Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 
I. LỜI CHÚA:

- (Mt 6,24): “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được”.

- (Lc 12,15): “Anh em phải coi chừng, phải giữ nình khỏi mọi thứ tham lam, vì không  phải hễ ai được dư giả, thì mạng sống người ấy nhờ của  cải mà được bảo đảm đâu”.

II. GIÁO HUẤN CỦA GIÁO HỘI

Trong tài liệu Pastores Dabo Vobis, số 7 & 8 có ghi nhận về người trẻ:

-         
Người trẻ có khuynh hướng theo Chủ nghĩa duy lý - Duy chủ quan - Chủ nghĩa cá nhân – Chủ nghĩa khoái lạc và trốn tránh trách nhiệm: thích sống thử nghiệm mãnh liệt về cảm xúc và cảm giác, điều này dễ đưa đến thái độ dửng dưng vô cảm với dấn thân cho tình liên đới.

-         
Bị nhiễm cách sống theo thuyết vô thần thực tiễn và hiện sinh: Do đó sẽ nặng về tinh thần tục hoá, chỉ bận tâm về chính mình, coi mình là trung tâm, là nguyên lý là lý lẽ cho mọi sự. 

-         
Sống trong xã hội tiêu thụ: Họ dễ có khuynh hướng sống thoải mái.

-         
Họ quan tâm tới “Cái mình có, hơn là Cái mình là”.

-         
Họ quan tâm tới vấn đề tính dục.

-         
Họ quan tâm tới vấn đề về tự do.

-         
Họ quan tâm tới vấn đề cộng đoàn, đoàn thể.

 
Bản Chỉ-dẫn-căn-bản về đào tạo linh mục: Nói về các ứng viên trẻ sẽ gia nhập chủng viện:
 
-          Người trẻ chân thành và thích sự thật.

-         
Thích cái mới, cái chưa từng có, cái độc đáo (ngày nay người ta gọi là: hàng độc, hàng khủng....).

-         
Dễ đua đòi, chạy theo thần tượng (các siêu sao...).

-         
Có khuynh hướng ngưỡng mộ đối với thế giới, đối với tiến bộ, khoa học kỹ thuật.

-         
Có khuynh hướng thích liên đới, thích hoà vào cộng đoàn.

-         
Không dễ vâng phục; nhưng dễ chống đối và phê phán chỉ trích đối với quyền bính, sẵn sàng phản kháng.

-         
Hay thay đổi, đôi khi không nhất quán.

-         
Mong và cần được thông cảm, được thấu hiểu.

-         
Nhậy bén về phẩm giá và tư cách của mình, của sự vật và của con người.

-         
Dễ sống phóng túng.

-         
Đôi khi có những ước vọng không tưởng.

***

-                
Giới trẻ của chúng ta đang sống trong một xã hội nặng về tiêu thụ.

-                
Hằng ngày họ bị tác động nặng nề của các chiến dịch quảng cáo tinh vi, đến mức họ như đã bị điều kiện hoá, bị người khác giật giây từ xa. Người ta vẽ ra những nhu cầu, những kiểu tiêu thụ mới, và người trẻ dễ bị cuốn hút vào vòng xoáy này.

-                
Dần dần, người trẻ như bị đồng hoá nhân cách của mình với những tiện nghi mà họ đang sở hữu: Xe tay ga, laptop, di dộng, Ipad, Iphone, quần áo thuộc hàng hiệu...

-                
Người trẻ dễ bị cuốn hút chạy theo mốt, theo thời trang, thích và kết với “hàng độc, hàng khủng”, hàng hiệu. Và làm như đời họ được khẳng định qua những máy móc, những đồ dùng, những trang phục họ có được. Như vậy, giá trị đời người được đánh giá ở đồ vật, hơn ở là nhân cách.

-                
Khi một xã hội mà quá nhiều người trẻ chạy theo giá trị bề ngoài, se sua chạy theo mẫu mã như thế, những ai không theo kịp vì không có đủ khả năng (tiền bạc, nhậy bén...) sẽ bị coi thường, bị coi là tụt hậu. Từ đấy dễ đưa đến những mặc cảm tự tư, tự tôn.

-                
Trong một xã hội đua đòi như thế, nhiều người trẻ yếu thế cảm thấy buồn. Và cha mẹ cũng bị ảnh hưởng lây. Có khi sợ con mình thua sút bạn bè, sợ con tủi, gia đình cũng gồng lên mua sắm cho con, dù kinh tế còn yếu kém.

-                
Còn chính các em, cứ sống trong bầu khí đua đòi theo kiểu “Con gà hơn nhau tiếng gáy”. Người ta chạy theo giá trị hời hợt khoe mẽ, đua đòi, hào nhoáng nông cạn bề ngoài. Người ta càng ngày càng có thêm như cầu, vì các sản phẩm cứ nâng cấp hoài hoài với các mẫu mã mới, tính năng mới.

-                
Khi có nhu cầu mua sắm như vậy, dễ xảy ra xung khắc giữa người trẻ và gia đình. Người trẻ thì chưa đến tuổi làm ra tiền, nhưng lại có nhu cầu mua sắm nhiều, tạo nên sức ép nơi gia đình.

-                
Nếu gia đình có khả năng cung cấp, và cung cấp thoải mái cho con cái, vô điều kiện, có thể dễ đưa con cái sa đà quá lố; nhưng nếu gia đình không sẵn lòng chiều theo, thì dễ đi đến cảnh tiêu cực, như chôm chỉa, trộm cắp trong nhà hoặc ở ngoài, trừ trường hợp người trẻ có bản lãnh, và tự kiếm tiền một cách lành mạnh.

-                
Trên đây chỉ mới chỉ bàn tới việc sẵm sửa các vật dụng, tiện nghi máy móc. Còn việc sử dụng chúng ra sao, cũng là vấn đề đáng lưu tâm.

-                
Muốn mua sắm, cần có tiền. Gia đình có định hướng, có “chánh sách” thế nào đối với vấn đề tiền bạc cho con cái. Điều kiện nào thì được chu cấp? Việc sử dụng tiền bạc  được chu cấp kèm theo những điều kiện và định hướng nào? Người trẻ có biết nghĩ đến hoàn cảnh thực tế của gia đình không? Có biết “liệu cơm gắp mắm”, biết nghĩ đến quyền lợi của người khác trong gia đình không? Có nghĩ đến công khó vất vả của cha mẹ làm ra đồng tiền không? Có lưu tâm đến những người nghèo khổ bất hạnh cần giúp đỡ... hay là chỉ biết nghĩ đến cái tôi, và chỉ biết đòi hỏi?

-                
Người trẻ cần được hướng dẫn sử dụng của cải và tiện nghi sẵn có một cách hữu ích cho mình, cho tương lai đời mình... Hoặc ngược lại, mải mê chạy theo tiện nghi, vì các tiện nghi mà mất giờ mất sức, không đầu tư cho tương lai, thí dụ tối ngày bận rộn với “Chat”, vào Facebook để tán gẫu, “giao lưu” tùm lum, gây rối rắm cho mình, cho họ đạo?
 
Câu hỏi gợi ý thảo luận:

-         
Gia đình nên hướng dẫn và quy định cho con cái về vấn đề của cải tiền bạc ra sao, để chúng biết quý trọng đồng tiền, quý trọng công khó của cha mẹ, không hoang phí, không ích kỷ chỉ nghĩ đến mình – biết sử dụng tiền bạc và các tiện nghi một cách hữu ích cho hiện tại và tương lai?


3 cách giải thích vì sao ta tin Chúa (12/4/2024)

Sáu cách khuyến khích trẻ lắng nghe tích cực (21/2/2024)

Tại sao hôn nhân thời nay dễ đỗ vỡ? (30/1/2024)

ĐTC Phanxicô đề nghị chúng ta hãy tập tha thứ (15/1/2024)

3 đoạn Kinh Thánh đem lại bình an cho cha mẹ (9/12/2023)

Tin tưởng người bạn đời là gì? (10/11/2023)

Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực (14/10/2023)

Gia Đình & Giáo Dục (15/9/2023)

Tương quan với các thành viên trong gia đình: Sự tha thứ và ân sủng của Chúa (19/8/2023)

Nhìn lại mình (3/8/2023)

Lá thư Tôn Vận Tuyền để lại cho các con – Một lá thư đáng đọc (28/3/2014)

Mẹ anh phiền vậy đó! (22/3/2014)

9 lý do để bạn tự hào khi là phụ nữ (14/3/2014)

Hôn Nhân và Gia Đình theo quan điểm Nhân chủng học và Xã hội học (3/3/2014)

Watch & Share! I've Never Seen Anything Like This! - Movie clip (22/2/2014)

Tình yêu là năm chiếc lá (13/2/2014)

Gia đình, tế bào sống động của xã hội (7/2/2014)

Đừng lo, năm Giáp Ngọ (29/1/2014)

10 điều con cái mong đợi nơi cha mẹ (23/1/2014)

Gia đình cầu nguyện (19/1/2014)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn