Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
Qui tắc nuôi con đáng phục của mẹ Nhật

Sống ở Nhật đã khiến tôi đúc rút ra được rất nhiều chân lý đáng ngưỡng mộ về cách giáo dục con cái của phụ nữ nơi đây.

Cách dạy con của người Nhật từ lâu vẫn là điều được nhiều bà mẹ trên toàn thế giới ngưỡng mộ. Khi biết tôi đang sinh sống và nuôi con tại Nhật, đã có rất nhiều chị em ở Việt Nam thường xuyên hỏi tôi, nhờ tôi chia sẻ về cách mẹ Nhật nuôi dạy con cái. Bởi như chúng ta biết, tất cả các phụ huynh đều quan tâm đến cách giáo dục, học hỏi lẫn nhau. Tôi không cho rằng mẹ Nhật dạy con là giỏi nhất, vậy nhưng họ quả thật có những kinh nghiệm nuôi con rất đáng nể phục.

30 “chân lý” về chuyện nuôi dạy con của mẹ Nhật được tôi đúc kết rút ra này, có thể hợp ý người này, không đúng ý người kia. Nhưng với bản thân tôi, đây đều là những kinh nghiệm rất thực tế và đáng suy ngẫm.

1.
Trẻ em không cần phải quá thông minh. Thông minh, học giỏi không hẳn là một điều tốt, cái chính là cần có nhân cách tốt.

2.
Môi trường nuôi dạy con cái là rất quan trọng. Khó có thể dạy dỗ một đứa trẻ nên người trong một gia đình hay xung đột, một trường học nhiều trẻ hư hay một khu phố có tệ nạn.

3.
Không bao giờ hình thành cho trẻ một thói quen xấu. Không thỏa hiệp lợi ích ngắn hạn để hình thành thói quen xấu cho con. Ví dụ như: đứa trẻ không ăn, đừng bao giờ bật tivi cho con xem để xúc cơm. Để đạt được mục đích cho con ăn được thêm vài thìa gạo, mẹ sẽ phải đánh đổi bằng một thói quen xấu rất khó bỏ.

4.
Tôn trọng trẻ em, biết đồng cảm với trẻ.

5.
Luôn nói sự thật với con. Chỉ cần chú ý đến kỹ năng nói và cách nói là được. Không bao giờ tỏ ra “ngoại giao”, nói dối với người khác trước mặt con trẻ.

6.
Không bao giờ thỏa hiệp với con dù biết trẻ sẽ mè nheo, phản đối. Thỏa hiệp chỉ khiến kết quả tồi tệ hơn.

7.
Chế độ ăn uống cho con phải cân bằng. Con dưới 1 tuổi sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Hơn 1 tuổi nên ăn 3 bữa một ngày, thực phẩm phải cân bằng và phong phú.

8.
Trẻ con không bao giờ để mình bị chết đói. Không cần ép con ăn, lo con đói.

9.
Bữa ăn phải được diễn ra trong ghế ăn. Không ngồi thì không ăn.

10.
Bổ sung canxi cho trẻ nếu không thiếu thì không cần. Chỉ cần cho con chạy nhảy dưới ánh mặt trời, tắm nắng thường xuyên là được.

11.
Cho trẻ mặt quần áo nên mặc nhiều lớp. Như vậy khi con nóng có thể cởi bớt, lạnh có thể khoác thêm. Chơi thể thao toát mồ hôi có thể bỏ ra.

12.
Xác định con lạnh hay không bằng cách kiểm tra cổ.

13.
Cho trẻ ăn trái cây thường xuyên và mỗi ngày.

14.
Khi trẻ có triệu chứng cảm lạnh như chảy nước mũi, chỉ cần liên tục nhỏ thuốc muối sinh lý. Không cần uống thuốc. Nếu con có virus cúm mới cần uống thuốc, không uống quá 14 ngày.

15.
Con sốt phải đưa đến bệnh viện khám, cố gắng yêu cầu xét nghiệm máu.

16.
AI cũng có thể bị bệnh, bị ốm. Do vậy khi một đứa trẻ bị cảm lạnh, bệnh nhẹ, đừng hoảng sợ. Không cần quá hoang mang.
Sống ở Nhật đã khiến tôi đúc rút ra được rất nhiều chân lý đáng ngưỡng mộ về cách giáo dục con cái của
phụ nữ nơi đây.



(ảnh minh họa)

17.
Nếu việc con làm không ảnh hưởng đến sự an toàn của con, đến lợi ích của người khác, thì không được quá can thiệp vào hành vi của con.

18.
Để trẻ chơi thoái mái, không giục giã.

19.
Không phải cứ cái gì nguy hiểm cũng cấm con không được tiếp cận. Nên cho con biết nguy hiểm là như thế nào, xảy ra ở đâu, làm thế nào để tránh. Cho con tiếp cận với nguy hiểm trong phạm vi kiếm soát.

20.
Cần để con có cơ hội tư trải nghiệm càng nhiều càng tốt. Không nên nói trước kết quả với con. Hãy để bé tự khám phá, biết hậu quả, biết cách thành công, biết cả thất bại.

21.
Dạy trẻ học cách chờ đợi.

22.
Dạy trẻ chịu trách nhiệm về hành động của mình.

23.
Dạy trẻ cách cho đi và nhận lại là quá trình hai chiều. Người nhận cũng phải biết ơn.

24.
Hiện nay trong xã hội có rất nhiều phương pháp giáo dục sớm. Nếu không thực sự hiểu, không biết làm thế nào thì đừng làm và đừng ép con.

25.
Phải đảm bảo mỗi ngày đều có thời gian dành cho con, chơi với con.

26.
Luôn có cách khiến con cười ít nhất vài lần một ngày để duy trì tâm trạng tốt.

27.
Dạy trẻ cách đối mặt với thất bại. Con có thể không hài lòng, có thể bỏ cuộc, có thể cố gắng làm tiếp một lần nữa. Nhưng dứt khoát không khóc, không được suy sụp.

28.
Nguyên tắc cơ bản là không bao giờ được đánh bạn trước, tấn công bạn trước. Trong nhà trẻ, có thể thu hút sự chú ý của cô giáo và các bạn khác bằng cách hét lên.

29.
Con có quyền quyết định những việc liên quan đến con.

30.
Khi con được 4,5 tuổi, hãy dạy con cách tiêu tiền và cho con tiền tiêu vặt hàng tuần.

Theo chia sẻ của độc giả Thanh Nga (Nhật Bản)
(Eva.vn)


3 cách giải thích vì sao ta tin Chúa (12/4/2024)

Sáu cách khuyến khích trẻ lắng nghe tích cực (21/2/2024)

Tại sao hôn nhân thời nay dễ đỗ vỡ? (30/1/2024)

ĐTC Phanxicô đề nghị chúng ta hãy tập tha thứ (15/1/2024)

3 đoạn Kinh Thánh đem lại bình an cho cha mẹ (9/12/2023)

Tin tưởng người bạn đời là gì? (10/11/2023)

Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực (14/10/2023)

Gia Đình & Giáo Dục (15/9/2023)

Tương quan với các thành viên trong gia đình: Sự tha thứ và ân sủng của Chúa (19/8/2023)

Nhìn lại mình (3/8/2023)

Giới trẻ với tiền bạc & phương tiện vật chất (6/5/2014)

Lá thư Tôn Vận Tuyền để lại cho các con – Một lá thư đáng đọc (28/3/2014)

Mẹ anh phiền vậy đó! (22/3/2014)

9 lý do để bạn tự hào khi là phụ nữ (14/3/2014)

Hôn Nhân và Gia Đình theo quan điểm Nhân chủng học và Xã hội học (3/3/2014)

Watch & Share! I've Never Seen Anything Like This! - Movie clip (22/2/2014)

Tình yêu là năm chiếc lá (13/2/2014)

Gia đình, tế bào sống động của xã hội (7/2/2014)

Đừng lo, năm Giáp Ngọ (29/1/2014)

10 điều con cái mong đợi nơi cha mẹ (23/1/2014)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn