Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 7 cách để điện thoại bớt độc hại

Trung bình một người dành 7 giờ mỗi ngày trên màn hình điện thoại bất chấp cảnh báo về những nguy hiểm đối với sức khỏe thể chất và tinh thần.
Dễ gặp nhất là những căn bệnh như mỏi mắt, đau cổ vai gáy, ngủ không ngon giấc, căng thẳng, căng cơ và suy giảm chức năng tay là một số triệu chứng do sử dụng quá nhiều màn hình và thiết bị trong thời gian dài.
Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hoặc bạn cảm thấy việc nhìn chằm chằm vào màn hình chiếm quá nhiều thời gian trong cuộc sống, thì những lời khuyên sau về cách giành lại quyền kiểm soát công nghệ có thể giúp ích cho bạn.
 
Ảnh minh họa: CNBC
Tập đặt thiết bị xuống một cách có ý thức
Để chúng khuất tầm nhìn và cất đi khi bạn không sử dụng, đặc biệt là vào ban đêm. Loại bỏ chúng khỏi phòng ngủ, dùng một chiếc đồng hồ báo thức (để bạn không sử dụng đồng hồ báo thức trên điện thoại) và bạn sẽ ngủ ngon hơn khi ngừng lướt điện thoại vào đêm khuya. Hãy bỏ thói quen xem tivi với chiếc điện thoại bên cạnh. Chỉ cần tập trung vào một việc tại một thời điểm mà không bị phân tâm bởi một màn hình khác.
Giới hạn thời gian nhìn vào màn hình
Quá nhiều thời gian trên màn hình có thể khiến bạn đau đầu. Hãy chú ý đến cách bạn sử dụng công nghệ và tận dụng các tính năng như ghi chú bằng giọng nói, cho phép bạn cập nhật thông tin liên lạc mà không cần nhìn chằm chằm vào màn hình trong thời gian dài.
Ngừng những phiền nhiễu kỹ thuật số
Sự gián đoạn liên tục có thể gây ra căng thẳng về thể chất và tinh thần. Tắt thông báo và cảnh báo khi bạn muốn tập trung hoàn toàn vào một nhiệm vụ. Và giữ điện thoại của bạn xa khỏi bàn làm việc. Nghiên cứu cho thấy rằng để điện thoại ở gần, ngay cả khi nó không kêu, đổ chuông hay tắt nguồn, vẫn có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của bạn.
Sắp xếp khoảng thời gian không công nghệ
Trầm cảm và lo âu là một trong những hậu quả của tình trạng quá tải kỹ thuật số. Vì vậy, thoát ra khỏi thế giới ảo trong một thời gian là rất quan trọng. Đi dạo giữa thiên nhiên, đọc sách, đạp xe: hãy làm bất cứ điều gì khiến bạn rời xa màn hình trong một thời gian.
Làm cho màn hình dễ nhìn hơn
Việc lạm dụng màn hình có thể làm căng mắt và ảnh hưởng đến thị lực của chúng ta. Đừng cố nhìn vào màn hình nhỏ để thực hiện công việc sẽ được thực hiện tốt hơn trên màn hình lớn như của máy tính. Giảm ánh sáng xanh trên thiết bị và tận dụng tất cả các tính năng trợ năng hữu ích khác. Hãy bắt đầu bằng cách sử dụng màn hình chống chói, và cũng nên nhớ đảm bảo âm lượng ở mức an toàn.
Kiểm soát tình trạng quá tải thông tin
Sắp xếp điện thoại, máy tính và máy tính bảng của bạn để có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả. Một số ứng dụng có thể giúp bạn chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình và làm việc bình tĩnh, hiệu quả hơn. Bạn có thể sử dụng các ứng dụng giúp theo dõi và đo lượng thời gian bạn đang sử dụng (hay lãng phí) trên màn hình của mình. Chúng ta có thể lấy lại quyền làm chủ đối với các thiết bị kỹ thuật số khi chủ động hơn trong việc sử dụng chúng.
Ngồi đúng tư thế
Cúi người xem điện thoại hoặc khom lưng trước máy tính xách tay sẽ gây hại cho cổ và lưng của bạn. Hãy ngồi thẳng lưng, vươn vai thường xuyên và tập thể dục, nhưng đừng dùng điện thoại.
Bảy mẹo này sẽ giúp bạn lấy lại cảm giác kiểm soát cuộc sống số của mình. Quan trọng là phải rõ ràng về những khoảng thời gian riêng để sử dụng thiết bị kỹ thuật số và những thời điểm không điện thoại.
Tuy nhiên cũng nên tận hưởng những điều kỳ diệu của công nghệ và sử dụng chúng một cách có ý thức. Hãy coi mình là người dùng, thay vì là một nạn nhân kỹ thuật số.
Đức Anh (Theo CNBC)
(VnExpress)
 


5 loại thực phẩm được Harvard chứng nhận giúp hạ cholesterol xấu tốt nhất (8/5/2024)

Dừng uống cà phê nếu thấy các dấu hiệu sau (26/4/2024)

Những thực phẩm khi ăn nhiều sẽ rút cạn canxi trong cơ thể bạn (12/4/2024)

8 thực phẩm nên ăn thường xuyên để thanh lọc cơ thể (4/4/2024)

Loại thực phẩm ăn vào buổi sáng cực tốt cho gan (21/2/2024)

5 lí do ăn chuối giúp giảm lượng đường trong máu (15/2/2024)

Món ăn ngày Tết giúp hệ tiêu hóa khỏe (5/2/2024)

Tác dụng bất ngờ của rau cải cúc với sức khoẻ (30/1/2024)

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đều đặn ăn khoai lang luộc vào bữa sáng? (15/1/2024)

Cách mở nắp chai bị vặn quá chặt (5/1/2024)

Mẹo chọn cua biển ngon mà người làm nội trợ cần biết (4/10/2023)

Người bị đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì? (15/9/2023)

Người dùng thực phẩm bổ sung cần biết 6 lưu ý này (31/8/2023)

Những món ăn tốt cho sức khỏe đường ruột (19/8/2023)

8 mẹo kiểm soát đường huyết khi ăn đồ ngọt (2/8/2023)

Để duy trì sức khỏe tốt, người cao tuổi nên làm gì? (7/7/2023)

3 dấu hiệu cảnh báo tay chân miệng trở nặng, cha mẹ cần phải biết (25/6/2023)

Những thực phẩm ăn càng nhiều càng hại · (14/6/2023)

7 thói quen thường gặp gây hại cho sức khỏe tim mạch (10/5/2023)

5 lỗi khiến món rau xào không ngon (26/4/2023)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn