Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
NHỮNG LƯU Ý KHI SẢN PHỤ KHÁM THAI LẦN ĐẦU
 
Các bác sĩ sản khoa khuyên rằng khi phát hiện có thai, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt. Nên khám lần đầu trước khi thai kì được tám tuần vì có nhiều vấn đề mà bạn cần kiểm tra.

Một số phụ nữ phát hiện mình có thai nhưng không đi khám sớm vì nghĩ thai còn nhỏ. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên sản phụ khoa, việc bạn ỷ y, không đi khám thai sớm có thể dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc như sẩy thai sớm, thai lưu do bất thường ở tử cung hay do gien.

Để tránh tình trạng trên, bạn nên đi khám thai sớm để biết thai kì phát triển khỏe mạnh hay không để can thiệp kịp thời.

Khám thai lần đầu khi nào?

Bác sĩ Hồ Thị Ngọc, chuyên khoa sản, Bệnh viện FV, tư vấn: “Ngay khi nghi ngờ mình có thai với các dấu hiệu như trễ kinh và dùng que thử thai thấy có hai vạch hồng, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Điều này giúp chẩn đoán thai bình thường hay có vấn đề như nằm ngoài tử cung, không có tim thai… để có biện pháp xử lý. Lần khám này nên thực hiện trước khi thai kỳ được tám tuần.

Lần khám thai đầu tiên rất quan trọng vì bác sĩ sẽ dự đoán tuổi thai, xác định ngày dự sinh. Việc khám thai trong ba tháng đầu thai kỳ giúp chẩn đoán được ngày dự sinh chính xác hơn những tháng giữa và cuối thai kỳ.

Những vấn đề mà bạn cần quan tâm

Bên cạnh việc cung cấp các thông tin về sức khỏe bản thân cho bác sĩ biết, bạn còn được chỉ định thực hiện một số thăm khám và xét nghiệm quan trọng gồm:

- Khám tổng quát về sức khỏe như cân nặng, đo huyết áp, khám phụ khoa. Nếu gần đây bạn chưa làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap smear), có thể bác sĩ sẽ cho bạn làm xét nghiệm này để kiểm tra phát hiện tế bào bất thường. Xét nghiệm huyết trắng để kiểm tra xem bạn có mắc các bệnh lây qua đường tình dục như Chlamydia và bệnh lậu để điều trị kịp thời.

- Thử nước tiểu để kiểm tra bạn có bị nhiễm trùng đường tiểu và một số bệnh khác.

Xét nghiệm máu để biết nhóm máu và xem bạn có thể bị thiếu máu hay không. Xét nghiệm này còn giúp tầm soát các bệnh viêm gan B hay HIV. Nếu phát hiện có vi-rút, bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp, chữa trị trong lúc bạn mang thai để giảm thiểu khả năng lây bệnh cho con.

Bạn có thể hỏi bác sĩ một số vấn đề như:

- Tôi nên ăn loại thực phẩm và cần tránh loại nào? Tôi có thể đi du lịch vào lúc này không? Tùy tình trạng sức khỏe của bạn và thai nhi, bác sĩ sẽ tư vấn những điều nên làm.

- Quan hệ vợ chồng trong lúc mang thai cần sự nhẹ nhàng và đúng tư thế. Nếu cảm thấy lo lắng, bạn đừng ngại hỏi bác sĩ để được tư vấn cách quan hệ đảm bảo an toàn cho bạn và thai nhi.

Chuẩn bị trả lời câu hỏi của bác sĩ

Trong lần khám đầu tiên, bạn cần chuẩn bị thông tin để trả lời một số câu hỏi của bác sĩ như:

- Bạn có triệu chứng hay vấn đề gì bất thường kể từ kỳ kinh nguyệt cuối hay từng có vấn đề gì về sản phụ khoa không?

- Đây là lần mang thai thứ mấy? Nếu là lần thứ hai, bác sĩ sẽ hỏi bạn lần mang thai trước có gặp vấn đề như bỏ thai, sẩy thai không? Lần trước sinh thường hay mổ?

- Bạn có bệnh mãn tính nào không? Bạn dùng thuốc gì để chữa bệnh?

- Bạn có uống thuốc, thực phẩm chức năng nào trước khi mang thai?

- Gia đình bạn có người nào bị bệnh hiểm nghèo có khả năng lây hoặc di truyền không?

Mách bạn

Nếu bạn đang sống và làm việc trong môi trường có nhiều rủi ro như hóa chất, bụi, bạn nên hỏi bác sĩ về mức độ nguy hại cho thai nhi và cách phòng tránh. Bạn đi khám thai ở khoa sản tại bệnh viện tuyến quận, huyện hoặc bệnh viện chuyên sản phụ khoa.

(Tiếp thị & Gia đình) 


3 cách giải thích vì sao ta tin Chúa (12/4/2024)

Sáu cách khuyến khích trẻ lắng nghe tích cực (21/2/2024)

Tại sao hôn nhân thời nay dễ đỗ vỡ? (30/1/2024)

ĐTC Phanxicô đề nghị chúng ta hãy tập tha thứ (15/1/2024)

3 đoạn Kinh Thánh đem lại bình an cho cha mẹ (9/12/2023)

Tin tưởng người bạn đời là gì? (10/11/2023)

Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực (14/10/2023)

Gia Đình & Giáo Dục (15/9/2023)

Tương quan với các thành viên trong gia đình: Sự tha thứ và ân sủng của Chúa (19/8/2023)

Nhìn lại mình (3/8/2023)

Những ngộ nhận về hôn nhân Kitô giáo (5/4/2012)

Đối mặt với thử thách cuộc sống (29/3/2012)

'Ngôi nhà hạnh phúc' trong toilet (21/3/2012)

Gia trưởng và việc nhà (15/3/2012)

Quà tặng cho mình (7/3/2012)

Con gái và những suy luận (3/3/2012)

Rơi nước mắt vì bức thư mẹ Whitney Houston gửi cho con gái (25/2/2012)

10 điều em nên điều chỉnh (22/2/2012)

Bài học từ tình yêu của cha mẹ (19/2/2012)

Sống với yêu thương (13/2/2012)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn