người ta thấy có nhiều kết quả tốt khi sử dụng mát xa để chữa bệnh. Mát xa tác dụng cao trong bệnh hạ huyết áp và giảm đau cho cơ thể. Nó giúp gia tăng việc lưu thông máu trong thân thể làm cho cơ thể mạnh hơn. Ngày nay, nhiều người trong các cuộc thi thể thao cũng sử dụng mát xa. Mát xa là một phương thức tốt để chữa lành các tổn thương. Nó cũng giúp ngăn ngừa các thương tổn trong thi đấu các môn thể thao.

Mát xa không thể giải quyết hết tất cả những vấn đề về sức khỏe của bạn, vì thế bạn vẫn phải đi khám bác sĩ. Mát xa chỉ là một phương thuốc bổ sung mà thôi. Điều này có nghĩa là, nó chỉ giúp thêm vào chứ không thể thay thế bác sĩ hay các trung tâm chăm sóc sức khỏe được.

Con người cũng đã biết về năng lực của xúc giác từ lâu. Ý tưởng này có trong Kinh Thánh Kitô giáo. Có nhiều câu chuyện về việc Đức Giêsu chữa lành bệnh tật và Ngài thường sử dụng bằng cách đụng chạm. Ngài đụng chạm vào những người mà không ai dám tiếp xúc. Đặc biệt rõ ràng nhất trong việc chữa cho người đàn ông bị cùi, một căn bệnh nặng về da liễu. Vào thời đó, những người bệnh cùi phải sống cách ly với người khỏe mạnh. Và theo luật thì không ai được đụng vào họ. Người ta sợ bị lây nhiễm căn bệnh này.

Khi Chúa Giêsu đến một ngôi làng nọ, có một anh cùi đi ngang qua. Thấy Đức Giêsu, anh ta liền sấp mặt xuống đất. Anh nài xin: “Lạy Chúa, nếu Ngài muốn xin cho tôi được lành”. Chúa Giêsu bước đến và chạm vào anh. Ngài phán: “Tôi muốn anh được sạch”. Và ngay lập tức, bệnh cùi của anh được khỏi hẵn.

Những người nghiên cứu Kinh Thánh cho rằng sự đụng chạm này quan trọng vì không ai dám tiếp cận với người đàn ông này. Chúa Giêsu cho thấy người này đã được chữa lành thật sự. Anh ta hoàn toàn hết bệnh. Đức Giêsu đã chữa nhiều người bằng cách này. Ngài cũng chữa cho những người bệnh tim và tâm thần. Con người không có năng lực để chữa bệnh một cách phi thường bằng đụng chạm như thế này. Nhưng Chúa Giêsu đã cho ta thấy sự tiếp xúc là cần thiết với tất cả mọi người.

Đụng chạm thể lý mang lại một tác động lớn trên cơ thể con người. Việc tiếp cận này có thể chữa lành những thương tổn trong tâm trí và tình cảm của con người. Chúng ta cảm thấy tốt hơn nhiều khi hằng ngày được ngồi bên cha mẹ, con cái và trải nghiệm việc gần gũi thể lý. Nó có thể giúp chúng ta vững mạnh hơn. Các bác sĩ dùng việc đụng chạm để chữa bệnh. Nhưng bạn, bạn cũng có thể đụng chạm đến người khác. Không cần phải qua một khóa huấn luyện đặc biệt nào cả, bạn chỉ cần biểu lộ tình yêu thương qua việc tiếp xúc đó. Chỉ với một sự tiếp cận đơn giản, một cái ôm, một nụ hôn, hay một cái xiết tay… bạn đã có thể làm cho người khác cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều rồi.

Power of touch (Theo spotlightenglish)
Cành Dương chuyển ngữ


Từ Hồi giáo đến với Đức ki tô: việc cải đạo đã đưa đến bí tích thánh thể (23/4/2024)

2024: Năm Đức Mẹ ban tràn đầy hy vọng (5/2/2024)

ĐGM Barron: Tuyên ngôn mới của Vatican khẳng định giáo huấn vượt thời gian của Giáo hội về hôn nhân (26/12/2023)

Phụ Huynh của Tuổi Teen (27/11/2023)

Sức mạnh của từ ngữ (10/11/2023)

Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được (27/10/2023)

Trẻ cảm thấy thế nào khi cha mẹ cãi nhau? (19/10/2023)

Trẻ em cảm thấy thế nào khi chúng ta than phiền về chúng ngay trước mặt chúng (15/9/2023)

Giáo dục: Chuyện của con tim (31/8/2023)

Nói gì khi con không muốn tham dự Thánh Lễ (3/8/2023)

7 hoóc môn quan trọng trong cơ thể (16/11/2015)

Kỳ Thị (6/11/2015)

Mưa dầm thấm đất (29/10/2015)

Phải chăng chúng ta biết lắng nghe và chấp nhận nhau? (20/10/2015)

Viết cho Trang Tin tôi yêu! (18/10/2015)

Hãy dành nhiều thời gian hơn cho gia đình (10/10/2015)

Những vật nguy hại trẻ thường nuốt phải (1/10/2015)

11 “mẹo” khoa học để thuyết phục người khác (24/9/2015)

"Làm ơn, đừng giúp đỡ con tôi" (12/9/2015)

Ngọn Đèn Lòng (27/8/2015)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn