Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
14 cách để tạo nên kỳ hè đáng nhớ của gia đình

Tôi vừa trải qua một buổi dã ngoại cuối tuần với một gia đình có 5 người con thật dễ thương, hạnh phúc mà tôi quen biết – Khi chúng tôi ngồi quanh bờ hồ, những đứa con hớn hở kể lại những kỷ niệm ngọt ngào trong quá khứ. Người mẹ nói với tôi, những kỷ niệm là chìa khóa dẫn đến niềm vui. Nó là động lực giúp các cháu lên kế hoạch cũng như sắp xếp thời giờ vui vẻ bên nhau, ôn nhớ lại những kỷ niệm trong quá khứ.

Tôi hỏi bạn tôi, làm thế nào để có được điều đó – làm cách nào để các cháu có và nhớ lại những kỷ niệm thời thơ ấu tươi đẹp đó. Cô ta nói, hồi tưởng là cách chúng tôi duy trì những kỷ niệm của gia đình. Sau đây là vài bí quyết mà chúng ta cùng nhau giúp cho con cái có một kỳ nghỉ hè hạnh phúc mà chúng không thể quên được.

1.      Cầu nguyện chung với nhau: Cầu nguyện thường xuyên với lòng biết ơn vì món quà là thời gian mà gia đình được ban tặng để ở cùng nhau trong mùa hè này. Và xin Chúa chúc lành, hướng dẫn và gìn giữ chúng ta khắp mọi nơi, mọi lúc. Hãy mở lòng, cảm nhận và cầu nguyện theo cảm hứng đang có nơi bạn .

2.      Bắt đầu bằng thái độ biết ơn: Việc cãi nhau và ganh ghét giữa anh chị em nhanh chóng biến những thời gian quý báu thành ra kỷ niệm xấu. Hãy dạy con bạn có một thái độ biết ơn, để chúng có thể trải nghiệm cuộc sống một cách hạnh phúc thay vì luôn tìm kiếm điều gì khác hơn. Ích kỷ xét cho cùng là dại dột. Để cảm nhận được niềm vui, phải có lòng biết ơn.

3.      Cố gắng ít lớn tiếng với nhau: Nếu con không vâng lời? La lối có thể có kết quả tức thời, nhưng chúng ta biết la mắng gây tổn thương hơn là xâm phạm thân thể. Ký ức về sự nổi giận của bạn sẽ cấy sâu trong đầu óc con trẻ và làm phai mờ tất cả những niềm vui, những yêu thương mà mà bạn đã từng có với chúng. Trong cơn giận dữ, hãy nhắc nhớ mình rằng giận ghét là một trong 7 mối tội đầu. Thay vào đó, hãy thử những bí quyết này: không la mắng, không đánh đập, hay 10 cách yêu con không lời.

4.     
Nghĩ đến người khác: Có những ai trong đời bạn cần sự giúp đỡ? Gia đình bạn có thể làm gì để giúp họ nhẹ gánh, mang cho họ niềm vui và khuyến khích họ trên đường đời? Những người trong những cộng đồng lớn hơn (cộng đoàn, láng giềng…) thì sao? Gia đình bạn cần giúp cho họ những nhu cầu nào? Gia đình tôi thường mang bữa ăn chiều còn lại cho một người hàng xóm sống một mình, và gửi sách báo, thiệp hoặc hình ảnh cho những người bạn và người thân ngoài thành phố.

5.     
Lên một kế hoạch lớn để cả gia đình có thể làm cùng nhau: Thí dụ cùng nhau dọn dẹp, làm một mặt hàng thủ công tham gia hội chợ hay triển lãm nghệ thuật, hoặc lên kế hoạch đi nghỉ hay một cuộc hội họp gia đình đặc biệt, hoặc làm vườn, đọc báo, làm album ảnh…

6.     
Lên dự án hoặc kế hoạch cá nhân: Thay vì lên kế hoạch giải trí, hãy nghĩ đến cách mà con bạn sẽ phát triển tài năng và thiên khiếu cá nhân. Thí dụ, làm một bảo tàng thiên nhiên, một tác phẩm bằng gỗ, thêu thùa, vẽ tranh hay đạp xe. Hãy giúp con trẻ động não lên danh sách những ý tưởng và giúp những gì chúng cần để có thể hoàn thành ước mơ đó. Thật thú vị khi nghe nói về mơ ước của con trẻ, nó tạo nên một liên kết đặc biệt khi một bố mẹ hay anh lớn có thể vạch ra những hướng đi cùng nhau.

7.     
Viết thư: Có nhiều lý do để viết thư: chào hỏi, nói chuyện, hỏi thăm, xin lỗi hoặc cảm ơn. Hãy nghĩ đến những người mà bạn cần cám ơn về một việc gì đó, dù là việc nhỏ.

8.     
Ghi nhớ những việc lớn nhỏ xảy ra mỗi ngày: Bạn có thể học điều lớn từ một kinh nghiệm nhỏ! Hãy kể những chuyện nhỏ với nhau.

9.     
Kể chuyện: Chung quanh bàn ăn, trong xe, trên đường đi dạo, trước khi ngủ hoặc ngay cả bất cứ khi nào. Hãy khích lệ các thành viên gia đình kể những câu chuyện từ trải nghiệm của họ và chăm chú lắng nghe. Hãy chia sẻ cả những chuyện cũ, đặc biệt là những chuyện có thể động viên tinh thần các thành viên trong gia đình.

10. 
Ghi lại những chuyện của gia đình: Bắt đầu từ những chuyện nhỏ. Sử dụng hình ảnh, phim, thơ, văn. Để bắt đầu, mỗi thành viên trong gia đình viết một câu chuyện mà họ còn nhớ, và giúp người nhỏ hơn. Viết, sưu tầm và thỉnh thoảng chia sẻ những câu chuyện này.

11. 
Cố gắng “Hạnh phúc, buồn, vui”: Trước khi đi ngủ mỗi thành viên trong gia đình sẽ kể một câu chuyện hạnh phúc, buồn, vui xảy ra trong ngày hôm đó. Đây là điều mà con trẻ rất thích, giúp chúng nhớ lại những chuyện trong ngày và giúp chúng biết phản ảnh lại những chuyện đó. Nó cũng giúp gia đình gần gũi nhau và tạo một sự hiểu biết giữa các thành viên trong gia đình.

12. 
Khuyến khích ghi nhật ký: Cho mỗi người một quyển tập. Những người trẻ có thể viết giùm ba mẹ hoặc anh chị đã lớn. Viết sẽ giúp chúng ta nhớ rõ hơn và giúp đánh giá lại những khía cạnh của kinh nghiệm mà đôi khi chúng ta quên sót. Viết cũng giúp chúng ta suy nghĩ nhiều hơn và những trải nghiệm đó sẽ được ghi nhớ sâu hơn.

13. 
Làm một quyển album nhỏ: Làm đơn giản thôi. Không cần sử dụng nhiều chất liệu. Mỗi người trong gia đình có thể làm một tập ảnh mùa hè nho nhỏ của riêng mình hay cùng nhau làm một vật lưu niệm nhỏ, hình ảnh, ý tưởng v.v… Cái gì mà có thể đem khoe với nhau vào cuối hè.

14. 
Đừng coi thường mùa hè: Bận rộn công việc là bệnh của thời đại. Nó cướp mất của chúng ta những trải nghiệm, những kỷ niệm, niềm vui và môi trường để học hỏi. Đó là một cản trở tinh vi vì nó như không khí ta thở. Nhưng có lẽ chúng ta cần phải lọc nó ra khỏi bầu khí này với sự phù trợ của Chúa để sống tốt hơn. Điều cần có là cầu nguyện và tâm tình biết ơn. Hãy hướng tới những gì Thiên Chúa mời gọi ta, đừng hướng về mọi thứ khác!
 
Kathleen M. Berchelmann
Cành Dương


3 cách giải thích vì sao ta tin Chúa (12/4/2024)

Sáu cách khuyến khích trẻ lắng nghe tích cực (21/2/2024)

Tại sao hôn nhân thời nay dễ đỗ vỡ? (30/1/2024)

ĐTC Phanxicô đề nghị chúng ta hãy tập tha thứ (15/1/2024)

3 đoạn Kinh Thánh đem lại bình an cho cha mẹ (9/12/2023)

Tin tưởng người bạn đời là gì? (10/11/2023)

Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực (14/10/2023)

Gia Đình & Giáo Dục (15/9/2023)

Tương quan với các thành viên trong gia đình: Sự tha thứ và ân sủng của Chúa (19/8/2023)

Nhìn lại mình (3/8/2023)

9 điều thai nhi sợ nhất (3/7/2015)

Mọi đổ vỡ và lựa chọn sai lầm của cha mẹ gây khổ đau cho con cái (29/6/2015)

Phải thương vợ vì sao !!? (19/6/2015)

Nói chuyện với con tuổi teen - khó hay dễ? (5/6/2015)

Giúp cha mẹ già vui (22/5/2015)

Những đứa con cáu kỉnh (17/5/2015)

Chìa khóa bí mật của lứa đôi hạnh phúc (8/5/2015)

20 dấu hiệu thành công trong cuộc sống (21/4/2015)

10 thói quen của cặp đôi hạnh phúc (8/4/2015)

Gia Đình: Giáo Hội nhỏ của Chúa Kitô (3/4/2015)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn