Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
PHÊ-RÔ, VỊ TÔNG ĐỒ KHIÊM NHƯỜNG
(Mt 4,18-20)

Trong số 12 Tông Đồ, vị được nhắc đến nhiều nhất là Phê-rô. Phê-rô đứng đầu danh sách. Người ta thường nghĩ Phê-rô là một Tông Đồ nhiều khuyết điểm nhất, điều đó không hoàn toàn là sai, vì Phê-rô đã có nhiều hành động hăng hái nhất, đồng thời cũng có nhiều hành động sai lầm nhất. Nhiều người nhìn ông như một con người bốc đồng.

Thật ra ông là Tông Đồ nổi bật nhất, nhiều khả năng nhất, sáng chói nhất.
Chúng ta đã nói nhiều về các Tông Đồ kia, để thấy rằng họ là những con người tầm thường, khả năng của họ rất ít:
An-rê, anh của Phê-rô chỉ có khả năng duy nhất là đem từng người đến với Chúa.
Giu-đa Ta-đê-ô là một người thinh lặng, ăn nói khó khăn.
Gia-cô-bê Hậu thì sống trong bóng tối, không một ai chú ý đến.
Nhưng, những gì họ thiếu thì Phê-rô có đủ,
Và ngay cả khả năng họ có thì Phê-rô lại cũng giỏi hơn họ...
Trong nhóm cần một người đứng đầu, người đó phải là Phê-rô.
Trước khi gặp Chúa, Phê-rô đã là người chỉ huy trong việc chài lưới.

Phê-rô luôn ra lệnh cho mọi người.
Khi trở thành Tông Đồ, ông nổi bật trong Kinh Thánh:
Phê-rô là người mở miệng đầu tiên,
Phê-rô là người hành động trước nhất:
ông nóng bỏng, hăng say, tích cực, cực đoan, hướng ngoại.
ông là ĐÁ TẢNG, vì: "Thầy bảo anh, anh là ĐÁ".
Nhưng con đường phải đi để trở nên Phê-rô,
để trở nên ĐÁ,
để trở nên vững chắc và cứng rắn,
không phải là con đường dễ đi.
Đó là con đường hẹp mà Phúc Âm đã vạch ra một cách lý thú...
Phê-rô, với tất cả lời nói và hành vi có vẻ đao to búa lớn,
lại mang bên trong một tâm hồn nhạy cảm.
Phê-rô biết rõ lòng mình,
và chính lòng khiêm nhường này đã làm cho ông trở nên một vị thánh lớn.
Phê-rô không sử dụng những khả năng để tìm lợi lộc cho mình,
Phê-rô cũng biết mình còn nhiều thiếu sót.
Điều này hiện rõ ngay trong lần đầu tiên chúng ta gặp ông:
Họ vừa đi chài về, suốt một đêm không có gì, họ mệt mỏi...
Chúa Giê-su đến giảng bên bờ hồ Ghen-nê-xa-rét.
Giảng xong, Người bảo Si-môn:
"Hãy ra khơi mà thả lưới đánh cá".
Dĩ nhiên, ông phản kháng: "Thưa Thầy, suốt đêm chúng tôi đã vất vả mà không bắt được gì..." Rồi ông lại đổi ý: "Nhưng nếu Thầy bảo thế thì tôi thả vậy..." (Lc 5,4-6)
Sau một đêm thất bại, họ lại đi thả lưới,
Và họ đã bắt được một mẻ thật lớn, lớn đến độ lưới rách mất.
An-rê không phải là không xúc động,
Gio-an thì bị lay chuyển sâu xa.
Nhưng Phê-rô, trước phép lạ, đã bỏ thuyền, chạy đến sấp mình dưới chân Đức Giê-su mà nói: "Thưa Thầy, xin Thầy hãy tránh xa tôi vì tôi là kẻ tội lỗi" (Lc 5,8).
Phê-rô không thể chịu đựng nổi sự hiện diện của Chúa,
lòng ăn năn bộc phát và tức thời này,
lòng khiêm nhường chân thành này,
đã biến Phê-rô trở nên người thuyền trưởng trên một thuyền chài loại mới.
Đó là thủ lĩnh của nhóm 12:
"Đừng sợ, từ nay anh sẽ là kẻ chài lưới người".
Và suốt đời, Phê-rô vẫn thế,
Ông là một người khiêm nhường.
Và nhờ đó, ông học hỏi được nhiều nơi Chúa,
Vì ơn Chúa chỉ ban cho những kẻ khiêm nhường.
Chính lòng khiêm nhường này đã cứu ông, vì ông cũng phản bội như Giu-đa. Nhưng nhờ khiêm nhường mà ông không tuyệt vọng như Giu-đa...
Một lần khác, (x. Gl 2,11-15), Phao-lô chỉ trích ông trước mọi người khi ông đến An-ti-ô-khi-a, Phao-lô rầy ông đã làm cớ giả hình cho các tín hữu. Phao-lô, một Tông Đồ tân tòng, lại dám khiển trách Phê-rô, người cầm đầu Giáo Hội, không phải là nói nhỏ nhẹ mà là làm mất mặt...
Chúng ta tưởng tượng ra một vị Giáo Hoàng bị một vị Giám Mục mới thụ phong nào đó khiển trách như thế...
Thế mà Phê-rô thinh lặng,
Phê-rô không tự bào chữa lấy một tiếng.
Ông biết rằng ông sai, ông không chống chế...
Cuối đời, ông viết lá thư thể hiện lòng nhu mì của mình.
Ông nói rằng, ông không bao giờ quên là ông đã được tha thứ:
"Hãy kết hợp Đức Tin với nhân đức hiểu biết, nhịn nhục,
kiên nhẫn, sốt mến và yêu thương...
Ai thiếu các điều ấy là kẻ đui mù, không thấy xa,
Vì kẻ ấy quên mình được tẩy xóa khỏi tội lỗi xưa kia..." (2Pr 1,5-9)
Người nào khiêm nhường vì nhớ tới bản chất tội lỗi của mình,
người đó sẽ được Chúa làm cho vững mạnh.
Đấy là con đường để trở nên ĐÁ TẢNG.
Phê-rô đã sa ngã thường xuyên, sa ngã thậm tệ.
Khi không được thần hứng là ông rơi vào tình trạng thiếu sót yếu hèn. Ví dụ như lần các môn đệ ở trên thuyền trong một đêm sóng lớn, bỗng dưng, họ thấy "một bóng ma" đi trên mặt biển về hướng họ. Cả Phê-rô cũng kinh sợ và kêu lên.
“Bóng ma" ấy nói với họ:
"Yên chí, chính Thầy đây, đừng sợ." (Mt 14,27)
Thầy của họ đến đấy ư?
Phê-rô không dám tin điều đó, điều mà Thầy đang làm...
Nhưng vốn tính bốc đồng, ông nghĩ rằng mình cũng làm được như thế, nếu như Thầy muốn. Nếu quả thật là Thầy thì chính ông cũng bước đi được trên mặt nước như Thầy:
"Thưa Thầy, nếu thật là Thầy,
Hãy truyền cho con đi trên nước mà đến với Thầy".
Chúa bảo: "Hãy đến đây".
Và Phê-rô bước xuống nước không suy nghĩ, vụt chạy.
Bất chợt, ông ý thức được việc ông đang làm:
"Đi trên nước, chuyện lạ đời,
Chưa bao giờ thấy, chưa bao giờ nghe, không hợp lý tí nào".
Và bỗng ông đâm sợ.
Thế là ông chìm xuống nước ngay.
Ông la lên: "Thưa Thầy, xin cứu con".
Chúa Giê-su đã đỡ ông và đưa ông về thuyền.
Phê-rô đã tin tưởng trước hết,
Phê-rô cũng sa ngã trước hết.
Con người bộc trực đó đã tuyên xưng Đức Tin không đắn đo.
Ngày mà Chúa hỏi các Tông Đồ một câu chủ yếu:
"Còn anh em, anh em nghĩ Thầy là ai?" (Mt 16,15-23)
Phê-rô mở miệng ngay, trả lời không do dự:
"Thầy là Đấng Messia, Con Thiên Chúa Hằng Sống".
Chúa Giê-su cho mọi người biết rằng, câu nói đó không từ con người Phê-rô, nhưng từ Thiên Chúa mà ra: "Không phải thịt máu đã mạc khải cho anh, mà Cha Thầy, Đấng ngự trên Trời..."
Rồi Chúa Giê-su nói thêm: "Anh là Phê-rô, là Đá, trên Đá này Thầy sẽ xây Giáo Hội Thầy, và quyền lực âm phủ sẽ không thắng nổi". (Mt 16,10)
Người vừa tuyên bố cho Si-môn Phê-rô biết ông là Đá,
thì Tảng Đá ấy... nát ra thành cát!
Chúa Giê-su nói cho các Tông Đồ nghe về cuộc Thương Khó của Người: Người sẽ phải chịu đau khổ và sẽ bị giết. Phê-rô không tin và lên tiếng: "Thưa Thầy, chuyện ấy đâu có thể xảy ra với Thầy được..."
Chúa Giê-su đã phải nặng lời với ông: "Xéo đi đằng sau Ta, hỡi Xa-tan, ngươi là cớ vấp phạm cho Ta, vì ý tưởng ngươi không phải ý tưởng của Thiên Chúa, mà là ý tưởng của loài người..." (Mt 16,21-23)
Đấy, con người của Phê-rô là như thế:
Vài phút trước, ông được Thiên Chúa cảm hứng,
Vài phút sau, ông là dụng cụ của Xa-tan.
Ông đã sa ngã biết bao lần trước khi trở nên Đá Tảng rắn chắc...
Sau ba năm theo Chúa, ông tự cho rằng:
Ông có quyền nghĩ rằng mình đã vững chãi,
Ông có thể mang tên Đá mà không mắc cỡ,
Ông cảm thấy mạnh mẽ, vững vàng trong Đức Tin.
Bây giờ thì không còn gì có thể lay chuyển Phê-rô,
ông xứng đáng là thủ lĩnh nhóm 12 Tông Đồ.
Thế nên, ông cảm thấy chạm tự ái khi nghe Chúa Giê-su nhắc lại lời Kinh Thánh: "Anh em sẽ bị vấp ngã hết thảy bởi đã viết: Ta sẽ đánh kẻ chăn chiên và chiên sẽ tán loạn" (Mt 14,27-31).
Nghe vậy, Phê-rô liền thách thức:
"Dầu cho mọi người đều sẽ vấp ngã, nhưng con thì không".
Ông sẽ không bao giờ chối bỏ Chúa.
Dù cho có chuyện gì xảy ra đi nữa,
ông cũng sẽ không là kẻ đào ngũ.
Ông dứt lời, Chúa quay về phía ông, nói dịu dàng nhưng quả quyết: "Thầy bảo anh, chính anh, hôm nay, nội đêm nay, trước lúc gà gáy hai lần, anh sẽ chối Thầy ba lần".
Điều này làm ông bực tức. Ông hiểu là ông nói gì chứ. Ông quả quyết lập lại: "Dù phải cùng chết với Thầy, con cũng sẽ không chối Thầy".
Vâng, tảng đá này quyết không sụp đổ...
Thế nhưng, chuyện gì xẩy ra đêm hôm ấy?
Chúng ta vẫn còn nhớ rõ...
Đêm hôm ấy, không ai bắt ông phải chết với Chúa,
không có một quyền bính nào tra hỏi,
chỉ có mấy người đầy tớ của vị Thượng Phẩm hỏi gặng bâng quơ, hai nữ và một nam.
Họ nói: "Người này cũng ở trong nhóm..."
Thế là ông chối luôn ba lần.
Ông thề bán mạng: “Tôi không biết người ấy”.
Ôi Đá Tảng! Ôi Phê-rô!
Ông đã nói lời can đảm trước đó,
Ông đã quả quyết sẽ không chối bỏ Thầy,
Thế mà bây giờ...
Gà cất tiếng gáy, ông sực nhớ lại lời Thầy!
Lu-ca nói rõ: “Ngay lúc ấy, ông còn đang nói, thì gà gáy, Và Chúa quay lại nhìn Phê-rô” (Lc 22,60).
Chúa Giê-su xuất hiện cùng với tiếng gà gáy.
Những lời nhắn nhủ đầu hôm tràn về trong ký ức ông...
Ngay lúc ấy... trên bậc thang dinh thượng tế,
Chúa Giê-su bị xỉ vả, bị đánh đòn, bị xử án,
Người nhìn thẳng xuống.
Phê-rô ngước mắt nhìn lên,
mắt ông gặp mắt Chúa: Người đã biết hết!...
Phê-rô không chịu đựng nổi nữa,
ông cắn chặt môi, nước mắt tuôn trào.
Phê-rô chạy ra khỏi pháp đình,
ra khỏi cổng, đi cho khuất...
Tâm hồn Phê-rô nặng trĩu, cảm xúc dâng trào,
Ông đã bổ vụn ra như thanh gỗ mục,
Đá đã tan thành cát...
Đêm hôm đó,
một biến cố xảy ra trong lòng Phê-rô:
một biến cố trọng đại,
một biến cố khiến ông thay đổi,
một biến cố khiến ông trở lại.
(Nếu chúng ta có thể dùng chữ "trở lại" đối với một Tông Đồ)
Một cái gì đó đã chết trong ông,
Vâng, đã chết rồi, niềm tự hào, tự mãn, tự tin quá mức,
sự lên mặt vênh váo, sức mạnh mà ông tự gán cho mình.
Ông đã ngỡ mình là Đá, không có gì lay chuyển nổi ư?
Khôi hài thay, ông là cát bụi, ông đã rõ mình chỉ là cát bụi...
Không biết ông có được Chúa tha thứ không nhỉ?
Ông nhớ mồn một câu nói của Chúa: phải tha thứ 70 lần 7,
Thế nhưng, về phần ông, ông có thể tự tha thứ cho mình không?
Ông ngủ không yên,
ông ăn không ngon,
ông gặm nhấm tội lỗi của mình.
Thế rồi, Chúa sống lại.
Phê-rô chạy vội đến ngôi mồ trống cùng với Gio-an.
Phê-rô còn nghe những người khác thuật chuyện.
Rồi các Tông Đồ được gặp Chúa,
Còn Phê-rô thì đứng đó thinh lặng,
không dám mở miệng vui mừng.
Ông vốn là con người nông nổi, thích nói lớn tiếng,
bây giờ thì ông cúi đầu câm lặng...
Rồi đến ngày ông về lại Ga-li-lê,
Ông trở về với thuyền chài mãnh lưới trên hồ Ghen-nê-xa-rét.
Ông trở về quê quán xưa kia,
trở về với con đường cũ, nếp sống cũ,
để cố quên những dày vò,
để cố quên đi lần vấp ngã...
Đêm hôm ấy, ông và các bạn không bắt được con cá nào như lần đầu tiên gặp Chúa. Có một người đứng đó, ở bên bờ hồ, Người ấy bảo đem lưới tung sang bên phải mạn thuyền, họ đã thi hành và bắt được mẻ cá nhiều vô kể.
Tới khi ấy thì Gio-an thốt lên: "Chính Thầy đó!" (Ga 21,1-7)
Phê-rô choáng váng, ông phóng mình xuống nước bơi vào bờ.
Thầy đã nhóm ngọn lửa, bảo họ lấy cá đem nướng.
Phê-rô vội vã thi hành, không dám nói một lời.
Sau bữa ăn, Chúa phá vỡ bầu khí thinh lặng.
Người quay về Phê-rô:
"Hỡi Si-môn con của Giô-na,
anh có yêu Thầy hơn những người này không?"
(Chúng ta lưu ý thấy Chúa gọi ông bằng tên riêng chứ không gọi bằng tên Chúa đã đặt cho ông hôm nào: Phê-rô-Đá...)
Phê-rô cảm thấy nhói đau trong lòng,
Ông còn quyền để nói rằng ông có yêu Thầy không?
Làm sao có thể nói gãy gọn khi ông đã lỡ chối bỏ Thầy mình?
"Thưa Thầy, Thầy biết..."
Phê-rô chỉ xác nhận điều ấy, ông không nói láo được. Người đời có thể khinh bỉ ông, người đời không thể chấp nhận được là ta có thể đồng thời tin tưởng và phản bội, yêu thương và chối bỏ.
Vâng, người đời không biết nhưng Thiên Chúa biết.
“Thưa Thầy, Thầy biết rằng con yêu mến Thầy".
Chúa Giê-su quay về phía Phê-rô lần nữa, lập lại câu hỏi:
"Si-môn, con của Giô-na, anh có yêu Thầy không?"
Ông đã quay lưng, đào ngũ, chối Chúa,
Làm sao ông có thể nói rằng ông yêu Chúa?
"Thưa Thầy, Thầy biết rằng con yêu mến Thầy".
Rồi lần thứ ba, Chúa hỏi lại để nghe lời tuyên xưng tình yêu của kẻ Chúa yêu thương nhiều nhất vì đã vấp phạm nhiều nhất:
"Si-môn, con của Giô-na, anh có yêu Thầy không?"
“Thưa Thầy, Thầy biết mọi sự, Thầy biết rằng con yêu mến Thầy".
Ba lần ông chối Người,
Ba lần Người cho ông cơ hội để nhắc lại tiếng nói yêu thương,
để tuyên xưng lòng tin của mình.
Không một lời rầy la,
không một lời trách móc,
không một lời buộc tội,
Chỉ là cơ hội để xác định lại mối dây liên hệ yêu thương.
Đấy là Ơn Chúa xuống trên những kẻ khiêm nhường...
Anh Phê-rô ơi, anh buồn khi thấy Chúa hỏi anh lần thứ ba.
Chúng tôi không nghĩ anh buồn vì Chúa không tin lời anh nói,
Anh biết Chúa tin anh chứ, nhưng anh vẫn buồn...
Vì trước tình yêu vô bờ đó, anh đã có lần sợ hãi đến phủ nhận.
Chúng tôi chắc hẳn anh sẽ òa lên khóc,
nếu sau bao ngày anh ăn năn, anh vẫn còn có được nước mắt,
vì có lần nghe đoạn Phúc Âm này chúng tôi cũng đã khóc òa...
Thế rồi, Chúa nhắn nhủ Phê-rô trong sứ vụ mới:
"Hãy chăn giữ chiên Thầy".
Phê-rô được sai đi đến Giê-ru-sa-lem, trở về chính nơi ông đã vấp ngã, và giờ đây ông có đủ khiêm nhường để không phản đối Chúa nữa.
Ông vâng lời trở lại Giê-ru-sa-lem, và ở đó, lần đầu tiên, ông đã rao giảng giữa những người đã giết chết Thầy mình. Ông dùng khả năng của mình để đem về cho Chúa 3.000 tín hữu sau một bài giảng duy nhất. Ông phải đối diện với gian nguy, bắt bớ.
Trước kia ông run sợ trước câu hỏi của một cô đầy tớ.
Giờ đây ông đối diện với đám đông mà không hề run rẩy.
Tảng Đá bắt đầu kết tinh...
Và sau này, mỗi lần ông ở bên bờ sa ngã thì sự hiện diện của Thầy lại kéo ông về thực tế...
Câu chuyện truyền kỳ về những ngày cuối đời của ông chắc hẳn chứa đựng ít nhiều sự thật.
Ông đến Rô-ma trong thời kỳ bắt đạo. Ông chứng kiến một số người tử đạo và ông đã sợ hãi bỏ ra ngoài mà trốn. Ra khỏi thành, ông gặp một người vai mang thập giá đi về phía Rô-ma. Ông hỏi: "Quo Vadis?", nghĩa là "Người đi đâu đó?” Người ấy trả lời: "Thầy vào Rô-ma thay con để cho người ta đóng đinh một lần nữa". Phê-rô chợt hiểu, ông vội vã quay lại, trở vào Rô-ma và chịu tử đạo tại đấy...
Lòng khiêm nhường của Phê-rô,
Lòng kính mến Chúa của Phê-rô,
Kinh nghiệm về ơn tha thứ của Chúa,
Tất cả đã kéo ông trở lại với tình yêu...
Ông đi bất cứ nơi nào Chúa muốn đưa ông đi,
dù nơi đó là Rô-ma,
dù nơi đó là cái chết,
dù nơi đó là thập giá!
Và truyền thống cho ta biết rằng ông tự nhận không xứng đáng được đóng đinh như Thầy nên đã xin được chết trên thập giá trở ngược, đầu quay xuống đất.
Ông đã thực hiện Lời Chúa tiên báo: "Khi về già, anh sẽ giang tay ra và người khác sẽ thắt lưng cho anh và lôi anh đi đến nơi mà anh không muốn". Chúa đã nói như thế để ám chỉ Phê-rô phải chết thế nào mà tôn vinh Thiên Chúa. (Ga 21,18-19)...
Cuối cùng, Tảng Đá của Giáo Hội đã được kết tinh.

Cuối cùng Phê-rô đã hiểu được rằng:

Hiến Thân vì Chúa là Lãnh Nhận,

Nô Lệ cho Chúa là Tự Do,
Và Chết với Chúa là Sống Mãi...
 

(13 NGƯỜI LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI)


Bản giao hưởng Đức Tin (18/10/2012)

Phaolô, vị tông đồ vĩ đại (12/9/2012)

Tôma, vị tông đồ đa nghi (6/9/2012)

Giacôbê Dêbêđê, vị tông đồ cao vọng (29/8/2012)

Gioan, vị tông đồ của tình yêu (17/8/2012)

Sứ điệp của Tượng HĐGM Thế Giới lần thứ 12 (Về Lời Chúa) gửi Cộng Đoàn Dân Chúa (6/7/2012)

100 câu hỏi Chúa Giêsu hỏi và bạn phải trả lời (21/6/2012)

Tư Liệu Thánh Kinh: Đời Sống Gia Đình (26/9/2011)

Tấm lòng mục tử (1/6/2011)
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn