Thánh Zita còn được gọi là Sitha hay Citha. Ngài sinh trong một gia đình nghèo nhưng rất đạo đức ở Lucca, nước Ý. Từ 12 tuổi cho đến chết, ngài làm đầy tớ cho gia đình Fatinelli ở Lucca. Vì không có địa vị trong xã hội nên ngài không có tên họ.
Ngay từ khi còn nhỏ, Zita đã lưu tâm đến những người nghèo và bơ vơ. Lòng thương người ấy ngày càng nổi tiếng, và họ tìm đến ngài. Ðiều ấy không phù hợp với hoàn cảnh của một đầy tớ cũng như khiến gia chủ phải khó chịu. Và Thiên Chúa đã can thiệp. Một ngày kia, Zita bỏ dở công việc nấu nướng để chăm sóc người nghèo và các đầy tớ khác đã lên mách với gia chủ. Khi xuống bếp điều tra, họ nhìn thấy các thiên thần đang làm công việc bếp núc thay cho Zita. Một lần khác, Zita đã phân phát cả một kho chứa đậu cho những người trong phố khi nạn đói hoành hành. Khả nghi, gia chủ xuống xem xét và lạ lùng thay họ thấy kho vẫn đầy những hạt đậu.
Ngày tháng dần trôi, ngài trở nên nổi tiếng trong việc giúp đỡ người nghèo, người đau yếu và kẻ tù đầy. Ngay sau khi chết, nhiều phép lạ đã xảy ra nhờ lời cầu bầu của ngài, người ta đã sùng kính ngài như một vị thánh; và danh xưng đó được chính thức trao ban cho ngài năm 1696. Thánh Zita là quan thầy của các người giúp việc trong nhà.
Lời Bàn
Chúng ta thường nói, "Bạn không thể đem theo của cải với mình khi chết." Nhưng người ta vẫn e ngại khi làm việc từ thiện vì họ sợ tài sản của họ sẽ tiêu tan, dù đó là thời giờ, tiền bạc hay sức lực. Thánh Zita được vinh danh là vì lòng bác ái của ngài. Ngài đã có thể so đo với những người giầu có và bào chữa cho sự ích kỷ của mình. Nhưng ngài đã sống lời Ðức Kitô trong câu truyện về người goá phụ nghèo (xem Luca 21:1-4).
Lời Trích
"Vì vậy chúng ta hãy bác ái và khiêm tốn; chúng ta hãy bố thí vì của bố thí sẽ tẩy sạch vết nhơ tội lỗi trong linh hồn chúng ta (xem Tobia 4:11; 12:9). Vì người ta sẽ mất tất cả những gì họ để lại trần gian mà chỉ đem theo được các phần thưởng của hành động bác ái và bố thí mà họ đã cho đi, vì đó mà họ sẽ được Chúa thưởng công và được đền đáp xứng đáng" (Thư Thánh Phanxicô Gửi Người Tín Hữu).
Thánh Piô V tên thật là Ghiliêri, sinh ngày 17/01/1504 tại làng Boscô (xứ Piémont) Alêsan. Thuở nhỏ, ngài phải đi chăn chiên, đến năm 13 tuổi mới được đi học. Ngài xin nhập dòng Ða Minh và được khấn trọng thể sau đó. Tốt nghiệp thần học ở đại học Bologne, ngài chịu chức linh mục và làm giáo sư ở đó suốt 15 năm. Ðời sống ngài chói ngời đức vâng lời và bác ái. Là một chiến sĩ Phúc Âm, ngài hết sức bệnh vực chân lý Giáo Hội chống lại các bè rối. Ngài được Ðức Giáo Hoàng Phaolô IV đặt làm Bộ Trưởng thánh vụ, Giám Mục Népi và Sutri. Hai năm sau, ngài được phong lên Hồng Y. Ðức Piô IV lại trao ngài tòa Mondovi trong xứ Piémont. Với địa vị cao sang, ngài vẫn sống khắc khổ, ăn mặc thô sơ và từ chối mọi của cải cha mẹ chia cho. Năm 1566, ngài được bầu làm Giáo Hoàng. Lên ngôi, ngài để ý ngay đến việc thánh hóa hàng giáo sĩ. Khiêm tốn nhưng rất cương quyết, ngài mở rộng lãnh vực hoạt động và đem lại hòa bình cho nhiều quốc gia. Thương người nghèo và bệnh nhân là đức tính nổi bật của ngài: hằng tuần, ngài rửa chân cho các người nghèo. Với ý chí sắt đá, ngài cương quyết bảo vệ đức tin, và bằng mọi cách chống lại các trào lưu tư tưởng ngoại giáo, bè rối. ..
Trong cuộc đời ngắn ngủi, Thánh Catarina đặt trọng tâm vào việc hoàn toàn phó thác cho Ðức Kitô. Ðiều đáng khâm phục về thánh nữ là ngài coi việc phó thác cho Chúa như một mục đích phải đạt được qua thời gian. ..
Bất cứ ai từng làm việc trong cô độc, và cần phải thích ứng tối đa và rất ít cơ hội thành công, đều tìm thấy một tinh thần tương tự nơi Thánh Phêrô Chanel. ..
Thánh Giuse Cottolengo là người con cả trong gia đình 12 người con. Sinh trưởng ở Bra, gần Turin, Ý Ðại Lợi, sau một thời gian vất vả vì sức khoẻ yếu kém và khó khăn trong việc học, ngài được thụ phong linh mục trong Ðịa Phận Turin năm 1811. ..
Những gì chúng ta biết về Thánh Máccô thì trực tiếp từ Kinh Thánh Tân Ước. Ngài thường được coi là nhân vật Máccô trong Tông Ðồ Công Vụ 12:12 (Khi Phêrô thoát khỏi ngục và đến nhà mẹ của Máccô)...
Nếu có người nghèo cần đến quần áo, Thánh Fidelis thường lấy ngay quần áo của mình đang mặc mà chia sẻ cho họ. Sự hoàn toàn độ lượng là đặc tính của cuộc đời thánh nhân...
Người ta thường vẽ hình Thánh George đang giết con rồng để cứu thoát một phụ nữ xinh đẹp. Con rồng tượng trưng cho sự dữ. Người phụ nữ tượng trưng cho chân lý thánh thiện của Thiên Chúa. Thánh George là vị tử đạo can đảm đã chiến thắng sự dữ...
Là một thanh niên lãnh đạm với tôn giáo, Thánh Anselm đã trở nên một trong những nhà lãnh đạo và thần học gia vĩ đại của Giáo Hội. Ngài có danh xưng "Ông Tổ Phái Kinh Viện" vì những cố gắng phân tích và làm sáng tỏ các chân lý đức tin qua sự hỗ trợ của lý lẽ...
Thánh Conrad không phải là vị sáng lập dòng hay ngay cả là một linh mục, nhưng tình yêu của ngài dành cho Thiên Chúa và sự sùng kính Ðức Maria đã biến ngài trở nên một anh hùng của Ðức Giêsu Kitô. Thánh Conrad trổi vượt về đức bác ái, được biểu lộ trong tình yêu Thiên Chúa và tha nhân, trong sự sùng kính Thánh Thể và sự tín thác vào Ðức Mẹ như trẻ thơ...
Ông Luchesio và bà Buonadonna là hai vợ chồng muốn sống theo gương Thánh Phanxicô. Do đó họ đã gia nhập Dòng Ba Phanxicô.
Hai ông bà sống ở Poggibonzi, nơi họ hành nghề thương mãi và là con buôn tham lam. Nhưng sau khi gặp Thánh Phanxicô -- có lẽ năm 1213 -- họ đã thay đổi đời sống. Ông Luchesio bắt đầu thi hành nhiều việc bác ái.
..
Thánh Benedict Joseph Labré thực sự là một con người lập dị, nhưng rất đặc biệt của Thiên Chúa. Là con cả trong gia đình 15 người con, Benedict Joseph Labré sinh ở Amettes thuộc miền bắc nước Pháp. Cha mẹ của cậu làm chủ một nông trại và có một tiệm buôn nhỏ nên đời sống của họ tương đối thoải mái...
Thánh Bernadette Soubirous tên thật là Mary Bernard, con của một gia đình thật nghèo làm nghề xay bột ở Lộ Ðức, thuộc miền nam nước Pháp. Ngay từ khi còn nhỏ, cô bị bệnh suyễn thật nặng nên sức khỏe rất yếu kém...