Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
Lo lắng của cha mẹ khi con vào Đại học
 
Một sự khởi đầu của con cái và của cha mẹ

Cô ta nói: “Tôi không tin điều này lại xảy ra!”

Tôi hỏi: “Có chuyện gì vậy?” Sau một hồi lau chùi nước mắt, nước mũi, bạn tôi cho biết là đang đau khổ vì đứa con gái lớn nhất tuyên bố: “Mẹ, năm nay con đã lớn để con tự đi đến trường một mình được rồi”.

Tôi gật đầu mạnh và đưa thêm khăn giấy cho cô ta – nhưng trong thâm tâm tôi đang lắc đầu. Tôi tự nhủ “Chưa sốc lắm đâu. Phải chờ đến khi cháu lên đại học mới biết”.

Ở đây tôi muốn đưa ra một lời khuyên và khuyến khích cha mẹ hãy đưa con đến trường đại học lần đầu. Sự kiện như vậy dĩ nhiên là một cột mốc lịch sử trong đời tân sinh viên. Nó cũng là một sự kiện quan trọng của ba mẹ. Tôi quan sát thấy làm cha mẹ là một tiến trình buông thả trong khi vẫn nắm bắt. Nhìn con cái vào đại học như là một sự ‘thả tay’ cho một trình tự mới lớn lao hơn. Việc buông tay, đối với con cái dường như diễn tả sự nhiệt tình hào hứng (nhưng dưới mắt cha mẹ thì là việc không thể được). Bạn thả tay như thế nào mà vẫn nắm bắt được con cái là cách mà cả bạn và vị tân sinh viên cần thiết.

Trong vài tuần nữa, trên khắp nước, chúng ta sẽ thấy lặp lại sự kiện quan trọng các con vào đại học. Trước đây chúng ta gọi là ‘Ngày đầu của những người mới”, nó không đúng về mặt chính trị. Bây giờ được gọi là “Định hướng cho tân sinh viên”.

Tôi bắt đầu dạy đại học hơn 20 năm nay và đã dạy nhiều trường trên khắp đất nước. Mặc dù chi tiết có thay đổi tùy thuộc vào không gian và thời gian, nhưng nét đặc trưng căn bản của “Ngày đầu tiên” thì vẫn duy trì như nhau.

Tiến trình nhập học được đánh dấu bởi sự chộn rộn. Những tài xế của những chiếc xe gia đình hoặc được thuê tìm chỗ đậu làm nghẽn đường trong bãi đậu xe chật hẹp. Điều này xảy ra vì ai cũng muốn đỗ xe và phục vụ ngay tại trước cửa phòng trọ ký túc xá của con mình.

Tôi theo dõi những chiếc xe cuối cùng đã tìm được một chỗ đậu. Kia là ông Bố vừa hết sức vất vả với chỗ đậu xe; kìa là bà Mẹ trông nét lo lắng hiện rõ trên gương mặt; những đứa bé em trong gia đình đang hớn hở chạy khắp sân trường; và đây những tân sinh viên đang nôn nóng muốn bước vào bên trong ngôi trường. Dường như có một tia sáng trong đôi mắt họ giống như Alexandre Đại Đế ngày xưa lần đầu tiên rời quê cha đất tổ để lên đường đi chinh phục vùng đất mới.

Rồi hành lý đến. Cơ man nào là thùng, vali, các túi đựng quần áo dường như tập họp từ các kệ hàng của tiệm Ikea, và những chồng móc chất đầy quần áo. Và đây là cả thác đồ đạc dụng cụ: lò vi ba, tủ lạnh mi ni, lò nướng, máy pha cà phê, những cái đèn với dây nhợ lòng thòng chắc chắn sẽ làm vướng chân một ai đó, những bảng trò chơi điện tử, và những máy vi tính mới mua… (Tôi quên mang máy đánh chữ xách tay – quà tặng tốt nghiệp trung học – đến trường đại học trong ngày đầu tiên).

Tiếp theo chuyên chở và vận chuyển, là việc mở các thùng đồ và sắp xếp lại. Những thùng chứa rác sẽ mau chóng đầy tràn những giấy bọc, rác rến và những thùng không. Tôi đã quan sát nhiều năm tiến trình này, Mẹ thì bận rộn sắp xếp lại đồ đạc lần cuối, cằn nhằn Bố và tân Sinh viên vài món đồ còn thiếu, hoặc đem quá nhiều một món nào đó và quên một món khác mà không thể thiếu nó được.

Trong khi Mẹ đi một vòng quanh ký túc xá, Bố lẻn ra bên ngoài. Thường thì Bố sẽ đốt một điếu thuốc, nhưng hôm nay lúc này ta thấy ông đang ngồi trên ghế trong sân trường, đang mãi mê suy nghĩ, hình như là không thấy mọi thứ bề bộn chung quanh.

 
Có chuyện gì xảy ra với ông? Nói chuyện với nhiều ông bố về việc tự thoại trong lúc ‘ngồi bên ngoài cửa phòng ký túc xá’, tôi biết được họ đã trải qua một cảm giác lẫn lộn của nỗi nhớ nhà, nuối tiếc, lo lắng và hy vọng. Nhìn lại quá khứ, họ nhớ những cột mốc quan trọng khác – những bước chập chững đầu tiên, cái răng sửa đầu tiên, ngày đầu đến lớp đầu tiên. Họ nhớ đến những ngày sinh nhật và Giáng Sinh, những kỳ nghỉ của gia đình và những cuộc đi dạo với con trước khi ngủ. Họ nhớ lại những Sói Con, những buổi đá banh và những cái ôm.

Nhìn lại quá khứ, họ cũng thấy một chút buồn phiền, chính xác hơn, ân hận. Họ hối tiếc vì những lời yêu thương, khen ngợi, làm hòa đã không được nói ra; những cái ôm không được thể hiện; những cuộc cãi vã đã xảy ra; những điều chưa làm được quá nhiều.

Hướng về tương lai, có nhiều lo lắng. Liệu con trai tôi có thành công? Con gái yêu có an toàn không? Biết thằng con có gọi cho mình không? Con gái nhà mình có tìm được bạn tốt hay không? Liệu toàn bộ sự việc mạo hiểm này có đáng giá không? Hướng về tương lai, thấy có hy vọng. Họ hy vọng cô cậu sinh viên của họ, mới bước vào tuổi trưởng thành chưa vững vàng trên đôi chân của mình như một con lừa mới sinh, sẽ tìm được hướng đi để trở thành người thanh niên giỏi giang và tự tin hơn khi tốt nghiệp ra trường. Họ hy vọng ba mẹ vẫn còn là chỗ dựa cho con cái khi cần. Hy vọng là ngôi trường này sẽ giúp cho sinh viên của mình bước đến tuổi trưởng thành với những kỷ niệm đẹp, kỹ năng đáng giá và tương lai sáng lạn.

Sau tất cả những ồn ào, náo nhiệt, đã đến lúc cha mẹ phải quay về nhà. Những lời chia tay, nước mắt, những cái ôm ghì, lời nhắc nhở, lời hứa… Tôi tưởng tượng con đường về nhà - cho dù là khoảng cách bao xa - rất dài. Dài trong yên lặng…

Tôi viết bài này để đưa ra vài lời khuyên cho những cha mẹ lần đầu có con đi học xa. Tôi viết với tư cách là một người sinh viên hoặc như một giáo sư đã ở trong khuôn viên của trường đại học hầu như suốt thời thanh niên của mình. Đây là một vài điểm định hướng trong các năm đại học mà các tân sinh viên của bạn đang khởi sự.

·         Các bạn đã bắt đầu rời khỏi con mình ngay khi chúng mới sinh ra rồi. Cha mẹ là cha mẹ và con cái được cha mẹ sinh ra nhưng bạn không phải là con mình. Con cái của bạn ngay từ những ngày đầu tiên đã trở nên độc nhất là chính nó. Trường đại học là một bước mới và là một bước lớn, nhưng là một phần của tiến trình mà bạn đã quen rồi. Bạn có thể hiểu được điều này.

·         Mong đợi sinh viên của bạn thay đổi. Nếu con bạn không thay đổi đáng kể có nghĩa là việc giáo dục của nhà trường bị thất bại. Một nền giáo dục phù hợp sẽ tạo nên, cho thấy và thay đổi một sinh viên. Nếu chúng ta đóng góp đúng với vai trò của mình (cùng với sự hợp tác của các sinh viên), con của bạn sẽ thay đổi tốt hơn.

·         Hãy mở cửa cho con bạn – nhưng đừng bắt mình phải bước qua đó. Sự hỗ trợ của cha mẹ trong suốt những năm học như một mạng lưới an toàn nhất hơn là sự bảo vệ. Hãy để sinh viên của bạn yêu cầu giúp đỡ, chỉ can thiệp khi bạn thấy rất cần thiết. Con bạn phải học được những bài học từ sự nỗ lực, thành công và đôi khi thất bại từ chính mình.

·         Cầu nguyện cho con bạn mỗi ngày. Sinh viên của bạn sẽ gặp thách thức và chịu sự huấn luyện chưa bao giờ gặp trước đây. Những điểm mạnh yếu sẽ phải đối mặt với những cơ hội mới. Hãy cầu nguyện cho chúng để chúng được hỗ trợ từ Đấng Hỗ Trợ qua những thách thức gặp phải trong những năm đại học.

·         Việc bắt đầu vào đại học cũng là một bắt đầu cho bạn làm tốt vai trò cha mẹ. Cha mẹ và con cái sẽ có cơ hội để cùng học hỏi, phát triển, thay đổi, sai sót và sửa chữa. Nếu bạn chọn việc cùng lớn lên với con, những năm đại học của con sẽ là một hồng phúc cho cả gia đình.

Lần sau tôi sẽ viết cho những sinh viên lần đầu tiên rời tổ ấm đến trường về cách làm thế nào để trung thành với đạo Công giáo của mình trong những năm đại học. Từ giờ tới đó, chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau.
 
Linh mục Robert Mc Teigue, S.J.
Cành Dương chuyển ngữ


3 cách giải thích vì sao ta tin Chúa (12/4/2024)

Sáu cách khuyến khích trẻ lắng nghe tích cực (21/2/2024)

Tại sao hôn nhân thời nay dễ đỗ vỡ? (30/1/2024)

ĐTC Phanxicô đề nghị chúng ta hãy tập tha thứ (15/1/2024)

3 đoạn Kinh Thánh đem lại bình an cho cha mẹ (9/12/2023)

Tin tưởng người bạn đời là gì? (10/11/2023)

Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực (14/10/2023)

Gia Đình & Giáo Dục (15/9/2023)

Tương quan với các thành viên trong gia đình: Sự tha thứ và ân sủng của Chúa (19/8/2023)

Nhìn lại mình (3/8/2023)

Mẹ (27/8/2015)

Cha mẹ và các bạn trẻ cần biết gì về “tự sướng” (selfie) ? (21/8/2015)

Uống rượu có gì sai không? Kinh Thánh nói gì về việc này? (12/8/2015)

Bao giờ chúng ta ngừng kiếm tiền và biết cách hưởng thụ? (1/8/2015)

14 cách để tạo nên kỳ hè đáng nhớ của gia đình (24/7/2015)

9 điều thai nhi sợ nhất (3/7/2015)

Mọi đổ vỡ và lựa chọn sai lầm của cha mẹ gây khổ đau cho con cái (29/6/2015)

Phải thương vợ vì sao !!? (19/6/2015)

Nói chuyện với con tuổi teen - khó hay dễ? (5/6/2015)

Giúp cha mẹ già vui (22/5/2015)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn