Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
DẠY GIỚI TÍNH: ĐỪNG HÔN "CỦA QUÝ" CỦA CON

Bạn không thể lúc nào cũng nổi cáu hoặc nghi ngờ khi có bất kỳ một người trưởng thành nào làm quen với bé nhưng khi vấn nạn lạm dụng trẻ ngày càng hoành hành thì việc sớm dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ và những hiểu biết về giới tính là điều tối quan trọng.

Dưới đây là những điều cha mẹ nên dạy trẻ 1-5 tuổi để bước đầu bé hiểu về cơ thể và có thể tự bảo vệ mình nhé.

1. Phải được phép mới… đụng chạm người khác

Thường thì các mẹ hay nghĩ: “Ôi, trẻ con, chúng nó thì biết gì” nên cho rằng chuyện một đứa bé đụng chạm hoặc có những hành vi như ôm hôn một đứa trẻ khác là điều hoàn toàn bình thường, nhất là các mẹ giáo dục con theo phương cách Tây. Thậm chí, người ta còn thích thú, vui vẻ khi đứa trẻ này cố gắng ôm hôn, nắm tay một đứa trẻ khác. Tuy nhiên, những hành động vô thức ấy lại dễ dẫn đến nhiều vấn đề sau này nếu chúng ta không uốn nắn các con.

Hãy tập một thói quen và nếp nghĩ cho con bằng cách dùng từ ngữ, ví dụ như: “Bé Mây, ra hỏi bé Nam coi bạn có muốn ôm tạm biệt con không nào”. Nếu bé Nam ấy không thích thì bạn vẫn nên vui vẻ nói với con mình: “Được rồi, bé Mây. Vẫy tay tạm biệt Nam đi nào”. Tức là, cho con một giới hạn cần thiết và không đi quá điểm dừng ấy.



Sớm dạy trẻ về giới tính giúp trẻ bảo vệ bản thân tốt hơn. (Ảnh minh họa).

2. “Không”, “dừng lại” là 2 từ quan trọng và cần được tôn trọng

Khi con ở trường, thường gặp phải trường hợp các bạn trêu chọc, nhiều khi đùa rất dai. Cần dạy con bạn rằng từ “không” của chúng cũng được tôn trọng. Nghĩa là, làm cho trẻ hiểu chúng nên dừng việc mình đang làm lại khi nghe bạn của chúng nói “không”, cũng như các bạn ấy cũng dừng việc mình đang làm lại khi nghe con nói “không”. Nếu một người bạn không dừng lại khi ta nói “không” thì ta cần phải suy nghĩ về việc bé cảm thấy vui, an toàn khi chơi với họ nữa không, nếu không, chọn bạn khác là điều nên làm.

3. Dạy con đọc biểu hiện gương mặt và ngôn ngữ cơ thể

Tối tối, cả nhà chơi trò nhìn hình vẽ, hoặc bố giả các điệu bộ, cử chỉ để đố con đoán biểu hiện của con người: sợ hãi, hạnh phúc, buồn, giận dữ… Đây là cách tuyệt vời để con trẻ đọc được ngôn ngữ cơ thể. Việc này khiến con trẻ hiểu bản thân mình và người khác hơn. Thậm chí, sau này nhờ đó mà tránh được điều đáng tiếc khi thấy người cạnh mình hoặc ai đó “có vấn đề”, có những hành động mờ ám…

4. Không bao giờ ép con ôm, hôn, động chạm đến bất kỳ ai và vì lí do gì

Đồng nghiệp đến nhà chơi, thấy bé kháu khỉnh dễ thương quá mà muốn ôm hôn, nhưng bé không thích thì mẹ hãy giải quyết bằng cách nói: “À, con không thích ôm thì con chào cô đi, mi gió cô đi nào”. Nhiệm vụ của bạn là làm những gì tốt nhất cho trẻ và khiến chúng cảm thấy an toàn, hạnh phúc, cần phải khiến người khác cũng như vậy đối với con mình. Như thế, con sẽ hiểu chúng có quyền được tự chủ và người khác phải tuân theo, nếu vi phạm, họ nên bị trừng phạt.

5. Khuyến khích trẻ tự vệ sinh bộ phận sinh dục của mình

Nhiều mẹ rất khoái nghịch 'của quý' của con rồi tỏ ra vui vẻ như đó là đồ chơi của mình kể cả lúc tắm cho con hay lúc bình thường. Điều này là không nên tí nào, mà ngược lại, hãy giải thích cho các bé hiểu bộ phận đó rất quan trọng, chính con là người phải chăm sóc nó. Đó là cách tuyệt vời để tăng niềm tự hào về cơ thể và ý thức sở hữu chính cơ thể mình của bé.

Ngoài ra, luôn hỏi trẻ khi đụng hoặc làm gì đó các bộ phận trên cơ thể trẻ. Các mẹ đừng coi đó là sự khách sáo mà đó là sự tôn trọng cần có đề con ý thức được bản thân mình. Nếu con không thích mẹ lau người cho, không thích mẹ động vào chỗ nào đó, hãy dừng lại và giao lại khăn, xà bông cho con tự làm.

7. Cho con cơ hội được nói “đồng ý”, “không đồng ý”

“Con thích mặc bộ nào, xanh nhé, hay hồng?”, “Con thích chơi gì? Lego hay robot đại chiến?”, “Con có thích cột tóc lên cao hay thắt bím?”… Hãy cho con cơ hội được lựa chọn trong các hoạt động thường ngày. Vừa tăng tính giao tiếp và tìm hiểu giữa bố mẹ - con cái, việc này còn khiến cho trẻ thấy tiếng nói của chúng được coi trọng, chúng cũng cần coi trọng ý kiến người khác như thế.

8. Sẵn sàng nghe thắc mắc về cơ thể của con

Không bao giờ tránh né các câu hỏi “nhạy cảm” của con. Nếu ở hoàn cảnh không thích hợp, hẹn con dịp khác, và nhớ rằng hứa rồi thì phải làm. Ban đầu chắc các mẹ sẽ khá căng thẳng, thậm chí không biết bắt đầu như thế nào nhưng sau vài lần luyện tập một mình hoặc với ông xã, khi diễn giải cho con trẻ, bạn sẽ tự tin và tự nhiên hơn. Thái độ này rất quan trọng, nó khiến trẻ coi đó là chuyện bình thường, nhận thức được chúng có thể nói với bạn về những bất ổn hay phát triển mới trong cơ thể. Và tất nhiên vì thế, chúng hiểu đúng về bản thân chứ không sai lệch và phải tin vào những nguồn không chính xác khi tự mày mò.

Theo Eva


Bảy kỹ năng sống tuyệt vời có được khi lớn lên trong một gia đình đông anh chị em (26/4/2024)

Từ Hồi giáo đến với Đức ki tô: việc cải đạo đã đưa đến bí tích thánh thể (23/4/2024)

2024: Năm Đức Mẹ ban tràn đầy hy vọng (5/2/2024)

ĐGM Barron: Tuyên ngôn mới của Vatican khẳng định giáo huấn vượt thời gian của Giáo hội về hôn nhân (26/12/2023)

Phụ Huynh của Tuổi Teen (27/11/2023)

Sức mạnh của từ ngữ (10/11/2023)

Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được (27/10/2023)

Trẻ cảm thấy thế nào khi cha mẹ cãi nhau? (19/10/2023)

Trẻ em cảm thấy thế nào khi chúng ta than phiền về chúng ngay trước mặt chúng (15/9/2023)

Giáo dục: Chuyện của con tim (31/8/2023)

Nhật ký của một bà mẹ định phá thai (4/5/2013)

8 thói quen của người hạnh phúc (24/4/2013)

Người trẻ và 5 lựa chọn quan trọng nhất cuộc đời (18/4/2013)

Thấy gì qua việc hàng trăm học sinh xé đề cương? (10/4/2013)

Nhột quá! (2/4/2013)

Như đế quốc sụp đổ (27/3/2013)

30 truyện ngắn rất hay về cuộc sống (14/3/2013)

Suy ngẫm… (4/3/2013)

Đóa hoa khát vọng (2/3/2013)

Nhà Trần Văn Khê ở Sài Gòn (28/2/2013)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn