Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
Ông Lý Quang Diệu dạy con như thế nào?

Có thể nói ông Lý Quang Diệu thành công trong cả sự nghiệp và gia đình. Không chỉ có tài năng trị quốc, cách cựu Thủ tướng Singapore tề gia cũng xứng đáng được người đời học hỏi.
 


Ông Lý Quang Diệu, bà Kha Ngọc Chi và ba người con - Ảnh: Singaporepolitics


Người con cả trai Lý Hiển Long, 63 tuổi, đã quá nổi tiếng, từng nắm các chức bộ trưởng thương mại, bộ trưởng tài chính và phó thủ tướng trước khi trở thành thủ tướng Singapore từ năm 2004.

Con trai thứ hai của ông Lý Quang Diệu là Lý Hiển Dương, 58 tuổi, từng giữ chức chủ tịch và tổng giám đốc tập đoàn truyền thông khổng lồ Sing Tel trước khi trở thành chủ tịch Cục Hàng không dân dụng Singapore (CAAS).

Cô con gái Lý Vỹ Linh, 60 tuổi, không đi theo con đường chính trị hay kinh doanh như anh em trai, mà là một nhà khoa học nổi tiếng. Bà hiện là giám đốc Viện Khoa học thần kinh Singapore.

Người cha nghiêm khắc

Bài học đầu tiên mà ông Lý Quang Diệu truyền cho ba người con là sự tự hào về nguồn gốc. Ông Lý Quang Diệu có cái tên nửa Tây nửa Tàu là Henry Lý Quang Diệu, xuất phát từ việc Singapore từng là thuộc địa của Anh.

“Tôi luôn cảm thấy khó chịu khi người ta gọi tôi là Henry Lý” - ông Lý Quang Diệu cho biết. Vì vậy ông không hề đặt tên tiếng Anh cho con cái mình để quyết rũ bỏ cái quá khứ thuộc địa. Và ông Lý Hiển Long và Lý Hiển Dương cũng không hề đặt tên tây cho con cái.  

Trong hồi ký của mình, ông Lý Quang Diệu kể cha của ông là một người cực kỳ nghiêm khắc và khó tính, thỉnh thoảng vẫn dùng đòn roi để dạy dỗ con cái.

Khi ông Lý Quang Diệu mới bốn tuổi, ông làm vỡ một chiếc bình quý của cha. Nổi giận đùng đùng, cha ông lôi con ra ngoài, kéo tai cậu bé trước một miệng giếng. “Đó là hồi ức đầu đời của tôi. Không hiểu sao cái tai của tôi khỏe thế, nó không bị đứt ra khiến tôi rơi xuống giếng?” - ông Lý Quang Diệu kể.

Đòn roi của người cha có ảnh hưởng rất lớn đối với Lý Quang Diệu. Từ trải nghiệm của bản thân, ông chủ trương không dùng roi vọt để dạy con. Khi ba người con không nghe lời, ông Lý Quang Diệu chỉ dùng một biện pháp là mắng con. Nhưng ông cũng là một người cha cực kỳ nghiêm khắc.

Trong cuốn hồi ký của mình, bà Ouyang Huan Yan, người giúp việc nhà ông Lý Quang Diệu, cho biết ngay từ khi còn nhỏ, ba người con của ông đều rất nghe lời cha mẹ, ngoan ngoãn, khiêm tốn chứ không kiêu căng như con cái các gia đình quyền quý khác.



Ông Lý Quang Diệu, phu nhân Kha Ngọc Chi và con trai Lý Hiển Long - Ảnh: Tributes
Khi con cái mắc sai lầm hoặc ương bướng, ông Lý Quang Diệu gọi con vào phòng riêng để “kỷ luật”. Không ai dám vào can thiệp, kể cả phu nhân Kha Ngọc Chi. Và cả ba người con đều không dám cãi một lời.

Bà Huan Yan nhớ có lần cậu bé Lý Hiển Long chỉ đạt điểm số đủ để đứng thứ ba trong lớp học. Ông Lý Quang Diệu không hài lòng và gọi cậu con trai vào phòng, xạc cho một trận. Khi đó, cậu  bé sợ phát khiếp.
Ông Lý Quang Diệu cấm người giúp việc đưa con ông đến trường. Khi học lớp ba, cậu bé Lý Hiển Long phải đến trường bằng xe buýt thay vì có người lái xe đưa đến trường.

Ông Lý Quang Diệu yêu cầu cậu con cả phải đứng nhất lớp và sau đó Lý Hiển Long đã đạt được kết quả này. Ông Lý Quang Diệu cũng nghiêm khắc và đòi hỏi cao tương tự với cô con gái Lý Vỹ Linh.


Ông cấm người giúp việc đưa con ông đến trường. Khi học lớp ba, cậu bé Lý Hiển Long phải đến trường bằng xe buýt thay vì có người lái xe đưa đến trường.

Tôn trọng sự độc lập
 


Gia đình ông Lý Quang Diệu - Ảnh: Singaporepolitics

Bà Huan Yan kể khi làm việc cho gia đình ông Lý Quang Diệu, bà và các người giúp việc khác không bao giờ phải gọi ông và phu nhân Kha Ngọc Chi là “ông chủ, bà chủ”, mà chỉ gọi đơn giản là “ông Lý, bà Lý”.

Kể cả khi ông Lý Quang Diệu lên làm thủ tướng thì điều này vẫn không thay đổi. Các người giúp việc cũng gọi ba người con ông Lý bằng tên riêng chứ không phải là “cậu chủ, cô chủ” như trong các gia đình quyền quý ở Singapore.

Vì vậy, cả ba người con của ông Lý Quang Diệu đều rất thân thiện và gần gũi với người giúp việc trong nhà chứ không tỏ ra kênh kiệu và hống hách.

Vợ chồng ông Lý Quang Diệu yêu cầu cả ba con phải biết sống độc lập, không dựa dẫm vào cha mẹ. Khi cả ba lớn lên, bà Kha Ngọc Chi muốn các con phải tự kiếm tiền để mua đồ dùng cho bản thân chứ không phải xin tiền cha mẹ.
 
"Điều quan trọng nhất mà cha tôi dạy tôi là không bao giờ lùi bước hay đầu hàng dù tình hình có khó khăn đến mấy"
Thủ tướng Lý Hiển Long kể.

Năm ngoái, Thủ tướng Lý Hiển Long kể cha của ông “luôn ở bên cạnh hỗ trợ con cái”. “Kể cả khi tôi đã trưởng thành thì cha tôi vẫn luôn dạy cho tôi những bài học quý giá. Điều quan trọng nhất mà ông dạy tôi là không bao giờ lùi bước hay đầu hàng dù tình hình có khó khăn đến mấy. Ông ấy nói với tôi rằng nếu con tư duy quyết liệt thì sẽ tìm ra cách xử lý mọi vấn đề. Và đừng bao giờ quên nguồn gốc của mình” - ông Lý Hiển Long khẳng định.

Thủ tướng Singapore cho biết cha ông để cho con cái chọn con đường riêng của chính mình chứ không can thiệp. Bà Lý Vỹ Linh cũng kể ông Lý Quang Diệu luôn tôn trọng các quyết định cá nhân của con cái, cho dù có thể ông không đồng  ý với những quyết định đó.

Khi bà Lý Vỹ Linh đã lớn tuổi mà vẫn không chịu lấy chồng, ông Lý Quang Diệu nói với con gái rằng ông hiểu và tôn trọng con và chỉ đưa ra một lời cảnh báo: “Con sẽ cô đơn đấy”.

Với những gì mà ba người con của ông đã làm được, Lý Quang Diệu hoàn toàn có quyền tự hào.

(TTO)


3 cách giải thích vì sao ta tin Chúa (12/4/2024)

Sáu cách khuyến khích trẻ lắng nghe tích cực (21/2/2024)

Tại sao hôn nhân thời nay dễ đỗ vỡ? (30/1/2024)

ĐTC Phanxicô đề nghị chúng ta hãy tập tha thứ (15/1/2024)

3 đoạn Kinh Thánh đem lại bình an cho cha mẹ (9/12/2023)

Tin tưởng người bạn đời là gì? (10/11/2023)

Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực (14/10/2023)

Gia Đình & Giáo Dục (15/9/2023)

Tương quan với các thành viên trong gia đình: Sự tha thứ và ân sủng của Chúa (19/8/2023)

Nhìn lại mình (3/8/2023)

Mẫu xét mình trước khi xưng tội (18/3/2015)

Những quyết tâm sống Mùa Chay của các cặp vợ chồng (27/2/2015)

Chỉ có Chúa mới làm được! (3/2/2015)

Truyền thông trong gia đình, nơi dành riêng để gặp gỡ quà tặng tình yêu (27/1/2015)

10 điều bạn ít biết về tinh trùng (23/1/2015)

Chốn yên bình (9/1/2015)

Nên duyên vợ chồng nhờ món quà Giáng sinh (24/12/2014)

Chào mẹ yêu (26/11/2014)

Bảo bối tổ tiên lưu lại (14/11/2014)

Thế hệ yêu mình quá mức (9/11/2014)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn