Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
Văn phòng Giáo dân và Gia đình
thuộc LIÊN HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC Á CHÂU
 
Hội nghị Giám mục đặc trách Tông đồ Giáo dân (BILA) lần thứ II
về Gia đình Các Gia đình ở Á châu - phục vụ và được phục vụ
 
Tổng giáo phận Kuala Lumpur, Malaysia
20-24 tháng Tư 2013
  
TUYÊN BỐ CHUNG KẾT
 
 
Dẫn nhập

1. Chúng tôi, những tham dự viên của Hội nghị các Giám mục đặc trách Tông đồ Giáo dân (BILA) lần thứ II về Gia đình, xin tạ ơn Thiên Chúa Toàn năng vì đã thiết định Hôn nhân và Gia đình và nguyện xin Người tiếp tục tuôn đổ phúc lành trên các gia đình chúng ta. Hội nghị BILA II về Gia đình này suy tư về  các thực tại và những thách đố các gia đình Á châu  ngày nay đang phải đương đầu trong bối cảnh rất đa dạng của các nước chúng tôi.

2. Các đại biểu và thuyết trình viên và ban tổ chức đến từ 17 quốc gia[1], trong đó gồm cả 11 đức giám mục, đã gặp gỡ nhau tại Trung tâm Mục vụ  thuộc Tổng giáo phận  Kuala Lumpur ở Tây Malaysia từ ngày 20 đến 24 tháng Tư 2013. Được đồng tổ chức bởi Văn phòng Giáo dân và Gia đình thuộc LHĐGMAC và Ủy ban Gia đình thuộc Tổng giáo phận Kuala Lumpur, chúng tôi đã được tiếp đón một cách hết sức ân cần và hào phóng bởi các vị chủ nhà Malaysia.

3. Hội nghị BILA I về Gia đình đã được tổ chức tại Thái lan từ ngày 11 đến 16 tháng Sáu 2007 liền sau Hội nghị Khoáng đại LHĐGMAC năm 2006 tại Hàn quốc, vốn qui hướng về chủ đề Gia đình. Cuộc gặp gỡ đầu tiên này đã thảo luận về đề tài rất thiết yếu: “ Đường lối / Phương pháp để đối phó với những Thách đố trong công tác Chăm sóc Mục vụ các Gia đình trong Thế kỷ 21”.

4. Trong Hội nghị BILA II về Gia đình lần này, chúng tôi chú trọng đến sứ mệnh của gia đình như là Giáo hội tại gia - sứ mệnh được thực hiện ngay trong chính mỗi gia đình và hướng về thế giới.

Ánh sáng

5. Cùng chia sẻ những thực tế chung về gia đình và hoàn cảnh, chúng tôi cảm thấy rất được khích lệ bởi nhiều ánh sáng và ân sủng nhận được trong thời buổi này. Chúng tôi thực sự biết ơn tất cả những gia đình  nào đã can đảm và trung tín sống sứ mệnh của mình làm trường học của đức tin và tình yêu, làm những nhà giáo dục đầu tiên cho con cái mình cũng như biết ý thức về trách nhiệm của mình là biến đổi xã hội. Một số lãnh vực có sự phát triển tích cực như:

1) Giáo huấn Hội thánh về Bí tích Hôn phối và về Tính dục nhân bản đã được phổ biến rộng rãi hơn.

2) Ngày càng có nhiều các Ủy ban Tông đồ Gia đình và những đoàn thể lo Mục vụ Gia đình ở các cấp quốc gia, giáo phận và giáo xứ.

3) Người ta ngày càng có ý thức nhiều hơn về tầm quan trọng của hôn nhân và gia đình cũng như ảnh hưởng của hôn nhân và gia đình đối với xã hội.

4) Gia tăng, cả về số lượng và phẩm chất, những Cộng đoàn Kitô nhỏ (Small Christian Communities – SCC) hoặc những Cộng đoàn Giáo hội Cơ bản (Basic Ecclesial Communities - BEC), chúng vốn mang lại một ‘mái ấm cho mỗi người’, tức là nơi chốn để các gia đình quy tụ lại với nhau, cùng nhau chia sẻ đức tin, niềm vui và nỗi buồn, và đón nhận được nhiều ủi an nâng đỡ của nhau.

5) Các Phong trào thuộc Giáo hội về gia đình đang có một vai trò hữu hiệu trong việc huấn luyện đức tin và biến đổi các gia đình.

6) Ngày càng có nhiều người dấn thân ủng hộ các chính sách phò gia đình, cũng như san bằng những cách biệt qua việc nâng đỡ và trợ giúp các gia đình.

7) Những sáng kiến của các gia đình quy tụ nhau lại thành cộng đoàn để liên đới và nâng đỡ những gia đình khác.

8) Quan tâm nhiều hơn đến việc huấn luyện những người tham gia Mục vụ Gia đình một cách chuyên môn và có hệ thống hơn.

9) Nhiều dịch vụ và chương trình hỗ trợ nhằm giúp đỡ và giáo dục các gia đình trong Giáo hội và Xã hội.

10) Gia tăng việc sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng / xã hội phục vụ các gia đình.

11) Chính quyền và Xã hội dân sự càng ngày càng ý thức hơn về nhu cầu cần có một sự quân bình giữa lao động và đời sống.

Bóng tối

6. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều bóng tối và trở ngại. Một số trong những điều chúng tôi đã thảo luận là :

1) Mục vụ gia đình ở cấp giáo xứ và giáo phận vẫn còn chưa được khai triển đúng mức và thường thể hiện qua những chương trình, sự kiện và hoạt động còn rời rạc và manh mún.

2) Thiếu sự liên kết giữa các Phong trào Giáo hội về gia đình, những Cộng đoàn Kitô nhỏ, các loại mục vụ trong giáo xứ dưới ánh sáng của tầm nhìn và giáo huấn của Hội thánh.

3) Tình trạng phổ biến là rất nhiều người không hiểu biết về Bí tích Hôn phối như là bí tích phục vụ cho sự hiệp thông và trao ban ân sủng và ân huệ bí tích.

4) Khuynh hướng coi các gia đình như đối tượng cần được chăm sóc mục vụ hơn là những tác nhân của công cuộc Tân Phúc âm hóa.

5) Thiếu sự trợ giúp các gia đình đào sâu linh đạo Hiệp thông và sống như những chứng tá cho sự Hòa giải.

6) Tình trạng gia tăng những phim ảnh khiêu dâm như một kỹ nghệ giải trí và gia tăng hành động biến tình dục thành một thứ vật thể và hàng hóa, đã gây tác hại cho hôn nhân và ngầm phá hoại phẩm giá con người.

7) Ngày càng có nhiều người trẻ muốn trì hoãn kết hôn và có thêm nhiều người sống độc thân vì nghèo khó hoặc không muốn dấn thân vào một mối quan hệ bền lâu. 

8) Chưa sử dụng một cách tích cực phương tiện truyền thông đại chúng cho đủ để phản công lại những ảnh hưởng tiêu cực từ các phương tiện truyền thông này.

9) Các gia đình, mà cả cha lẫn mẹ đều phải làm việc lâu giờ bên ngoài, gặp phải những khó khăn nghiêm trọng trong việc thông truyền những giá trị sống, nhất là trong thời đại đầy thách thức ngày nay.

10) Ngày càng gia tăng nạn ly dị và luật pháp của nhiều quốc gia ủng hộ các cuộc hôn nhân đồng tính.

11) Tệ nạn phá thai, an tử và nền văn hóa sự chết.

12)  Sự dấy lên não trạng ngừa thai, trong đó sự sống không được xem như một phúc lành mà chỉ như một gánh nặng và một nguy cơ cần phải chống lại để tự bảo vệ mình.

13) Tại quê nhà của những người lao động di cư hoặc những người giúp việc nhà gốc ngoại quốc, các gia đình thường thiếu các phương tiện thiết yếu để sống, như lương thực, việc làm, nhà ở, thuốc men, giáo dục  và những quyền tự do cơ bản nhất. Hoàn cảnh này lại càng làm gia tăng hiện tượng di dân và phân tán gia đình, khiến cho : trẻ em lớn lên trong hoàn cảnh thiếu cha, mẹ, hoặc người lớn thân nhân trong đại gia đình này để thông truyền cho chúng đức tin và các giá trị sống.

Khuyến nghị

7. Dưới ánh sáng của tất cả những thách đố này, chúng tôi nhận thấy có một nhu cầu khẩn thiết phải hợp tác và làm việc một cách có hệ thống hơn nữa để “nâng đỡ, soi sáng và hỗ trợ các gia đình” ngang qua các việc Tông đồ và Mục vụ Gia đình.

1) Chúng tôi khẩn khoản xin tất cả những ai đang thực hiện các chương trình về hôn nhân và gia đình; các ủy ban / văn phòng giới trẻ, phụ nữ, gia đình và phát triển nhân bản hãy cùng cộng tác với những Cộng đoàn Kitô nhỏ và những Phong trào Giáo hội hãy chia sẻ và phát huy tầm nhìn đức tin mục vụ chung và hiểu biết bối cảnh và tầm nhìn thế giới về các gia đình, hầu làm sinh động và nâng đỡ toàn thể các gia đình một cách hữu hiệu hơn và toàn diện hơn.

2) Trong bối cảnh của sự tương liên và tương thuộc của thời hiện đại, chúng tôi khẩn khoản xin tất cả những ai đang tham gia Mục vụ gia đình hãy hợp tác và kết nối mạng một cách hữu hiệu hơn với các cơ quan của Chính phủ và Xã hội dân sự, và những tổ chức đặt nền tảng trên đức tin cùng làm việc phục vụ cho gia đình.

3) Chúng tôi hết sức khuyến khích tất cả những ai đang phục vụ các gia đình hãy để mình được hướng dẫn và cảm hứng về đường lối và mục vụ bởi giáo huấn của Hội thánh, đặc biệt là ‘Tông Huấn về Gia Đình’ (Familiaris Consortio) (1981) và sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo.

4) Chúng tôi cổ võ tất cả những ai làm việc Mục vụ Gia đình (giáo sỹ, tu sĩ và giáo dân) hãy nhìn nhận gia đình như những tác nhân chủ động và đồng sáng tạo của tình yêu và sự phục vụ, với tiềm năng Phúc âm hóa và nuôi dưỡng ơn gọi.

5) Vì gia đình phải đóng vai trò lớn hơn trong sứ mệnh Tân Phúc âm hóa vốn là vấn đề khẩn trương, chúng tôi ân cần khuyến nghị cần phải dành  ưu tiên cho việc chuẩn bị và củng cố các gia đình, để gia đình trở nên những “chủ thể sáng tạo của công cuộc Phúc âm hóa” (Diễn từ của Đức Gioan-Phaolô II nói tại Thượng Hội đồng Giám mục năm 1980).

6) Ước mong những ai tham gia Mục vụ Gia đình tự coi mình như những người bảo vệ sự sống và khi cần chúng ta bảo vệ sự sống con người, từ khi thụ thai đến khi chết.

7) Ước mong các việc Mục vụ Gia đình của chúng ta hướng cách đặc biệt đến việc chăm sóc các gia đình đang bị tổn thương, những gia đình nghèo khổ và sống ngoài lề xã hội, đang phải vất vả với những nhu cầu hằng ngày.

8) Các nước đang sử dụng những công nhân di cư có thể chăm sóc tốt hơn nữa những nhu cầu và phẩm giá của những cộng đồng di dân, cũng như xác định rõ hơn những tình cảnh bóc lột người di dân. Trong khi chăm sóc mục vụ cho người di dân, chúng ta cần phải xét đến việc bênh vực quyền lợi cho họ được có một gia đình và được sống với gia đình của họ. Các Chính phủ và Giáo hội cần phải  thừa nhận rằng sự chia cách gia đình thì đối nghịch với thiện hảo của nhân vị  và xã hội, và có ảnh hưởng tiêu cực đối với hiệu suất làm việc. 

Kết luận

8. Chúng tôi muốn bảo đảm với các gia đình và đặc biệt với các bậc cha mẹ rằng họ có thể tin cậy vào ân sủng của cuộc hôn phối của họ, và họ có một vai trò bất khả thay thế là phát triển những môn đệ yêu dấu của Chúa Kitô, mà không một định chế hoặc trường học hay cơ quan nào khác có thể chu toàn được. Chúng tôi khuyến khích các bậc cha mẹ phải dành nhiều thời gian hơn để sống với gia đình, khả dĩ làm cho toàn thể gia đình có thể phát triển đến mức trưởng thành về nhân bản và đức tin Kitô giáo dựa trên nền tảng Lời Chúa (FC2).

9. Gia đình Công giáo tại Á châu đang được mời gọi sống một Linh đạo Hiệp thông sâu xa hơn. Trên nền tảng Hiệp thông của Ba Ngôi Thiên Chúa Chí Thánh, Gia đình được mời gọi sống sự hiệp thông của  mình, trong Đức Giêsu Kitô cùng với Chúa Thánh Thần hướng tới Đức Chúa Cha.

10. Gia đình Công giáo tại Á châu cũng được mời gọi  trở nên là chủ thể của công cuộc Tân Phúc âm hóa để thông truyền đức tin.

11. Chúng tôi cảm thấy hứng khởi và gia tăng sức lực để rồi trở về với nhiệm vụ và tổ chức của mình, để cùng hợp tác với nhau làm việc một cách kiên quyết hơn; để nghiên cứu sâu rộng hơn các bối cảnh của chúng ta và nhu cầu của các gia đình chúng ta. Chúng tôi được thúc bách  ra đi đến với tất cả các gia đình, và không chỉ phục vụ  những gia đình nào đến với chúng tôi mà thôi. Sứ vụ của chúng tôi phải đem chúng tôi tới gần Chúa Kitô hơn và đến với những gia đình chúng tôi phục vụ.

12. Chúng tôi đặc biệt cám ơn vị chủ nhà đã đón tiếp chúng tôi, Đức Tổng Giám mục Tổng giáo phận Kuala Lumpur, Murphy Pakiam, và nhóm cộng sự viên của ngài trong Ủy ban Gia đình, và Văn phòng Giáo dân và Gia đình thuộc LHĐGMAC và các ân nhân. Chúng tôi chân thành tri ân vì được sống kinh nghiệm hiệp thông và bầu khí gia đình trong những ngày Hội nghị BILA II về Gia Đình vừa qua. Nguyện xin Đức Mẹ Maria Mẹ chúng ta tiếp tục hướng dẫn các Giáo hội tại Á châu xây dựng các gia đình và cộng đoàn hằng biết yêu mến và phục vụ.
 

Bản dịch của UBMVGĐ/HĐGMVN

 

[1] Bangladesh, Hong Kong, Ấn độ, Indonesia, Nhật bản,  Hàn quốc,  Malaysia, Myanmar, Nepal, Pakistan, Phi Luật Tân,  Singapore, Sri Lanka,  Đài loan, Thai lan,  Đông Timor và  Vietnam.

 
FABC Office of Laity and Family
 
BILA II on Family
Families in Asia, serving and being served
 
Archdiocese of Kuala Lumpur, Malaysia
20-24 April 2013
 
Final Statement
 
Introduction
1. We, the participants of the second Bishops’ Institute for the Lay Apostolate (BILA II) on Family,
wish to thank Almighty God for the institution of marriage and Family and ask His continued
blessings on our families. This BILA II on Family reflected on the realities and the challenges
facing families in Asia today in the context of our very diverse countries.
2. Delegates and resource persons from 17 countries1 including eleven bishops met at the
Archdiocesan Pastoral Centre of Kuala Lumpur Archdiocese in West Malaysia from 20th to 24th
April 2013. Co-organised by the FABC Office of Laity & Family and the Archdiocese of Kuala
Lumpur, Family Life Commission, we enjoyed the gracious hospitality of our Malaysian hosts.
3. The first BILA on Family was held in Thailand from 11th to 16th June, 2007 following the FABC
Plenary Assembly in 2006 in Korea which had as its focus, the Family. The first meeting discussed
the urgently needed “Avenues/Approaches to respond to Challenges in Pastoral Care to Families
in the 21st Century”
4. In this second BILA on Family we have focused our attention on the mission of the family as the
Domestic Church; the mission within the family itself and towards the world.
 
Lights
5. Sharing the realities of our families and situations, we were very encouraged by the many lights
and graces we have received in these times. We are truly grateful to all those families who have
courageously and faithfully lived their mission to be schools of faith and love, first educators of
their children as well as being aware of their responsibility to transform society. Some areas of
positive development are:
1) A more widespread availability of the teachings of the Church on marriage as a Sacrament,
and on human Sexuality.
2) The presence of Family Commissions and Family Ministry groups at the national, diocesan
and parish levels.
3) A greater awareness of the importance of family and marriage and their impact on society.
4) An increase in the number and quality of Small Christian Communities or Basic Ecclesial
Communities which have provided a ‘home for everyone’ where families gather, share faith,
joys and sorrows and receive much consolation.
5) Ecclesial movements for families which are playing an effective role in the faith formation
and transformation of families.
6) An increased engagement in advocating for pro-family policies, as well as addressing gaps in
family support and assistance.
1 Bangladesh, Hong Kong, India, Indonesia, Japan, Korea, Malaysia, Myanmar, Nepal, Pakistan, Philippines,
Singapore, Sri Lanka, Taiwan, Thailand, Timor-Leste, Vietnam.
7) The initiatives taken by families to gather in communities to reach out to others in solidarity.
8) Greater emphasis on a more systematic and professional training for those in Family
ministry.
9) Many services and outreach programmes to assist and educate families in church and in
society.
10) Increased use of social / mass media as a means of reaching out to families.
11) Increased awareness of the need for work-life balance across Governments and Civil Society.
 
Shadows
6. However, many shadows and drawbacks remain. Some of those we discussed were:
1) Family ministry at parish and diocesan levels remains under-developed and often isolated
and fragmented into programmes, events and activities.
2) A lack of integration among family ecclesial movements, small Christian communities, parish
ministries in the light of a vision and Church teachings.
3) Widespread ignorance of the Sacrament of Matrimony as a Sacrament at the service of
communion and the grace and gift of the sacrament.
4) The tendency to treat families as objects of care rather than agents of the new
evangelization.
5) Insufficient help to families to deepen their spirituality of communion and to live as
witnesses to reconciliation.
6) A rise of pornography as an entertainment industry and the increased objectification and
commodification of sex which wrecks marriages and undermines human dignity.
7) An increase in the number of young people delaying marriage and more people remaining
unmarried due to poverty or an unwillingness to commit to a long term relationship.
8) Insufficient positive use of mass media to counter their negative influences.
9) Families where both parents work long hours face serious difficulties in the transmission of
values especially in these very challenging times.
10) The growing number of divorces and legislation in favour of same-sex marriages.
11) The scourge of abortion, euthanasia and culture of death.
12) The emergence of a contraceptive mentality where life is perceived not as a blessing, but as
a burden and danger against which we need to protect ourselves.
13) In the home countries of migrant workers or foreign domestic workers, families often lack
the means necessary for survival, such as food, work, housing, medicine, education and
other most elementary freedoms. This gives rise to migration of family members and splits
up families resulting in: children growing up without parents and who have to depend on the
extended family to transmit faith and values.
 
Recommendations
7.In the light of all these challenges, we recognise that there is an urgent need to work more
collaboratively and systematically to “support, illuminate & assist families” through our Family
Apostolates and Ministries.
1) We urge all those providing marriage and family programmes; youth, women, family and
human development commissions / desks to work together with the Small Christian
Communities and Ecclesial movements to share and strengthen their common pastoral faith
vision and to understand the context and world view of families in order to animate and
support whole families more effectively and more holistically.
2) In today’s context of interrelatedness and interdependence we urge all those in family
ministry to collaborate and network more effectively with government and civil society
agencies, and faith based organizations which work for the family.
3) We strongly encourage all those working for the family to be guided and inspired in their
approaches and ministries by the Church’s teaching especially contained in ‘Familiaris
Consortio’(1981) and the Catechism of the Catholic Church (CCC).
4) We exhort that all those who work in Family ministry (clergy, religious and laity) to recognise
the family as active and co-creative agents of love and service, with the potential to
evangelize and nurture vocations.
5) As families are to play a greater role in the mission of New Evangelization which is a matter
of urgency, we recommend that priority be given to preparing and empowering them to
become “creative subjects of evangelization” (1980 JPII address to Synod of Bishops).
6) That those in Family ministry see themselves as defenders of life and where needed,
advocate for life from conception to death.
7) That our family ministries take special care of those hurting families, the poor and
marginalised families struggling with daily needs.
8) Countries employing migrant workers can do better to look after the needs and dignity of
migrant communities, as well as to highlight conditions that exploit migrants. While
providing pastoral care for migrants we should consider advocating for the rights of migrants
to have a family and to remain with their families. Governments and churches need to
acknowledge that the separation of families works against the good of the human person
and society and negatively impacts job performance.
 
Conclusion
8. We want to assure families and especially parents that they can be confident of the grace of
their marriage and can play their irreplaceable role in developing loving disciples for Christ which
no other institution or school or agency can achieve. We encourage parents to spend more time
together as families in ways that will enable the whole family to grow to full human and
Christian maturity founded on the Word of God. (FC2)
9. The Catholic Family in Asia is being called to a deeper Spirituality of Communion which is
founded on the three persons of the Blessed Trinity. Hence, the Christian Family should live out
their life of Communion in Jesus Christ in Union with the Holy Spirit, towards the Father.
10. The Catholic Family in Asia is also called to become agent of the New Evangelization for the
transmission of faith.
11. We are inspired and energised to return to our ministries and organisations to work
collaboratively and with more determination; to study our contexts and the needs of our
families. We are challenged to go out to all families and not to serve only those who come to us.
Our ministry should bring us closer to Christ and to the families we serve.
12. We would like to thank especially our host, Archbishop Murphy Pakiam of the Archdiocese of
Kuala Lumpur and his team in the Family Life Commission. Thanks also to the FABC Office of
Laity and Family and our benefactors. We are truly grateful for this experience of community
and family during this BILA II on Family and ask Mary our Mother to continue to guide the
churches in Asia to build up loving and serving families and communities.


Lịch sinh hoạt Cộng đoàn Tháng Năm - 2024 (8/5/2024)

Lịch sinh hoạt Cộng Đoàn Tháng Tư - 2024 (4/4/2024)

Lịch sinh hoạt Cộng Đoàn Tháng Ba - 2024 (4/3/2024)

Lịch sinh hoạt Cộng Đoàn Tháng Hai - 2024 (31/1/2024)

Lịch sinh hoạt Cộng Đoàn Tháng Một - 2024 (3/1/2024)

Lịch sinh hoạt Cộng Đoàn Tháng Mười Hai - 2023 (6/12/2023)

Lịch sinh hoạt Cộng Đoàn Tháng Mười Một - 2023 (31/10/2023)

Lịch sinh hoạt Cộng Đoàn Tháng Mười - 2023 (4/10/2023)

Lịch sinh hoạt Cộng Đoàn Tháng Chín - 2023 (7/9/2023)

Lịch sinh hoạt Cộng Đoàn Tháng Tám - 2023 (2/8/2023)

Lịch sinh hoạt Cộng Đoàn tháng 05 - 2013 (8/5/2013)

Lịch sinh hoạt Cộng Đoàn tháng 04-2013 (3/4/2013)

Thế Giới Nhìn Từ Vatican 08/03 - 14/03/2013 - Phép lành Urbi et Orbi của Đức Tân Giáo Hoàng (15/3/2013)

Lịch Cộng Đoàn tháng 03-2013 (4/3/2013)

Thế Giới Nhìn Từ Vatican 11/2 - 14/2: Quyết định thoái vị của Đức Thánh Cha, diễn tiến và cảm xúc tại Giáo Triều Rôma (19/2/2013)

Đức Thánh Cha Biển Đức 16 tuyên bố từ chức (11/2/2013)

Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/02/2013 Mehmet Ali Ağca, kẻ ám sát Đức Giáo Hoàng, làm giàu nhờ những tin giật gân (9/2/2013)

Thế Giới Nhìn Từ Vatican 16-22/11/2012 - Mọi sự sẽ qua đi, nhưng Lời Chúa sẽ tồn tại đến muôn đời (28/11/2012)

Chúc mừng Thầy Cô và các thành viên nhà giáo trong Cộng Đoàn (20/11/2012)

Lịch sinh hoạt cộng đoàn tháng 11-2012 (3/11/2012)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn