Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 

TẤT CẢ VÌ CON NGƯỜI

I
TÀI NĂNG

Dưới đây là những câu chuyện vui tế nhị, giáo dục nhân bản. Linh mục Hyatt đã cho truyền thanh trong chương trình Công giáo hàng tuần ở Nhật Bản với chủ đề “Tất cả vì con người”. Ghi chép lại để, đọc, suy gẫm và sống. Tôi thấy nhiều cái hay. Xin phổ biến dần dần cho nhiều người sử dụng, nhất là ngày nay tình trạng nhân bản hình như có phần sút kém. Vậy, xin gửi đến quý vị, tùy cách quý vị sử dụng. 

Tất cả 146 câu chuyện về:
 
I.               Tài năng
II.            Sống là tiến tới
III.          Thành bại
IV.         Hạnh phúc
V.           Sống là yêu
VI.         Sống để phục vụ
VII.      Liên hệ giữa người với người
VIII.    Hôn nhân và gia đình
IX.         Sống để làm việc
X.           Trí khỏe trong thân xác mạnh
XI.         Nhìn lại chính mình
XII.      Sống hữu ích cho đời
XIII.    Công lý và Hoà bình 
I

TÀI NĂNG
 

1/ Tiềm năng

Thuở bé, tôi sống với gia đình ở miền núi. Mùa đông rất lạnh, phải dùng than để sưởi ấm. Đêm nọ, cha tôi gắp một hòn than cháy đỏ trong lò, ông nói: “Ta đốt than để sưởi ấm. Nhưng hòn than bé này thì làm sao sưởi ấm được cả làng của ta. Các nhà bác học đang tìm cách sử dụng năng lực của nó đấy con ạ”. Lời đó, tôi không sao quên được. Hòn than là biểu hiện của thiên tài còn đang tiềm tàng. Lớn lên, sau này mới hay rằng các nhà bác học đã sử dụng nguyên tử năng để làm bom nguyên tử. Tôi nhớ ngay bài học cha tôi đã nói. Thích thú hơn nữa là khi biết nguyên tử lực phụng sự hoà bình.

Tuy nguyên tử lực vẫn còn trong thời kỳ sơ khai, song nó đã là nguồn điện lực cho nhiều thành phố. Và ai đoán được kết quả của nó mai này. Nguyên tử lực lấy ra từ chất Uranium và bao chất khác đang được dùng để rút ra nguyên tử lực. Cha tôi nói, nguyên tử lực nó ẩn trong hòn than và trong bao nhiêu vật khác trên mặt địa cầu. Khi nào tiềm lực này được sử dụng, thì ích lợi biết bao cho nhân loại.

Tiềm lực trong con người cũng thế. Tài năng tiềm tàng trong mỗi người chưa được sử dụng đúng mức. Mới có một ít người biết sử dụng tài năng mà đã sinh ra bao nhiêu lợi ích. Nếu tất cả cùng biết sử dụng năng lực của mình thì thế giới tốt đẹp biết bao.

Hòn than bé nhỏ là biểu hiện của tiềm lực trong con người vậy.
 
2/ Mọi chi thể đều quan trọng

Xã hội loài người là một thân thể: tuy khác nhau, nhưng mỗi chi thể đều có công dụng đặc biệt và cần thiết.

Như thể xác, xác khỏe là khi nào các chi thể làm việc điều hòa, chi thể nào trục trặc là có bệnh ngay. Xã hội từ gia đình, làng, nước, cho đến thế giới đều như nhau.

Mỗi người vừa là chi thể, hội viên, đơn vị xã hội. Ta nghĩ sao, ta nói gì, ta làm gì đều gây ảnh hưởng, đặc biệt đối với đơn vị gần ta nhất. Chức vị càng cao, trách nhiệm đối với xã hội ấy càng nhiều.

Lắm lúc bộ phận bé lại ở vị trí then chốt của sức khỏe của thể xác, mắt để thấy, tai để nghe, mũi để thở, chân cần để đi. Không bộ phận nào làm thay được bộ phận nào. Vì mỗi bộ phận có sự quan hệ đặc biệt của nó. Giữa anh và tôi cũng thật như thế. Ta rất quan hệ. Không ai có thể thay ai 100%. Nhiệm vụ ai, nấy làm, có thể tạm giúp nhau; nhưng không ai có thể thay chỗ đứng của ai trong xã hội. Lý do: mỗi người có “nhân vị” của riêng mình. Trước anh, chưa có một người nào đã y như anh. Cũng như chưa có ai y như tôi ngày nay. Ngay trong nhà, trong khu xóm, trong công sở và trong thế giới, anh và tôi, ai có việc nấy.

Sức khỏe của xã hội tùy anh và tôi - mỗi người phải làm xong trọng trách của mình, không ai có thể thay ai được.

 
3/ Điện lực trong người

Trước đây một trăm năm, con người chưa biết điện lực là gì? Thế mà nay khi mất điiện là cả bao nhiêu thứ bị tê liệt. Nào mất ánh sáng, bao nhiêu máy móc chạy bằng điện đều ngưng cả! Vì điện là động lực. Ánh sáng trong nhà, ngoài đường, quạt, bếp, xe điện, rạp chiếu phim, truyền hình, điện tín, vi tính, thang máy, nhà in, máy điều hòa, tủ lạnh, và còn bao nhiêu công dụng đang hoặc sẽ dùng.

Đây, con người là nguồn động lực còn quan trọng hơn, tức động lực tinh thần. Tinh thần đem lại ánh sáng, sức nóng và động lực. Ánh sáng của tinh thần, sức nóng của tình yêu. Nó còn là năng lực gần như vô tận đối với bao nhiêu công việc khác.

Động lực đó quy tụ trong ý chí, từ ý chí chuyển sang trí não, sang tình yêu và các khả năng khác nhau trong con người.

Ý chí chỉ huy và là động lực thi hành; ý chí suy luận, trí khôn sẽ sáng suốt; ý chí bảo thương, tình yêu sẽ nóng sốt. Lệnh của ý chí đã ra, là mọi cơ thể phải hành động.

Đặc tính của đời sống loài người tùy ở sự chỉ huy của ý chí, và tùy cách chỉ huy của động lực tinh thần. Và tùy nó có khả năng chỉ huy hay không. Bởi vì, điện lực là điện lực bất động, nếu ta không sử dụng nó; năng lực tinh thần của ta cũng thế, nó sẽ bất động nếu ta không dùng đến.

 
4/ Trưởng thành

Nam nữ trên hoàn cầu đều có nhân vị, đều có tâm tính khác nhau, mỗi tâm tính có mỗi nhiệm vụ trong công tác xã hội. Người có tính vui vẻ: đặc điểm là họ làm dịu bầu không khí dù căng thẳng đến đâu, cũng phải vui lên. Người nhiều cảm tình dễ gây thiện cảm, làm dịu đau thương. Người có tính hoạt động dễ làm cho xã hội phải động, do gương và sức nóng của họ truyền sang kẻ khác. Người có tính trầm lặng, ẩn dật, gặp họ tâm hồn sẽ an tĩnh. Người có tính nghiêm nghị và lý luận: kẻ gặp khó khăn sẽ tới với họ để bàn hỏi.

Mỗi người có một trong các đặc tính đó, và sử dụng nó cho đúng chỗ, đúng mức là thành công! Rủi là ít ai thành công! Vì người này tưởng có cái mình không có, và chỉ mong cái hay của thiên hạ. Rồi, đi ăn cắp gõ kiểu của người khác, khi con người của họ ngược với con người mình! Thích mang mặt nạ giả tạo, còn tài đức của mình thì không lo phát triển.

Muốn thành công trên đời, nên lột mặt nạ, và thành thật chính mình - Người nào có tính trầm lặng, sẽ giúp ích cho đời nhiều hơn! Ai có tính hoạt động hãy can đảm hơn, mạo hiểm với cái khó! Kẻ vui tính: phải sử dụng đặc tính này để nới rộng sự vui tươi; người trí thức: cố dùng sự học biết để giúp đời.

Mỗi người cố tìm hiểu cá tính của mình, tìm thấy khía cạnh của đức tính mình có, để suốt đời hy sinh, khai thác nó một cách hoàn hảo.
 
5/ Vĩ nhân

Nước nào cũng xây trường quốc tế cho con cái các nhân viên tòa Đại sứ và các nhà thương mại.

Ở Tây Ban Nha có một giáo sư rất trọng lương tâm chức nghiệp. Ông cố trình bày lịch sử của mỗi nước rất rõ rệt với chân giá trị đặc biệt của mỗi nơi. Trình bày rõ rệt đâu đó, ông hỏi mỗi học sinh: “Ở xứ em có bao nhiêu vĩ nhân, hiện em biết rõ? Các học sinh cố moi óc kể theo thông lệ tên các vị Tổng thống, Thủ tướng, bác học, nghệ sĩ, tác giả v.v… ở nước mình.

Chỉ có hai em. Một em kể tên bố. Bố là thư ký ngoại giao không tên tuổi. Đối với em, người đó là quan trọng nhất! Và giáo sư cho là nói đúng. Một em khác trả lời cách chân thành: Trong xứ em không có sinh ra người lớn, sinh trẻ em thôi. “Đọc thế, ông giáo cười nhưng khi ngồi suy nghĩ, ông thấy hay”.

Em nói đúng. Không ai sinh ra là vĩ nhân ngay. Có thể thiên tài ẩn trong trẻ bé, vĩ nhân chỉ là kết quả của sự cố gắng lâu dài để khai thác tiềm năng thiên phú.

 
6/ Tài

Tài thực mầu nhiệm. Tất cả đều có tài với mức độ khác nhau. Tại sao có người không cần cố gắng nhưng tự nhiên hát hay. Trong khi có người cố thét lên mà không ra giọng nào? Sao môn thể thao này em thì biết, em lại không chơi được? Sao em này học dễ dàng, em khác học không vô?

Bao câu hỏi không lời đáp! Quanh chữ tài có nhiều bí ẩn. Tuy nhiên, ta biết tài là thiên phú, không ai tạo ra nó. Chỉ biết rằng khéo khai thác, tập luyện đó là cái công của ai có tài.

Khốn nạn, có người tự cao với cái tài trời cho, và chỉ sử dụng nó cách ích kỷ. Kẻ khác biếng nhác, không khai thác cái tài trời ban. Cả hai hạng có tài đó, đều nhầm cả! Họ coi cái tài như tài sản cá nhân, đang khi trời cho là để họ sử dụng cho kẻ khác nhờ. Chúng ta đều nhầm thế cả! Dù ta không kiêu căng dùng tài để khiến người chú ý, ít ra ta đã không sử dụng tài này cho anh em nhờ.

Khi có tài nói người khác dễ nghe, tin tưởng và an tâm. Kẻ có tài ăn nói đứng đắn, hùng biện. Người có tài làm giáo sư. Dù tài gì ta có, phải nhận tài năng đó, khai thác nó và sử dụng cho anh em nhờ.
 
7/ Thành nhân

Thời nay, thời cạnh tranh, thường chúng ta mắc phải tật hay đoán “sự thành công” của một người gần như hoàn toàn qua việc làm bên
ngoài. Việc làm quan trọng thực, song chưa ắt là thành công. Việc làm không quan trọng bằng chính con người.
Thành công là thành nhân, việc làm đi đôi với nhân cách mới thực là “thành công”. Thấy việc bên ngoài, mà cho là cuộc đời thành công, thực là lầm to.

Lịch sử cho thấy, bao nhiêu nam nữ tài danh về tài, nhưng đời tư lại hỏng! Minh tinh, ca sĩ, chính trị gia, tác giả, thương gia, họ giàu biết mấy, mà không thấy hạnh phúc! Quá hoạt động bên ngoài, họ không lo hoàn bị nhân phẩm của họ.

Ước gì họ khai thác nhân vị của họ ngang sự mở mang về tài năng, công việc làm ăn. Họ có đủ thuận tiện để trở thành “vĩ nhân”. Nhưng kẻ có tài, đa mang công việc, hay quên điều kiện căn bản này. Mỗi người sẽ đặt câu hỏi:

Thu góp của cải có hơn bình an tâm hồn không? Lo cho con cái, dân chúng có nhiều của, có hơn được tình bạn, tính dịu hiền, tha thứ chịu đựng nhau không? Nhiều của, nhiều tài, có danh tiếng, có hơn được sự người khác mến lòng nhân đạo của ta không?
 
8/ Mang theo xuống mồ

Tiền bạc tự nó không giá trị gì, trừ khi chủ nhân biết rằng mình có và sử dụng được nó. Ví dụ tôi được ông cậu để lại gia tài một triệu đô la: để tên tôi đứng trong ngân hàng, mà giấu tôi và rồi ông chết đột ngột. Tôi lao động vất vả với lương tháng. Lắm lúc bán được món gì trong nhà cứ phải bán để cho con ăn học. Đến già vẫn sống nghèo nàn. Chết không biết gì để cho vợ con. Đang khi đó, tiền ngân hàng rất nhiều, vẫn có tiền lời mà tôi không ngờ đến, không ai cho tôi rõ ở đâu mà báo cho tôi biết, thế là tiền vẫn nhiều, tôi vẫn nghèo.
Thực ra, không bao giờ xảy ra như thế trên đời này, tuy nhiên sự việc đang xảy ra trong tôi. Tiền bạc có thể tôi không có, nhưng tiềm lực tinh thần sao không? Người cháu có thể không ngờ gia sản khổng lồ, nhưng tôi nhất định phải biết tiềm lực phong phú của tôi; vì qua bao nhiêu thử thách trong cuộc đời, cũng như bao lần tôi đã giúp ích được cho xã hội, đã nói rõ sự kiện này và cho biết: tôi có tài năng phong phú đó.

Buồn thực, vì bao nhiêu người như người cháu có gia sản kếch xù mà không hay để rồi chôn vùi tiềm lực và đem theo xuống mồ.
 
9/ Lời vàng tiếng ngọc

Lời nói hay, quí như ngọc. Lời nói trang điểm người nói như xâu ngọc trên cổ người đẹp. Thực ra có câu: thinh lặng là vàng; người thinh lặng đúng lúc, vầng trán họ sáng rực uy tín.

Có lúc phải nói, có lúc thinh lặng. Phúc cho ai biết nói đúng lúc. Khi không biết hay biết không rõ “dựa cột mà nghe!”. Nói ra mà mích lòng, mà sinh đau phiền kẻ khác, hãy thinh lặng. Bạn đang bối rối, cần sự thinh lặng. Biết lắng nghe người đang nói tâm sự. Đúng, thinh lặng là vàng.

Đây đến lúc ta có bổn phận phải nói. Nói để soi rõ vấn đề, đốt nóng con tim. Qua năng lực lời nói, ta giúp anh em giải quyết bao vấn đề, trấn an lương tâm, đem lại niềm vui, thêm sự thông cảm, thêm tình bằng hữu, thêm tình thương.

Lưỡi: chi thể bé, nhưng đắc lực nhất! Thành công hay thất bại trong đời là do nó phần lớn. Kinh Thánh ví nó như tay lái của tàu, bé nhưng điều khiển chiếc tàu to (Giacôbê 3,4). Xem chiếc tàu to, mặc gió lớn thổi, tay lái nó tuy bé, nhưng tài công đã dùng nó để hướng tàu đi. Lưỡi, tuy bé, nhưng nó làm được đại sự.

10/ Quá dè dặt

Quá dè dặt đã khiến cho bao người không sử dụng được tài năng của họ. Một giáo sư có tài ở Mỹ đã mang cái khuyết điểm đó. Ông rất giỏi về văn chương Anh ngữ. Bao nhiêu đệ tử đã rạng danh, cảm nhớ lời ông chỉ dạy. Cá nhân ông lại không sáng tác được gì!
Ông có tài sáng tác, song không đồng ý với tác phẩm và không dám ấn hành, sợ bị phê bình. Ông là nạn nhân của cái gọi là dè dặt hay tự ái kiêu căng và thế giới mất đi bao tác phẩm quý.

Dè dặt, con đẻ của kiêu căng giết chết bao tài năng. Những người học ngoại ngữ hay mắc nó. Đây hai cậu VN. bắt đầu học sinh ngữ với nhau, nào sách, nào thầy, nào đĩa. Một cậu cứ bạo nói, tuy nói sai, song biết tiếng nào cứ dùng tiếng đó. Cậu nọ nhút nhát. Học rất kỹ. Không dám nói, sợ nói sai rồi người ta cười, khi nào rành sẽ nói. Thế là sinh ngữ có đầy đầu, mà cả năm chưa nói ra được một câu. Biết mà nói không xuôi. Không phải anh bất tài, chỉ vì anh sợ nói sai mà làm cho anh không sử dụng tài mà anh có.

Để đóng góp vào sự tiến triển chung của nhân loại, ta hãy bạo dạn sử dụng tài năng của mình.

11/ Thi đua

Thời nay là cạnh tranh. Không thể có một bước tiến bộ nào trong đời sống mà không phải thi đua với kẻ khác. Thi đua trong việc học. Thi đua trong việc làm ăn. Thi đua về thể thao. Chạy đua trong trường chính trị, đua nhau trên cách đồng nghệ thuật và kịch nghệ. Và tất cả mọi thứ, tự nhiên bị bắt buộc phải tranh đua, là lối hợp lý nhất để định đoạt ai là người chiếm đỉnh cao nhất trong ngành. Quyết định vậy rồi, và do cuộc thi đua công bằng, người cao điểm nhất sẽ là người lãnh đạo trong ngành và kết quả rất có lợi cho xã hội.
Những sự tranh đua đối với cá nhân, có kết quả lợi hay hại?

Kẻ sợ phải tranh đua, họ mất bình tĩnh khi ra tranh đua với kẻ khác. Kẻ lại kiêu căng, muốn dùng tài mình để hạ địch thủ; kẻ khác lại đầy tham vọng, ganh ghét, oán thù kẻ đã cùng mình tranh đua. Ba hạng đó đều tranh đua có hại. Chỉ có lợi, là khi nào đấu thủ có tinh thần đứng đắn. Một tác giả trứ danh có tài, nói với tôi, ông luôn luôn chọn nhà sáng tác đặc biệt để tranh đua. Nhà sáng tác mà anh ta quý chuộng tài của họ. Mỗi lần là thúc ông phải làm việc quyết liệt. Xem đối thủ là ân nhân và kết thúc trong tình bạn chân thành. Cám ơn đối thủ vì đã giúp ông tiến bộ trong nghệ thuật.
 
12/ Anh hãy còn trẻ

Ông Matsuyama, giáo sư đại học Nhật bản, người được tiếng là rất giàu sáng kiến, sinh viên gặp ông lần đầu, đã cảm thấy ngay ông là người say sưa hy sinh vì chức nghiệp.

Lớp ông luôn luôn rất linh động, ông hay kể những mẫu chuyện kinh nghiệm sống của đời mình cho sinh viên nghe. Một trong các câu chuyện ông hay kể ngay lớp đầu, khiến họ phấn khởi là sự việc mà cá nhân ông đã gặp trong thế chiến thứ II.
Thời kỳ đó, ông vừa ra trường với cấp bậc thiếu úy hải quân, phục vụ trên một chiến hạm. Mới ra đi lần đầu, tàu ông bị trúng thủy lôi và chìm dưới đáy biển. Tàu nổ, ông bị văng rơi xuống biển. Thấy một tấm ván trôi cách đó một tí, ông cố bơi theo. Vừa ôm ván, ông thấy một sĩ quan cấp trên cũng cố bơi theo. Thấy rằng ván không đủ hai người, ông liền xô tấm ván cho người lội sau. Sĩ quan cao cấp lên ngồi trên mảnh ván rồi, bèn gọi ông cùng lên. Sĩ quan cao cấp nói: “Anh còn trẻ, còn vợ dại con thơ, và bao công tác mai hậu cho xã hội, anh phải sống”. Nói vừa xong, sĩ quan cao cấp này nhảy xuống biển, xô ván chở ông ra xa.

Giáo sư kết thúc câu chuyện và không tiếc lời ca tụng lòng anh dũng quên mình của sĩ quan đã cứu mạng ông. Đó là lý do khiến ông luôn luôn nỗ lực tận dụng sự sống còn này.
 
(còn tiếp) 
Jos. Nguyễn Hùng Cường (st) 


Chúa Nhật III Mùa Chay - Năm B (28/2/2024)

Chúa Nhật II Mùa Chay - Năm B (21/2/2024)

Chúa Nhật I Mùa Chay - Năm B (15/2/2024)

Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm B (1/12/2023)

Tây Bắc - Trời Xanh, Mây Trắng, Nắng Vàng… (27/11/2023)

Lời nguyện truyền giáo (19/10/2023)

Thư mục vụ gửi cộng đồng Dân Chúa về Giáo hội tham gia (23/9/2023)

Danh sách Các Thánh Tử Đạo Việt Nam xếp theo ngày lễ (7/7/2023)

Viết về người cha nhân ngày hiền phụ (18/6/2023)

Cảm nghiệm về một Mùa Chay – Mùa Phục Sinh (9/4/2023)

Chỉ là du khách! (20/6/2012)

Người Cha & Mái Ấm Gia Đình (17/6/2012)

THÁNH ANTÔN PAĐUA (13/6/2012)

Phép lạ Thánh Thể tại Lanciano, Italia (10/6/2012)

Cuộc sống tuyệt vời (26/5/2012)

Bảy ơn Chúa Thánh Thần (23/5/2012)

Sống Tin Mừng Phục Sinh (4/5/2012)

Ngày 01-5, Quốc Tế Lao Động. Mừng lễ Thánh Giuse Thợ (30/4/2012)

Nhân ngày cầu cho Ơn Thiên Triệu (28/4/2012)

Những bóng ma tưởng tượng (21/4/2012)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối


 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn