Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
Một số tập tục Lễ Phục Sinh
 
Tốt nhất nên sơn màu gì cho các quả trứng phục sinh? Người ta làm ổ trứng phục sinh như thế nào? Món thịt cừu sẽ thơm ngon hơn với những gia vị gì? Một lễ phục sinh thật sự sáng tạo cần phải được chuẩn bị thật tốt. Rất nhiều các trang web sẽ là một sự trợ giúp đắc lực cho các bạn.

Thỏ Hanni được coi là một chuyên gia thực thụ. Tại trang web www.hanni-hase.de có rất nhiều thông tin cho các câu hỏi xung quanh lễ Phục sinh của vùng Osteistedt bang Niedersachsen. Bên cạnh những câu chuyện và những mẩu chuyện cười, có thể tìm thấy ở đây rất nhiều lời khuyên. Ví như những ý tưởng cho việc vẽ trứng, làm ổ trứng phục sinh, cũng như là những mẫu thiết kế cho áo phông và bát đĩa với chủ đề Phục sinh. Ngoài ra bạn còn có thể tải về những mẫu vẽ sẵn.

Trang web Thỏ Hanni còn cung cấp thông tin về ý nghĩa của lửa phục sinh, nến phục sinh cũng như nước phục sinh. Các trò chơi lễ phục sinh trên mạng mang đến cho các bạn nhỏ rất nhiều niềm vui. Ngoài ra trẻ em có thể liên hệ với Thỏ Hanni và viết thư theo một địa chỉ đã cho. Các bậc phụ huynh có thể sẽ quan tâm đến lịch tất cả các ngày Chúa Nhật Phục sinh từ nay cho tới năm 2050.

Để biết có thể rút ruột trứng, nhuộm trứng và treo trứng phục sinh tốt nhất, hãy vào trang www.ostern-mit-dem-osterhasen.de <http://www.ostern-mit-dem-osterhasen.de/ tới đường Link «Ostereier» (Trứng Phục sinh) rồi nhấn vào mục «Ostereier färben und andere Bastelideen» (Nhuộm trứng phục sinh và các ý tưởng khéo tay khác). Nhưng hãy chú ý: Những quả trứng mang màu sắc gì không phải là không có ý nghĩa! Ví dụ tại trang www.ostern-im-web.de có giải thích rằng những quả trứng vàng biểu tượng cho sự rọi sáng và sự thông thái, trong khi những quả trứng màu da cam tượng trưng cho sức mạnh, sự kiên trì và chí tiến thủ.

Rất đáng tìm hiểu là phong tục và tập quán tại các nước khác dưới đường Link «Ostern international» (Phục sinh trên thế giới). Còn các ngày Lễ Chúa Ba Ngôi, Chúa Lên Trời, Lễ Hóa Thánh Thể, Thứ Tư Tro tính từ ngày Chủ nhật Phục Sinh như thế nào, sẽ được tiết lộ ở mục «Osterzeit» (Thời gian Phục sinh).

Tại sao lại chính là con thỏ giấu trứng vào dịp lễ Phục sinh, cho tới nay vẫn chưa có lời giải thích rõ ràng cho câu hỏi này. Nhưng một số giả thuyết có trong trang www.das-osterportal.de . Ai muốn biết nhiều hơn những khía cạnh tôn giáo và lịch sử của lễ Phục sinh xin ghé thăm trang « www.ostern-mit-dem-osterhasen.de »: Ví dụ trứng phục sinh ra đời như thế nào? Ngày xưa trứng được luộc chín để có thể giữ được đến kỳ ăn chay trước Phục sinh. Và người ta nhuộm màu trứng cốt để phân biệt được trứng chín với trứng sống.

Tại Đức, Thỏ sẽ mang trứng đến giấu trong nhà bạn vào dịp Phục Sinh

Vào ngày Chúa Nhật Phục Sinh, ở Đức diễn ra những cảnh tượng kỳ lạ sau: trong các ngôi nhà, các căn hộ hoặc các khu vườn nhà, lũ trẻ nhỏ hồi hộp chạy quanh, hết đẩy bàn ghế sang bên, lại nhấc gối lên, hoặc ngó vào sau gốc cây, trong bụi cỏ. Tại sao vậy? Ngày Chúa Nhật Phục Sinh, mọi người ở Đức tìm kiếm trong các xó xỉnh ít ai để ý nhất những quả trứng Phục Sinh nhuộm đủ màu sắc mà đêm trước "Thỏ Phục Sinh“ đã đem đến giấu vào đó.

Thế nhưng tại sao lại chính là chú Thỏ mang trứng đến cho lễ Phục Sinh của Thiên Chúa Giáo? "Việc này phát triển kể từ thời Trung cổ“, nhà sinh vật học Beate Witzel thuộc bộ phận sưu tập khoa học tự nhiên tại Bảo tàng thành phố Berlin giải thích. Thời đó, ngày Thứ Năm Xanh được xem là ngày kết thúc công việc làm ăn của năm. Vì thế trong ngày này, những người nông dân phải trả tiền địa tô cho các chủ đất, phần lớn bằng lương thực.

Vì trong thời gian lễ ăn chay trước đó, những người nông dân đã tích trữ trong nhà đặc biệt nhiều trứng, họ bèn luộc trứng lên để trả tiền địa tô. Kèm với trứng, những người nông dân thường giao nộp cho các ông chủ của mình thêm rất nhiều chú thỏ chết mà họ đã bắn được trên các cánh đồng.

"Vì thế mới có mối liên hệ "trứng và thỏ“, mối liên hệ được củng cố sau nhiều năm tháng trong đầu óc mọi người“, bà Witzel giải thích. Vào thế kỷ 17, những người lớn bắt đầu kể với trẻ con rằng những quả trứng là do các chủ Thỏ Phục Sinh mang đến. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, con vật nhanh nhẹn này không phải là kẻ duy nhất được xem là mang trứng đến. Cáo, cò và hạc từng là những nhà cung cấp trứng cạnh tranh với thỏ trong thời gian khá lâu nữa, nhà sinh vật học kể. Nhưng tới Thế Chiến thứ hai thì chuyện này chấm dứt hẳn. Vì các hãng sản xuất sôcôla đã phát hiện con vật mắt tròn xoe này cho riêng họ và vào dịp lễ Phục Sinh, họ chỉ sản xuất thỏ sôcôla - và như vậy họ đã khiến chú Thỏ thành kẻ mang trứng đến tận ngày nay.

Những quả trứng Phục Sinh sặc sỡ - được nhuộm hoặc vẽ một cách đầy trìu mến

Khi nói đến phong tục lễ Phục Sinh, không thể không nghĩ đến những quả trứng sặc sỡ với các nét vẽ trang trí, biểu tượng cho sức sống mới bừng dậy trong mùa Xuân. Những quả trứng sôcôla hoặc trứng nhuộm không thể thiếu trên bàn tiệc Phục Sinh.

Trong những ngày trước lễ Phục Sinh, trong cửa hàng, ngoài chợ , nhiều người tìm mua những hộp thuốc màu để vẽ trứng. Ai nhiều thời gian và kiên nhẫn cũng có thể nhuộm trứng bằng các màu sắc của cây cỏ tự nhiên. Như màu xanh của lá rau, màu đỏ của trái dâu, màu vàng của phấn hoa.

Lũ trẻ con lại thích nhất là vớ lấy những cây bút lông hoặc bút dạ. Những vỏ trứng đã rút ruột - tốt nhất là màu trắng - được tô vẽ một cách đầy trìu mến bằng màu nước hoặc bút dạ sẽ được tết thêm dải băng xinh để trang trí cho vòng hoa Phục Sinh ở nhà.

Thư Phục sinh, nước thần, tìm trứng theo Goethe - Những phong tục Phục sinh ở các địa phương

Trong phần đông các gia đình ở nước Đức, Thỏ Phục sinh và Trứng Phục sinh là những thành phần không thể thiếu của lễ Phục sinh. Chú thỏ cất giấu những quả trứng trong nhà, ngoài vườn, và lũ trẻ nô nức kéo nhau đi tìm chúng. Nhưng còn có những phong tục khác ít phổ biến hơn, ví dụ như chọi trứng ở Bắc Đức, lấy nước Phục sinh hay tìm trứng thỏ theo Goethe.

Tại Ostfriesland , miền Bắc nước Đức, người ta ném, thả trứng lăn xuống từ những triền đồi, triền đê hoặc cho trứng va vào nhau. Trước hết, lũ trẻ sẽ chọi với nhau: chúng thả trứng lăn từ những gò cát xuống. Phần thắng thuộc về ai không đánh vỡ trứng.
 
Tại Weimar, một phong tục gợi nhớ đến đại thi hào Johann Wolfgang von Goethe, người đã từng sống hàng chục năm ở thành phố này. Sinh thời, năm nào ông cũng mời trẻ em đến vườn nhà mình vào ngày thứ Năm trước Phục sinh. Tại đó, ông giấu sẵn trứng cho chúng. Thành phố Weimar duy trì truyền thống này và mời trẻ em tham gia cuộc «Tìm trứng thỏ» trong công viên bên dòng sông Ilm, nơi có ngôi nhà của Goethe.

Ostereistedt thuộc bang Niedersachsen đã tạo ra truyền thống từ tên gọi của mình: Đây là nơi ở của chú thỏ Phục sinh "Hanni“. Hàng năm, hàng ngàn trẻ em viết cho chú thỏ Hanni về những điều ước của chúng trước dịp Phục sinh. Một nhân viên bưu điện chuyên trả lời các bức thư này.
 
Một phong tục hiếm thấy là tục lấy nước Phục sinh. Theo niềm tin dân gian, nước này có phép thần, giúp tăng cường sức khỏe và làm mặn mà thêm nhan sắc. Để được như vậy, người ta phải lấy nước từ những nguồn chảy đem về nhà. Và trong khi lấy nước không được nói năng gì.
 
Lửa Phục sinh và Trứng Phục sinh: Xua đi mùa Đông

Những ngọn lửa Phục sinh là một trong những phong tục Phục sinh nổi tiếng nhất ở Đức. Chúng được thắp lên trước hết ở các vùng nông thôn Bắc Đức. Nhưng trong các khu vườn nơi đô thị hoặc thí dụ dọc theo triền sông Enbơ cũng có những ngọn lửa Phục sinh. Dân làng, hàng xóm, bạn bè thường tụ tập đốt lửa vào ngày thứ Bảy trước lễ Phục sinh, ở một số vùng lại vào Chúa Nhật hoặc thứ Hai. Cành củi khô được đem ra đốt.
 
Lửa Phục sinh trở thành phong tục dân gian từ thế kỷ 16, bắt nguồn từ những tập tục có từ trước công nguyên. Theo đó, hơi ấm và ánh sáng sẽ xua đi mùa Đông. Ngoài ra, lửa sẽ khiến cho đất đai trở nên màu mỡ. Theo truyền thống đạo Thiên Chúa, thì lửa Phục sinh là một biểu hiện của việc Chúa Giêsu phục sinh.
 
Một dạng của lửa Phục sinh là bánh xe Phục sinh: ví dụ ở vùng Lügde thuộc bang Nordrhein-Westfalen những bánh xe bằng gỗ cháy rừng rực lăn từ núi Phục sinh xuống, kéo theo sau một vệt lửa dài hàng trăm mét. Cách đây 2000 năm, những bánh xe cháy sáng đã được xem là biểu tượng của mặt trời. Chúng tượng trưng cho sự chấm dứt mùa Đông.
 
Cưỡi ngựa Phục Sinh ở Oberlausitz

Vào ngày Chúa Nhật Phục Sinh, đàn ông mặc lễ phục cưỡi những con ngựa được trang hoàng lộng lẫy rong ruổi trên khắp vùng Oberlausitz, bang Sachsen. Theo phong tục cổ, khoảng 1.600 kỵ sỹ Phục Sinh ngồi trên yên ngựa do lòng mộ đạo sâu sắc. Trên đường đi sang xứ đạo lân cận, những người đàn ông mình mặc lễ phục đen, đầu đội mũ ống loan tin Chúa Giê-su đã phục sinh. Năm nào cũng vậy, hàng ngàn người đổ ra hai bên đường đón xem đoàn kỵ sỹ.

Người ta đồn rằng phong tục cưỡi ngựa Phục Sinh bắt nguồn từ thời trước công nguyên. Thời đó, cứ vào đầu Xuân, người dân lại đi bộ hoặc cưỡi ngựa vòng quanh đất đai, nhà cửa của mình nhằm bảo vệ chúng trước những tác động xấu.


Dừng uống cà phê nếu thấy các dấu hiệu sau (26/4/2024)

Những thực phẩm khi ăn nhiều sẽ rút cạn canxi trong cơ thể bạn (12/4/2024)

8 thực phẩm nên ăn thường xuyên để thanh lọc cơ thể (4/4/2024)

Loại thực phẩm ăn vào buổi sáng cực tốt cho gan (21/2/2024)

5 lí do ăn chuối giúp giảm lượng đường trong máu (15/2/2024)

Món ăn ngày Tết giúp hệ tiêu hóa khỏe (5/2/2024)

Tác dụng bất ngờ của rau cải cúc với sức khoẻ (30/1/2024)

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đều đặn ăn khoai lang luộc vào bữa sáng? (15/1/2024)

Cách mở nắp chai bị vặn quá chặt (5/1/2024)

7 cách loại bỏ đờm ở họng (26/12/2023)

Phòng Tiệc Ly (4/4/2012)

Vườn Gethsemani - Núi Cây Dầu (29/3/2012)

Cẩm nang tiết kiệm năng lượng trong gia đình (26/3/2012)

Làm quen với 8 “không” (24/3/2012)

Phòng ngừa bệnh trong mùa nắng nóng (21/3/2012)

8 bệnh do tức giận mà ra (15/3/2012)

Vài điều nên theo để bảo vệ sức khoẻ (13/3/2012)

Những điều chưa biết về quả đu đủ (8/3/2012)

Những “hạng mục” trên nhãn mác không thể bỏ qua (7/3/2012)

Một vài lời khuyên có lợi cho sức khoẻ (1) (1/3/2012)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn