Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   

NGŨ THƯỜNG TRONG LUÂN LÝ Á ĐÔNG

 
Nói đến nền luân lí cổ của Á Đông người ta thường nhắc đến tam cương, ngũ thường. Thực ra ngũ thường là do một sự phát triển từ từ: ban đầu Đức Khổng phu tử chỉ nói đến: nhân, trí, dũng; đến thời thầy Mạnh tử bớt dũng mà thêm lễ và nghĩa; tới thời Hán Đổng trọng Thư thêm đức tín là thành ra ngũ thường: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Thật ra trong ngũ thường thì đức nhân là đầu và có vai trò bao quát tựa như đức ái trong Kitô giáo vậy. Nói về đức nhân thì các đức khác như quay vòng quanh như những vệ tinh. Trước thời Đức Khổng phu tử người ta ít nói về nhân. Vì thế có thể nói rằng: nếu ngài không phát minh ra quan niệm về đức nhân thì ít nhất ngài có công bổ túc, hoàn thành nó, làm cho nó trở thành cái cơ sở giáo dục mang sắc thái văn hóa của cả một dân tộc, ảnh hưởng lớn đến nhiều dân tộc khác nữa!

NHÂN

Vậy nhân là gì? Quả thật, không ai có thể đưa ra một định nghĩa trọn vẹn về đức nhân ngay cả Đức Khổng phu tử. Bởi vì nhân hầu như bao gồm tất cả, liên hệ đến tất cả. Với những gì được chép lại về đức nhân trong sách Luận ngữ (tài liệu chính yếu để nghiên cứu về đức nhân) chúng ta có thể rút ra nhận xét:

1- Đức Khổng phu tử phân biệt bậc thánh và bậc nhân. Bậc thánh trên bậc nhân. Bậc thánh là bậc giúp ích cho cả nhân quần xã hội. Bậc nhân là bậc mong làm điều tốt và cũng muốn giúp người làm điều tốt. Lấy cách đối đãi với mình mà đối đãi với người.

2- Nhân là đạo đối với mình và đối với người. Muốn cho mình mà cũng muốn cho người.

Đức Khổng tử đã định cái bản chất, cái định giới của đạo nhân. Với mình, nhân là: tự lập, tự đạt tức là phải tự cường (cố gắng). Với người, nhân là: mình muốn, suy ra người cũng muốn nên giúp đỡ người. Tóm lại là yêu người. Nhân tuy có nhiều phương diện, phạm vi rất rộng, nhưng không ngoài hai điều này.

Đối với Đức Khổng phu tử, nhân phải đi với dũng và trí.

DŨNG

Muốn đạt được mục đích mình đã đặt ra thì phải cố gắng. Mà cố gắng thì phải DŨNG mạnh. Người có đức nhân tất có đức dũng. Có dũng mới khắc kỷ (tức làm chủ mình được), có dũng mới làm điều nghĩa được, mới lập nhân, đạt nhân (lập chí đạt đức nhân) được.

Người có đức nhân phải là người rất can đảm, nghĩa liệt, hễ thấy việc gì hợp nghĩa lí là làm dầu muôn ngàn người cản trở cũng không nao núng, muôn phần chết cũng không từ chối, dầu thiệt thân cũng hăng hái làm “nhân giả tất hữu dũng”. Việc trong thiên hạ hễ đúng với nghĩa lí thường trái với hoàn cảnh ; hợp với thánh hiền thường nghịch với thế tục. Việc vì vậy bao giờ cũng khó làm. Mà đã khó làm thì chỉ vì hợp đạo lí là làm, chứ nếu còn tính đến lợi thì không bao giờ làm được. Chính từ quan điểm đó nếu thiếu dũng không bao giờ làm nổi !

TRÍ

Nhân mà đạt tới một mức cao để có thể giúp đời thì lại cần phải có TRÍ. Có sáng suốt thì mới biết làm lợi cho đức nhân của mình. Tể Ngã có lần hỏi Đức Khổng phu tử: “Nếu có kẻ đến cho hay rằng: có người ngã xuống giếng, thì người nhân có nhảy xuống vớt không?” Ngài trả lời: “Sao lại như vậy được...” Có người ngã xuống giếng thì phải đứng trên giếng tìm cách cứu người ta, chứ nhảy xuống thì chết cả hai. Như vậy là ngu chứ không phải nhân. Ưa làm điều nhân mà không ưa học (trí) thì cái mối hại là sự ngu muội che lấp hết.

Nhân mà không trí, thì yêu người mà không phân biệt được (phải trái, hoạ phúc). Trí mà không nhân thì biết mà không làm: nhân là để yêu nhân loại, trí là để trừ cái hại cho nhân loại. TRÍ là trước khi làm phải định cái qui tắc, là sớm đoán trước được họa phúc, lợi hại, trông thấy vật động mà biết được nó sẽ biến hóa ra sao, thấy việc dấy lên mà biết nó sẽ đưa đến đâu, trông thấy lúc đầu mà biết được lúc hết... Trước sau không trái nhau, phân biệt được đầu đuôi... lời nói ít mà dư, gọn mà rõ giản dị mà sâu xa... tuy ít mà không thể thêm được, tuy nhiều mà không thể bớt được, hành động trúng với luân thường, lời nói xứng với công việc.

Nói về nhân mà muốn phân biệt cho rõ thì cũng phải biết về hạng bất nhân hay chưa phải là nhân nữa. Trước hết có bọn giả nhân, là bọn “xảo ngôn lệnh sắc” tức bọn nói năng ngọt xớt, vẻ mặt hớn hở ra vẻ thân thiết mà lòng không thực thà. Rồi tới hạng ẩn sĩ “độc thiện”. Độc thiện chưa phải là nhân vì chỉ giữ cho bản thân được thanh khiết, không làm hại ai, chứ chẳng giúp được ai. Phải giúp đời việc nọ, việc kia chứ chỉ thanh khiết thôi chưa được gọi là nhân. Mới làm hết bổn phận của mình thôi thì chưa đáng gọi là nhân.

Đức nhân ai cũng làm được! Nhân là cái đức rất cao. Bản chất của nó là ái nhân (yêu người), gồm cái nghĩa tự cường, tu thân để hiểu người, giúp người. Nó mênh mông, làm tiêu chuẩn cho tất cả những hành vi của ta.

NGHĨA

Mạnh Tử phát huy tư tưởng của Khổng Tử, giảng về nhân cũng giống như Khổng Tử, cũng coi đức đó là quan trọng nhất của con người, là cái đạo của con người. Đức Khổng phu tử rất ít nói đến nghĩa, trái lại Mạnh Tử rất trọng nghĩa. Mạnh tử gồm nhân nghĩa làm một!

Nhân là đức trời phú cho, nghĩa cũng là đức trời phú cho. Nhân gốc ở tính thiện, nghĩa cũng gốc ở tính thiện. Ông cho là ai cũng có lòng thẹn, ghét. Mà lòng đó là đầu mối của nghĩa. Nghĩa là điều người ta phải làm không kể lợi hại cho mình. Khi thấy một đứa trẻ sắp té xuống giếng thì ai cũng có lòng bồn chồn thương xót chứ không vì một chút lợi lộc nào. Nghĩa đã được đưa lên ngang hàng với nhân, nên hễ nói đến nhân thì Mạnh tử cũng nói đến nghĩa. Nhân là cái nhà, nghĩa là con đường ngay chính. Nhân là lòng người, nghĩa là đường của con người phải đi.

Khổng Tử chỉ nói đến NHÂN trong nhân có TA và NGƯỜI. Mạnh Tử nói cả NHÂN và NGHĨA. Trong nhân và nghĩa đều có ta và người. Đổng Trọng Thư tách biệt nhân và nghiã. Nhân là đối với người; nghĩa là đối với ta. Nhân là yêu người; nghĩa là để làm ngay thẳng cái lòng ta. Cái khuôn phép của nghĩa ở chỗ làm ngay cái lòng ta (chính ngã) chứ không phải ở chỗ sửa lòng người cho ngay (chính nhân). Ta không tự chính thì dù có chính được người cũng không cho là nghĩa. Nhân là chủ ở người, nghĩa là chủ ở ta! Như vậy nhân không còn cái tính cách bao quát các đức khác như quan niệm của Khổng Tử nữa.

Lòng tu ố (xấu hổ, ghét) là đầu mối của nghĩa. Thấy điều gì mà ta ghét, ta xấu hổ thì điều đó là phi nghĩa. Chỉ có lương tâm và lương tri là phân biệt được nghĩa và phi nghĩa. Sự tu dưỡng cần nhất là khuếch sung cái lương tâm, lương tri.

LỄ

Tại Đông phương Lễ là nền tảng xã hội, là căn bản của mọi giao tế nhân sinh. Tất cả thuật xử thế của người Á Đông đều ở trong một chữ lễ. Gia lễ là một phần quan trọng của nền văn hóa nho giáo. Căn bản gia lễ của Trung Hoa và Việt Nam nằm trong tam lễ, tức ba bộ sách nòng cốt để ứng dụng cho các sinh hoạt giao tế gia đình và xã hội .

1. Chu lễ: gồm các định thức và hoạt động liên hệ sinh hoạt của triều đình gồm cả phần lễ và nhạc đời nhà Chu do Chu Công soạn.

2. Nghi lễ: các nghi lễ dành cho các vua chư hầu (Chu lễ là dành cho Thiên tử là hoàng đế), các quan đại phu gồm: quan (nghĩa đen là mũ đội đầu), hôn (nhân), tang (chế), tế (lễ), hương ẩm, hương xa, yến hưởng. Cũng do Chu Công soạn.

3. Lễ kí: ghi chép những lời Đức Khổng Tử dạy về lễ nhạc. Truyền tới đời Hán thì được các nhà nho thêm vào ít nhiều nghi lễ khác cùng với các lời bàn luận, giải thích ý nghĩa từng chi tiết của các lễ quan, hôn, tang, tế. Như vậy lễ lúc đầu chỉ dành cho triều đình, dân giả không có gì. Sau các nhà trí thức mới soạn riêng cho dân những nghi lễ chính yếu.

·        
Quan: lễ đội mũ cho những chàng trai tới tuổi đôi mươi, được kể là tuổi “thành nhân chi mĩ”, từ bỏ thời niên thiếu.

·        
Hôn là việc kết hôn, dựng vợ, gả chồng.

·        
Tang là việc ma chay, tẩm liệm người qua đời và cách thức để tang.

·        
Tế là việc tế tự, thờ cúng tổ tiên.

TÍN

Chữ tín trong Khổng học hay đạo nho cũng là một giềng mối quan trọng. Trong tương quan cá nhân chữ tín đã tạo được sự yêu kính, tin tưởng thì trong đời sống xã hội, chính trị chữ tín càng cần thiết. Cai trị một nước khi làm một việc, bất luận là việc gì không dám khinh xuất là “kính sự”. Đã kính sự nhưng nếu khi phát xuất hiệu lệnh có điều gì thất tín với dân thì dân không tin phục. Đã kính sự còn phải giữ chữ tín với dân (nhi tín). Thầy Tử Cống hỏi việc chính trị, Đức Khổng tử nói: về kinh tế đủ ăn (túc thực); về quốc phòng đủ binh (túc binh); đối dãi với dân phải thành tín để dân tin phục (dân tín chi hỉ). Trong ba việc đó nếu cần thì bỏ binh trước rồi đến ăn nhưng không thể bỏ tín được. Bỏ binh chưa chết, bỏ thực có thể chết. Chẳng qua chết mà thôi, nhưng ai mà chẳng chết. Mà dân đã không tin dầu còn sống thì cũng như chết. Việc tín vì vậy không bao giờ bỏ được. Còn tín tất còn dân; còn dân thì còn mong có ngày khôi phục lại. (Thầy Tử Lộ là người rất có nhân cách, giữ trung tín, hễ đã ừ với ai tức khắc phải làm cho đúng với lời đó, không bao giờ đã nhận lời ai mà còn để chần chờ không chịu làm).

Như đã nói, con người từ xưa đã ý thức: loài người có một khởi nguồn tốt đẹp, nhưng không hiểu vì lí do gì đã đánh mất sự “vô tội” đó, chỉ mình Kitô giáo giải thích rõ rệt bằng sự kiện con người (đại diện là A-đam, E-và) đã nổi loạn chống lại Đấng tạo hóa và đã bị tước bỏ mất sự tinh tuyền nguyên thủy. Nhưng nỗ lực của toàn thể nhân loại từ Tây sang Đông luôn luôn là muốn trở về tình trạng tốt đẹp ban đầu. Ngay giữa thời đại con người buông thả theo thú tính thì vẫn không làm mất được khuynh hướng hầu như tự nhiên gắn liền với bản tính con người là “trở về tính bản thiện ban đầu đã bị mất”. Các nền triết học, tôn giáo và ngay cả chế độ chính trị cổ (rõ rệt hơn nền chính trị cận đại ) vẫn luôn đặt mục đích thiện hảo (không phải chỉ là vật chất mà là toàn diện) cho cuộc sống con người. Hầu như không có một tổ chức nào của con người lại không đặt mục tiêu cho cuộc sống thiện hảo của con người. Có điều là có những tổ chức đã chỉ đặt nặng thiện hảo vật chất hay thiên lệch về một phía nào hơn thôi. Vì vậy để đưa Tin mừng vào trần thế Giáo hội đã nhìn thấy dấu hiệu tích cực đó nên khuyến khích người Kitô hữu dấn thân vào xã hội để xây dựng và có thể nói là hướng dẫn cái mầm thiện hảo sẵn có nơi lòng người và thánh hóa nó (x. Hiến chế Mục vụ). Mới đây vào tháng 8-1996 có một cuộc thảo luận của 20 nhà giáo dục trên khắp thế giới tập hợp tại trụ sở của UNICEF tại New York về khả năng của giáo dục để tạo ra “những giá trị sống”. Họ đã đề ra 12 đề tài để thực tập những giá trị sống: Hòa bình, tôn trọng, tình yêu, khoan dung, chân thực, khiêm tốn, hợp tác, hạnh phúc, trách nhiệm, giản dị, tự do, đoàn kết. Mỗi thời đại, hoàn cảnh lại cần những đức tính cho phù hợp. Vì vậy thời đại này có thể khác thời đại khác một chút. Nhưng chung qui cũng chỉ là để tạo ra một con người tương đối hoàn hảo sánh vớí cái mẫu đã có từ muôn thuở. Và như vậy nói theo cái nhìn Kitô giáo, Thiên Chúa đã âm thầm điều khiển chương trình cứu độ (tức là việc hồi phục giá trị cũ đã bị đánh mất) đi tới. Nếu chúng ta nhận ra sẽ mau mắn hợp tác khôn khéo với Thiên Chúa.

Dù là những đức tính nhân bản theo truyền thống Đông phương hay theo Liên hợp quốc thời đại này thì cũng chỉ có một mục đích là con người, con người đã bị thương tổn cần phải hồi phục nó. Nếu không thì cuộc sống của con người không đúng nghĩa, không hoàn chỉnh. Con người là con người toàn diện, không thể lệch lạc thiếu sót thì mới không tàn tật. Chỉ là tinh thần thì là thiên thần. Chỉ là thân xác thì là thú vật. Con người là tổng hợp cả hai. Muốn là con người THỰC phải hoàn chỉnh cả hai. Ngày nay, hình như mọi nơi mọi chốn nhu cầu vật chất chen lấn và đẩy lui tinh thần ra khỏi cuộc sống của nhiều người. Người ta sống mà không cần biết ý nghĩa, giá trị, mục đích của cuôc sống nhưng vẫn tưởng sống đủ, sống hoàn toàn! Nhìn lại mình nếu chỉ như hình nộm, thiếu sức sống, hoặc chỉ như một sinh vật động đậy, thiếu hồn thì ta có thể an vui với cuộc sống cho dù thừa mứa những tiện nghi khoa học kĩ thuật? Người xưa nói: Ngẩng lên không thẹn với trời, cúi xuống không thẹn với đất và với mình không thẹn với lương tâm đó chính là tư cách làm người hoàn hảo. Các bậc thánh nhân dù là ai, ở nơi đâu đều là những người hằng ngày cố gắng để đạt tới điều ấy. Thiên Chúa là đấng đã muốn chúng ta nên hoàn thiện giống Người, sẽ không ngần ngại ban đủ ơn để ta thực hiện điều đó.

Lm. Giuse Nguyễn Đình Hoè


Bảy kỹ năng sống tuyệt vời có được khi lớn lên trong một gia đình đông anh chị em (26/4/2024)

Từ Hồi giáo đến với Đức ki tô: việc cải đạo đã đưa đến bí tích thánh thể (23/4/2024)

2024: Năm Đức Mẹ ban tràn đầy hy vọng (5/2/2024)

ĐGM Barron: Tuyên ngôn mới của Vatican khẳng định giáo huấn vượt thời gian của Giáo hội về hôn nhân (26/12/2023)

Phụ Huynh của Tuổi Teen (27/11/2023)

Sức mạnh của từ ngữ (10/11/2023)

Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được (27/10/2023)

Trẻ cảm thấy thế nào khi cha mẹ cãi nhau? (19/10/2023)

Trẻ em cảm thấy thế nào khi chúng ta than phiền về chúng ngay trước mặt chúng (15/9/2023)

Giáo dục: Chuyện của con tim (31/8/2023)

Dạy giới tính: Đừng hôn 'của quý' của con (18/5/2013)

Nhật ký của một bà mẹ định phá thai (4/5/2013)

8 thói quen của người hạnh phúc (24/4/2013)

Người trẻ và 5 lựa chọn quan trọng nhất cuộc đời (18/4/2013)

Thấy gì qua việc hàng trăm học sinh xé đề cương? (10/4/2013)

Nhột quá! (2/4/2013)

Như đế quốc sụp đổ (27/3/2013)

30 truyện ngắn rất hay về cuộc sống (14/3/2013)

Suy ngẫm… (4/3/2013)

Đóa hoa khát vọng (2/3/2013)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn