Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
NHẬT KÝ CÔNG NGHỊ GIÁO PHẬN 22.11.2011 
 
Ngày thứ nhất: 21-11-2011 – Đúc kết thảo luận các tổ

Sau khi nghe các bài tham luận, các tổ đã đi họp riêng tại các địa điểm đã qui định để thảo luận các câu hỏi do Ban tổ chức đưa ra. Sau đây là đúc kết phần trao đổi của các tổ.

Tổ 1: Giáo Hội là gia đình của Thiên Chúa (gần với nền văn hóa Việt Nam), Giáo Hội xây dựng trên Lời Chúa và các Bí tích. Về vấn đề cầu nguyện: nhóm đề nghị cần cấp tốc sửa đổi kinh đọc cho phù hợp. Cần tổ chức đọc Lời Chúa trong gia đình, đọc quyển Sống Lời Chúa (do Giáo phận soạn) giúp ích nhiều cho người giáo dân. Các linh mục cần học hỏi nghệ thuật giảng dạy, cần mời chuyên viên hùng biện dạy chủng sinh trong các Đại chủng viện. Các linh mục cần tôn trọng các qui định Phụng vụ, không tự ý sửa đổi. Về Giáo lý, Ban Giáo lý nên thống nhất sách giáo lý dùng trong Giáo phận, phối hợp với Ban Thiếu nhi.

Tổ 2: Mỗi người hoặc mỗi gia đình cần có quyển Kinh thánh. Cần gây ý thức cho người giáo dân biết về Lời Chúa, có thói quen đọc Lời Chúa trong hoàn cảnh sống của mình, để Lời Chúa tác động trong cuộc sống. Khi kết thúc lễ, LM nên giúp giáo dân nhớ 1 vài câu Lời Chúa và áp dụng cụ thể, chốt lại Lời Chúa cách ngắn gọn. Có thể chia nhỏ sách Kinh thánh, in ra, giúp giáo dân dễ giữ bên mình. Để tôn kính Bí Tích Thánh Thể, xin HĐMVGX cộng tác với cha xứ, mời giáo dân ngồi lên phía trên để tham dự thánh lễ sốt sắng. Cha xứ nên có thời biểu ngồi tòa thường xuyên, mời các linh mục khác giúp thêm. Cần nhắc giáo dân tắt điện thoại di động trong Thánh lễ.
 

Tổ 3: Cần đưa Lời Chúa vào giờ kinh gia đình mỗi ngày và phân công cho các em nhỏ đọc Lời Chúa để tập thói quen. Các giáo xứ nên khuyến khích đọc Lời Chúa, tóm tắt, giúp các em dễ nhớ, sống và thực hành. Phụ huynh nên cổ võ việc đọc kinh tối trong gia đình và tham gia các hội đoàn tại giáo xứ. Các hội đoàn cần tổ chức học Lời Chúa để giúp mọi người hiểu và sống tốt hơn.

Tổ 4: Cần qui tụ mọi thành viên trong gia đình, đọc Lời Chúa trong bữa ăn, đọc kinh tối trong gia đình (ít là 1 tuần 1 lần). Trong giáo xứ, cần thường xuyên tổ chức học hỏi Lời Chúa. Cha xứ cần xác tín Lời Chúa, chia sẻ Lời Chúa cách thiết thực, cử hành Thánh lễ trang trọng không vội vàng, tạo điều kiện cho cộng đoàn đối đáp, tôn trọng thời gian thinh lặng, nên cho cầu nguyện tự phát thay vì soạn sẵn. Bí tích Hòa giải còn thiếu phần Lời Chúa. Giáo Phận nên có văn phòng tư vấn về Phụng tự, giúp tư vấn và giải thích các thắc mắc về Phụng tự theo hướng thống nhất.

Tổ 5: Cần có phương pháp chia sẻ Lời Chúa hữu hiệu. Chứng tá đời sống gương mẫu, chia sẻ với người nghèo, là cách loan báo Lời Chúa rất hiệu quả. Cần có những giải thích Kinh thánh phù hợp. Bài giảng Chúa nhật cần xuyên suốt 3 bài đọc, phù hợp các đối tượng tham dự thánh lễ. Cần có chương trình học Kinh thánh tại giáo hạt, giáo xứ… Tổ chức các hội đoàn, có các tờ rơi phổ biến Lời Chúa… Tổ chức xưng tội cho thiếu nhi sau giờ học giáo lý, giúp các em biết cách xưng tội đúng. Cha xứ cần siêng năng giải tội và có lời khuyên thích hợp, siêng đi xức dầu. Cần giúp các em quen viếng Thánh Thể và chầu Thánh Thể từ bé.

Tổ 6: Vấn đề trong tổ đặt ra là “Ai làm? Ai thực hiện?” Cha sở có vai trò hết sức quan trọng; ngài cần lên kế hoạch, phát động, và đồng hành để giáo xứ làm tốt. Mỗi năm nên có một chủ đề cho mọi giáo xứ trong giáo phận cùng thực hiện. Chủ chăn an phận thì cả giáo xứ trì trệ. Cũng không nên có quá nhiều chương trình từ cấp giáo phận.

Tổ 7: Gây ý thức về việc đọc Kinh thánh, tôn trọng sách Kinh thánh: đặt Kinh thánh trang trọng trên giá. Xin các gia đình đọc Lời Chúa ngày Chúa Nhật từ tối hôm trước, cha mẹ giúp con cái suy niệm suốt tuần. Ca đoàn cần chọn bài thánh ca phù hợp Lời Chúa.

Vì thời gian không đủ, nên các tổ còn lại sẽ gởi biên bản họp tổ cho ban thư ký đúc kết chung. Ngày thứ hai của Công Nghị Giáo Phận sẽ đi tiếp vào chủ đề “Đổi mới để hiệp thông và hiệp nhất”.

Tiếp theo, Đức Hồng Y đúc kết ngày làm việc thứ nhất. Ngài nhận thấy cần có hướng thống nhất các ý kiến để sau này các thành viên Công Nghị Giáo Phận vẫn có thể tiếp tục suy nghĩ và gởi ý kiến bổ sung. Trong gia đình Giáo phận hiện nay còn thiếu sự phối hợp giữa các nhóm, các ban ngành, do đó sách vở thủ bản thiếu thống nhất làm cho đời sống hiệp thông có những khó khăn chướng ngại. Giáo Hội cả ba cấp đều quan trọng, đó là Giáo Hội tại gia (trong gia đình), Giáo Hội tại giáo xứ (cộng đoàn) và Giáo Hội trong Giáo phận (Giáo Hội địa phương).

Chúng ta còn thiếu mục tiêu thống nhất, đó là dùng Lời Chúa để giáo dục người ta nên thánh, đào tạo nên những con người của Chúa. Những việc đã làm là tốt, là đúng, nhưng cần thống nhất mục tiêu để giáo dục con người trở nên con Chúa. Cần giáo dục các giá trị Tin Mừng, nhân bản, đạo đức… Cần có sách giáo lý hoặc phương pháp nhưng quan trọng là giáo dục con người. Cần đưa những giá trị Tin Mừng và giá trị con người vào công cuộc Phúc Âm hóa. Cách đưa vào Lời Chúa và cách sống Lời Chúa đang còn có những trở ngại.

Hiện nay chúng ta còn sống đạo theo thói quen: Linh Mục làm lễ vội vàng, giáo dân tham dự máy móc, thiếu ý thức về phụng vụ, dựa vào kinh kệ và các công thức mà thiếu cập nhật để đưa Lời Chúa đến với con người. Nhiều nơi có giảng, có đọc Lời Chúa, có học hỏi Lời Chúa mà không sống. Trước đây, đã có những chương trình phổ biến Kinh thánh rất nhiều, nhưng người ta đem về cất trong tủ. Có những sách hướng dẫn đọc, chỉ cách thức, nhưng chưa giúp người ta đưa vào đời sống… Chúng ta cần coi lại, bổ sung, thống nhất mọi chuyện trên nền tảng Lời Chúa.

Sau phần đúc kết của Đức Hồng Y, các tham dự viên dùng cơm trưa chung rồi chia tay, và tiếp tục suy tư nghiền ngẫm những nội dung trao đổi của ngày thứ nhất. Công nghị Giáo phận sẽ tiếp tục vào sáng mai với chủ đề: “Xây đắp Giáo hội hiệp thông”.

Ngày thứ hai: 22.11.2011 – Đúc kết thảo luận các tổ

Sau khi đi thảo luận theo tổ của mình tại các địa điểm đã qui định, các tham dự viên tranh thủ giải lao tại căn-tin của Trung Tâm Mục vụ. Anh chị em sôi nổi bàn tán vì nội dung hôm nay đụng chạm đến nhiều “điểm nóng” trong đời sống đạo cụ thể. Nhưng câu chuyện còn dang dở thì hồi chuông báo đã vang lên. Mọi người trở về lại hội trường và cha Gioan Lê Quang Việt điều động các tổ trình bày phần đúc kết. Ngày hôm qua, tổ 1 đến 7 đã trình bày đúc kết, hôm nay sẽ bắt đầu từ tổ 8 đến tổ 14, rồi quay lại từ tổ 1 đến tổ 7. Sau đây là tóm lược phần đúc kết trao đổi của các tổ về chủ đề xây dựng Giáo Hội hiệp thông.

Tổ 8: Để tạo sự hiệp thông thực sự, cần có tương quan tốt đẹp, tránh tình trạng coi thường các tu sĩ cộng sự. Linh mục cần quan tâm vun đắp đời sống nội tâm và biểu lộ trong cách sống cụ thể. Các ban ngành cần hiểu biết và có khả năng làm việc chung, cần quan tâm đến giới trẻ và thiếu nhi… Linh mục cần lắng nghe đóng góp của cộng tác viên, xóa thái độ cục bộ như phân biệt Bắc Nam, giới hạn tuổi tác cho các giới phục vụ… Qui chế HĐ Mục vụ nên có chi tiết rõ ràng hơn, ví dụ việc đãi ngộ HĐ Mục vụ. Đề nghị chỉ để 1 người giữ 1 chức vụ không kiêm nhiệm, có qui định chung để tạo hiệp thông hiệp nhất. Cần có kế hoạch, phân công cụ thể ở các cấp, tránh giẫm chân nhau.

Tổ 9: Trở ngại cho sự hiệp thông là đề cao mình, ích kỷ, cạnh tranh. Cần học thái độ khiêm hạ của Chúa Giêsu cởi mở hợp tác. Cần có sự hỗ trợ nhân sự tài chánh giữa nhóm giàu và nghèo. Cần có thông tin rõ ràng, có tiếng nói công bố những giá trị Tin mừng của Giáo Hội.

Tổ 10: Cần duyệt xét đời sống và thánh hóa bản thân, đào luyện ý nghĩa - sứ vụ - kỹ năng lãnh đạo. Cần gặp gỡ đối thoại, cần sớm có kế hoạch chung, hướng dẫn thực hiện, lượng giá góp ý theo các cấp.

Tổ 11: Linh mục cần xem lại cách đối xử với các tu sĩ cộng sự. Xin các cha xứ ý thức trách nhiệm bao quát mọi khía cạnh đời sống giáo dân, quan tâm đời sống đức tin, không nên khoán trắng một lãnh vực nào đó cho tu sĩ. Cha xứ và giáo xứ cần phát huy tinh thần làm việc tập thể, có lắng nghe đối thoại, quan tâm để ý “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, tập trung vào sứ vụ loan báo Tin mừng và kiến tạo hiệp nhất.

Tổ 12: Kiến nghị quý cha xứ nên mạnh dạn trao quyền cho HĐ giáo xứ và cũng cần huấn luyện họ có khả năng cộng tác đắc lực với cha xứ. Cần tôn trọng những qui chế riêng của mỗi nhà dòng. Cần giao trách nhiệm cho những người có chuyên môn, không thiên vị. Rất mong có sự đồng cảm chia sẻ lắng nghe để xây dựng giáo xứ vững mạnh. Đề nghị có bản tham luận in trước cho tham dự viên theo dõi và mở hộp thư nóng cho tham dự viên đóng góp ý kiến.

Tổ 13: Còn nhiều trục trặc trong các tương quan, ngăn cách giữa cha sở và giáo dân. Đề nghị: lưu tâm đời sống cầu nguyện, làm tất cả vì yêu mến, đề cao tinh thần phục vụ trong giáo xứ, đề cao vai trò chủ đạo của cha sở là người nối kết sự hiệp thông giữa mọi thành phần trong giáo xứ. Giữa các Giáo Phận xin thông nhất các thủ tục qui định về hôn phối.

Tổ 14: Họp Công Nghị Giáo Phận là để canh tân đổi mới. Kiến nghị Linh mục nên quyết định thời lượng bài giảng không quá dài. Nên tổ chức họp định kỳ giữa cha xứ và giáo dân. Nên lập ủy ban giám sát sau Công Nghị Giáo Phận để theo dõi khích lệ sự đổi mới.
 

Tổ 1: Cần làm nhẹ cơ cấu của Tòa giám mục, giúp linh mục dễ gặp gỡ giám mục hơn. Cha sở cần tôn trọng cha phó, quan tâm từ tinh thần đến vật chất. Tương quan giữa linh mục, tu sĩ và giáo dân cần được tăng trưởng, không coi thường nữ tu. Cần có mối tương quan thăm viếng yểm trợ, kết nghĩa giữa các Giáo phận.

Tổ 2: Cha xứ cần tạo điều kiện cho các hội đoàn hiểu biết nhau, cha xứ sẵn sàng gặp gỡ mọi thành phần trong giáo xứ. Cần có chương trình chung của Giáo phận để các giáo hạt, giáo xứ và dòng tu có chương trình hoạt động thống nhất.

Tổ 3: Cần có chung định hướng giữa Thiếu nhi Thánh Thể và ban Mục vụ Thiếu nhi Giáo Phận, các anh chị em cộng tác cần qua đào tạo huấn luyện trước khi đảm nhận công việc, tránh bớt những sai sót.

Tổ 4: Cần có sự bình đẳng nhiều hơn trong hoạt động mục vụ giáo xứ. Quan trọng là đời sống cầu nguyện: gắn bó với Chúa sẽ gắn bó với nhau. Cần cảm thông với nhau, quan tâm ích lợi cộng đoàn. Cần có Ủy ban giám sát giải quyết các vấn đề xảy ra về phụng tự, giáo lý, tránh phe nhóm. Người lãnh đạo cần quyết định sáng suốt khôn ngoan. Nên tách Hội đồng giáo xứ và Ban chuyên môn. Nên góp ý cho Giáo Phận và đón nhận chương trình của Giáo Phận. Đề nghị tổ chức các sinh hoạt liên giáo xứ và liên Giáo phận.

Tổ 5: Linh mục mới nhận xứ cần quan tâm tình hình giáo xứ để hiểu rõ. Linh mục cần sốt sắng cử hành phụng vụ bí tích. Giáo dân chân thành khiêm tốn cộng tác, cha xứ giúp giáo dân hiểu rõ vai trò của mình, xem giáo xứ như gia đình, mọi người sẵn lòng góp ý, góp công sức… Nên giúp kinh phí cho các HĐMV khi làm việc, giới thiệu các điểm hành hương tâm linh trên các phương tiện truyền thông.

Tổ 6: Cần có sự hiệp nhất cha sở và cha phó, không phân biệt giàu nghèo… Cần có sự hiệp thông giữa giám mục, linh mục và giáo dân, Linh mục nên quảng đại phục vụ làm gương cho giáo dân. Cần có cẩm nang Mục vụ thống nhất cho Giáo phận. Tránh cục bộ phân biệt Nam Trung Bắc. Giáo dân được khích lệ nói lên sự thật để xây dựng.

Tổ 7: Muốn hiệp thông cần thay đổi não trạng chỉ lo cho giáo xứ, dòng tu của mình. Phải hiệp thông với Thiên Chúa trước, để sinh hoa kết quả. Xin quan tâm đến Mục vụ di dân.

Như thế, ngày hôm nay cả 14 tổ đều đã có cơ hội trình bày phần đúc kết của mình cho Công Nghị Giáo Phận. Để đáp ứng nhu cầu cần có một “đường dây nóng” nhằm đón nhận những ý kiến xây dựng, Cha điều phối giới thiệu địa chỉ nóng chính là email và số điện thoại của Cha Phêrô Nguyễn văn Hiền, Tổng Thư ký của Công Nghị Giáo Phận.

Chủ đề ngày mai là Xây dựng Giáo Hội sứ vụ qua việc bồi đắp nền văn minh sự sống và tình thương. Cha điều phối cũng giới thiệu Chủ tọa đoàn ngày mai, và mời ĐC phụ tá Phêrô tổng kết ngày làm việc thứ hai của Công Nghị Giáo Phận.

Tổng kết của ĐC phụ tá Phêrô

Đức cha Phêrô đưa ra những nhận định chung về tinh thần của buổi làm việc và một số điểm chính yếu như sau:

- Vấn đề sửa kinh, HĐGMVN đã thiết lập tiểu ban Sửa kinh và giao cho Đức Cha Cosma Giáo Phận Bắc Ninh phụ trách. Hy vọng ngài sẽ hoàn tất từng giai đoạn một.

- Có một đề nghị mong muốn cả cộng đoàn phụng vụ cùng đọc Tin mừng trong Thánh lễ. Điều đó xem ra rất tốt nhưng không hợp với hướng dẫn của Giáo Hội, vì chỉ linh mục và phó tế mới được phép công bố Tin mừng trong tư cách thừa tác viên của Giáo Hội, như thể chính Chúa Giêsu đang hiện diện và ngỏ lời với cộng đoàn. Cộng đoàn cũng ý thức điều đó nên không ngồi mà đứng, và trả lời là “Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa”.

- Qua những đóng góp hôm nay, ta thấy đã có những đổi mới trong cách nhìn và suy nghĩ. Ví dụ đề nghị: không chỉ làm xong việc nhưng còn nhắm xây đắp những tương quan tốt đẹp. Ví dụ trong Mục vụ giới trẻ, từ việc nhìn giới trẻ chỉ như đối tượng để lo cho họ, đến chỗ nhìn họ như chủ thể tổ chức những hoạt động cho chính họ.

- Mục vụ Thiếu nhi nếu tự đồng hóa với một đoàn thể thôi thì không ổn. Các Ủy ban trực thuộc HĐGM không có nhiệm vụ làm thay nhưng chỉ hỗ trợ GM trong việc điều hành Giáo Phận. Cũng thế, ban Mục vụ giáo xứ cũng không làm thay cha sở, mà chỉ hỗ trợ cho ngài.

- Do hoàn cảnh của Giáo Phận nên đã có những tương quan chưa ổn giữa Ban Mục vụ Thiếu nhi và Ban Giáo lý. Vì thế cần xác định lại tương quan giữa hai ban này cho phù hợp.

- Sự phối hợp giữa các Ban Mục vụ cũng cần xem lại… Mỗi giáo xứ cần đổi mới cơ cấu làm việc để linh mục gặp gỡ anh chị em giáo dân nhiều hơn.

- Sâu xa nhất là đổi mới con tim của chúng ta để thực hiện mô hình giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân cùng tham gia. Chúng ta cần tạ ơn Chúa vì nhờ Công Nghị Giáo Phận chúng ta mới nhìn thấy những vấn đề để điều chỉnh cho phù hợp.

- Công Nghị Giáo Phận kéo dài cả tuần, đó là sự hy sinh lớn lao cho tất cả tham dự viên. Ước mong tất cả chúng ta tiếp tục hiện diện đông đủ trong những ngày còn lại để đóng góp cho Công Nghị, đó là cách thể hiện tinh thần hiệp thông trong gia đình Giáo Phận.
 

Kết thúc

Cha điều phối chương trình mời cả cộng đoàn đọc kinh truyền tin chung để kết thúc buổi làm việc. Các tham dự viên dùng cơm trưa chung. Những trao đổi lại râm ran để tiếp tục đào sâu và làm sáng tỏ những nội dung đã thảo luận. Với địa chỉ hộp thư nóng và đường dây nóng qua số điện thoại của cha Tổng thư ký, hy vọng sẽ có thêm nhiều những đóng góp thiết thực hơn cho Công Nghị Giáo Phận.
 


HĐGMVN: Quy định về thủ tục hôn phối áp dụng cho toàn thể Giáo Hội tại Việt Nam (23/4/2024)

Tuyên bố của Bộ Giáo lý Đức tin về phẩm giá con người (12/4/2024)

Sứ điệp Phục Sinh Urbi et Orbi năm 2024: Tảng đá đã lăn khỏi mộ (4/4/2024)

Sứ điệp Mùa Chay 2024 Của Đức Thánh Cha Phanxicô: Qua sa mạc Thiên Chúa hướng dẫn chúng ta đến tự do (5/2/2024)

Nhìn lại một số sự kiện nổi bật của đời sống Giáo hội trong năm qua (5/1/2024)

Sứ điệp Giáng Sinh 2023 và phép lành toàn xá Urbi et Orbi (26/12/2023)

ĐTC Phanxicô: Chúa Giêsu mời gọi mọi Kitô hữu mở lòng với Chúa và phục vụ tha nhân (16/12/2023)

ĐTC Phanxicô: Học loan báo Tin Mừng cách sáng tạo và đơn giản của Chúa Thánh Thần (9/12/2023)

Kitô hữu phải lấp đầy các xã hội bi quan bằng niềm vui Tin Mừng (6/12/2023)

Tất cả mọi người đều có quyền đón nhận Tin Mừng của Chúa (27/11/2023)

Kinh tuần bảy ngày: Cầu cho các linh hồn dưới luyện ngục (7/11/2011)

Đức Hồng Y Gracias: Giáo Hội và giới trẻ châu Á có thể giúp đỡ phương Tây suy đồi (4/11/2011)

Thư gởi Mẹ Maria (27/10/2011)

Một ngọn lửa làm bùng lên nhiều ngọn lửa (13/10/2011)

Sứ điệp ngày thế giới truyền giáo 2011 (10/10/2011)

Thư gửi Cộng đồng Dân Chúa của Hội đồng Giám mục Việt Nam (10/10/2011)

Cách Lần Chuỗi Mân Côi (5/10/2011)

ĐTC đọc diễn văn tại Quốc hội liên bang Đức (26/9/2011)

Suy gẫm là nhớ lại các ơn Chúa đã ban cho chúng ta (18/8/2011)

“Phải chấp nhận trả giá” khi rao giảng Giáo Huấn của Giáo Hội (29/7/2011)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn