Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
HAI CÂU CHUYỆN VIẾT TẮT

Viết tắt là một cách viết giản lược, bỏ bớt một số chữ sao cho từ (ngữ) được ngắn gọn hơn. Viết tắt (và nói tắt) là một nhu cầu bình thường với mọi ngôn ngữ nhằm đơn giản hoá và tiết kiệm ngôn từ.

Xu hướng này ngày càng phổ biến và đắc dụng trong các văn bản nói chung. Tuy nhiên, viết tắt sao cho phải, cho hợp lý là vấn đề cần bàn dưới góc độ ngôn ngữ và văn hoá.

Chuyện thứ nhất: GS VS là... giáo sư vệ sinh?

Trên tờ Nghề báo (hội Nhà báo TP.HCM) số 103 + 104, 5.2011, trong bài MC truyền hình sau những sự cố, tác giả đã kể một sự cố “điếng người”. Đó là khi giới thiệu đại biểu trong một cuộc họp quan trọng, thay vì xướng danh “trợ lý tổng bí thư” thì người dẫn chương trình nọ lại dõng dạc giới thiệu là “trợ lý tổng biên tập”! Nguyên do là người cung cấp thông tin cho MC trước giờ khai mạc đã viết tắt mấy chữ TBT để MC phải suy đoán theo thói quen thường gặp (tổ hợp TBT dùng chỉ “tổng biên tập” là chủ yếu trong giao tiếp, nó hoàn toàn hợp lý trong một cuộc gặp mặt lãnh đạo các cơ quan báo chí). Trong thực tế, có không ít những trường hợp viết tắt dẫn đến dở khóc dở cười như thế, như NT (nhạc trưởng) được giới thiệu là “nhà thơ”, NS (nhạc sĩ) là “nghệ sĩ”, CN (cử nhân) là “công nhân”, ĐC (địa chỉ) là “đồng chí”, VN (văn nghệ) là “Việt Nam”, NLĐ (người lao động) là “nhà lãnh đạo”, QC (quảng cáo) là “quần chúng”, v.v.

Đây là những lỗi mang tính “kỹ thuật” bởi trong nhiều tình huống người đọc chỉ còn cách suy luận chủ quan. MC đã vào cuộc, hình đã lên sóng, không thể dừng lại hoặc chạy đi hỏi cho ra lẽ được… Thường thì người ta dựa vào tần số xuất hiện được coi là phổ biến của tổ hợp chữ tắt đó để phỏng đoán. TS có thể là từ viết tắt thay cho tiến sĩ, thí sinh, toà soạn, tập sự… nhưng có lẽ số người dùng TS để chỉ “tiến sĩ” là nhiều hơn, do đó có ưu thế cho suy luận hơn. Cố giáo sư Vũ Tuyên Hoàng, nguyên chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã yêu cầu các báo (cụ thể là bản tin Liên hiệp hội) không viết tắt tổ hợp chức danh của ông “Giáo sư viện sĩ” thành “GS VS” bởi ông cho rằng “Nhân dân không mấy ai biết đến từ viện sĩ và họ sẽ đọc hai chữ VS này thành “vệ sinh” ngay!”

Chuyện thứ hai: Prof. hay Professor?
Chuyện viết tắt có hai vấn đề cần quan tâm: phải viết sao cho hợp lý, không gây cản trở trong giao tiếp (như mơ hồ, hiểu sai, không suy luận được); và phù hợp với thuần phong mỹ tục của mỗi dân tộc.

Khi làm mục lục và tóm tắt bản tiếng Anh cho tờ tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư số 3 (5.2011), chúng tôi phải dịch các bài cho chuyên mục đột xuất Tưởng nhớ GS Nguyễn Tài Cẩn (vừa mất tháng 2.2011). Trong các tít bài về ông, biên tập viên đều viết “Prof. Nguyễn Tài Cẩn (Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn)”. Khi chuẩn bị đưa in thì học giả Hồ Hải Thuỵ (người chịu trách nhiệm hiệu đính tiếng Anh) yêu cầu phải viết lại cho đầy đủ: “Professor…” Ông nói là, ở các nước phương Tây, trong những văn phong trang trọng, nhất là khi nói về các nhân vật cần tôn kính, hay những người đã khuất, người ta tối kỵ dùng chữ tắt. Pre., Pres. (tổng thống, chủ tịch…), Pr., Prof. (giáo sư), Dr (tiến sĩ)… là cách viết tắt quá thông dụng của tiếng Anh, nhưng trong nhiều trường hợp, văn hoá giao tiếp không chấp nhận cách nói tắt và viết tắt. Tôi giật mình ngẫm lại, báo chí ta đã không ít lần viết tắt các từ: TBT (Tổng bí thư), TT (Thủ tướng), CT QH (Chủ tịch Quốc hội) ở ngay tiêu đề các văn bản trang trọng. Không ít các bài văn học sinh đã tuỳ tiện viết tắt các nhân vật lịch sử, các lãnh tụ của Đảng và Nhà nước: LTK (Lý Thường Kiệt), THĐ (Trần Hưng Đạo), PVĐ (Phạm Văn Đồng) ...

Như vậy, chuyện viết tắt có hai vấn đề cần quan tâm: phải viết sao cho hợp lý, không gây cản trở trong giao tiếp (như mơ hồ, hiểu sai, không suy luận được); và phù hợp với thuần phong mỹ tục của mỗi dân tộc. Một vấn đề đơn giản tưởng chỉ là kỹ năng đơn thuần về tạo dựng văn bản hoá ra lại còn liên quan cả đến văn hoá giao tiếp.

Phó Giáo sư Tiến Sĩ Phạm Văn Tình


Bảy kỹ năng sống tuyệt vời có được khi lớn lên trong một gia đình đông anh chị em (26/4/2024)

Từ Hồi giáo đến với Đức ki tô: việc cải đạo đã đưa đến bí tích thánh thể (23/4/2024)

2024: Năm Đức Mẹ ban tràn đầy hy vọng (5/2/2024)

ĐGM Barron: Tuyên ngôn mới của Vatican khẳng định giáo huấn vượt thời gian của Giáo hội về hôn nhân (26/12/2023)

Phụ Huynh của Tuổi Teen (27/11/2023)

Sức mạnh của từ ngữ (10/11/2023)

Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được (27/10/2023)

Trẻ cảm thấy thế nào khi cha mẹ cãi nhau? (19/10/2023)

Trẻ em cảm thấy thế nào khi chúng ta than phiền về chúng ngay trước mặt chúng (15/9/2023)

Giáo dục: Chuyện của con tim (31/8/2023)

Tâm sự tuổi già (5/6/2012)

Cùng con vào thế giới giải trí (31/5/2012)

4 dấu hiệu cảnh báo tình cảm vợ chồng rạn nứt (28/5/2012)

Cây lê nhỏ và con ong mật (21/5/2012)

Không Có Thì Giờ! (13/5/2012)

Sống thanh thản giữa đời thường (23/4/2012)

Sắc màu của tình bạn (21/4/2012)

Tờ giấy bạc (17/4/2012)

18 Điều Suy Niệm (4/4/2012)

Kiêu căng (30/3/2012)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn