Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
Gia đình giúp ngăn cản sự đổ vỡ và nhàm chán



Pope Francis kisses a Cuban child in Santiago de Cuba - AP
 
Cuộc hẹn cuối cùng của ĐTC Phanxicô ở Cuba ngày thứ Ba 22 tháng Chín là một buổi gặp gỡ với các gia đình ở thánh đường Santiago. Sau khi lắng nghe một người mẹ trẻ và một người cha có 3 con  nói về mong ước của họ, ĐTC đã mô tả gia đình như trung tâm của sự ấm áp, của tình người. Ngài nói, “gia đình giúp chúng ta tránh khỏi hai hiện tượng phổ biến hiện nay: đổ vỡ và nhàm chán vô vị”.

Nói đến gia đình, ĐTC nhắc lại việc các bà mẹ mang thai trong buổi tiếp kiến tại Vatican xin ngài  chúc lành cho những đứa bé sắp sinh. Ngài đã nói với khách hành hương, với tất cả những ai đang nghe và đang xem trên các phương tiện truyền thông, ai đang “mang trong mình niềm hy vọng” hãy đặt tay của họ lên bụng và nhận phép lành của Đức Giáo Hoàng.

Và đây là bài nói chuyện của ngài gửi đến các gia đình tại Thánh đường Mẹ Mông Triệu ở Santiago, Cuba.

Chúng ta hiện diện nơi đây như một gia đình! Và bất cứ khi nào chúng ta tụ tập với nhau như một gia đình, thì chúng ta cảm thấy thoải mái như ở với người nhà. Cám ơn những gia đình Cuba. Cám ơn người dân Cuba, vì trong những ngày này đã cho tôi có cảm giác như là một thành viên trong gia đình, thoải mái như đang ở nhà mình. Buổi gặp gỡ này ví như “quả anh đào trên chiếc bánh”. Đem lại cho chuyến đi của tôi tới thăm các gia đình tụ họp nơi đây một lý do để tạ ơn Thiên Chúa, vì sự “ấm áp” khắp nơi trong cách mọi người đón chào và tiếp nhận người khác, làm cho họ cảm thấy như đang ở trong gia đình của mình. Xin cám ơn!

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Tổng giám mục Santiago Dionosio Garcia vì sự đón tiếp thay mặt mọi người, và cảm ơn cặp vợ chồng đã không ngại chia sẻ với tất cả chúng ta những mong ước và sự chiến đấu của họ để biến gia đình họ trở thành ‘giáo hội tại gia’.

Phúc âm Thánh Gioan nhắc đến việc Chúa Giêsu làm phép lạ đầu tiên tại tiệc cưới ở Cana, một bũa tiệc gia đình. Ngài có mặt ở đó với Đức Maria, Mẹ Ngài, và một số các môn đệ, họ tham dự một buổi tiệc mừng của gia đình.

Tiệc cưới là khoảng thời gian đặc biệt của một đời người. Với những người ‘dân gian truyền thống’, với cha mẹ và ông bà, đây là cơ hội để thu hoạch những cây trái đã gieo trồng. Lòng họ rộn rã vui mừng khi thấy con cái trưởng thành và tự lập một gia đình riêng cho mình. Khoảnh khắc đó, họ thấy những gì mình đã cố gắng làm thật không phí công. Nuôi dạy con cái, nâng đỡ và khích lệ, giúp chúng tự tạo một cuộc sống riêng và gầy dựng cho mình một gia đình: đây là một thách thức lớn đối với tất cả các bậc cha mẹ. Tiệc cưới cũng cho ta thấy niềm vui của các cặp vợ chồng trẻ. Tương lai mở ra trước mắt họ, và mọi việc như được đặt vào những triển triển mới mẻ, đầy tràn hy vọng. Tiệc cưới cũng luôn mang lại những gì ta được thừa hưởng trong quá khứ đến gần với tương lai mà ta đang đặt hy vọng vào đó. Tất cả những điều đó tạo nên cơ hội để chúng ta cảm ơn Chúa, về những gì đã mang lại cho chúng ta trong ngày hôm nay, cùng với một tình yêu mà chúng ta nhận được.

Chúa Giêsu đã bắt đầu cuộc đời rao giảng tại một tiệc cưới. Ngài bước trên con đường lịch sử đó bằng gieo và gặt, mong ước và kiếm tìm, nỗ lực và tận tâm, bằng chăm chỉ làm việc cho đến khi đất trổ sinh hoa trái. Chúa Giêsu đã bắt đầu cuộc đời mình trong một gia đình, trong một mái ấm. Và ngài vẫn tiếp tục bước vào và trở thành một thành viên của gia đình chúng ta.

Thú vị biết bao khi được Chúa Giêsu dọn bàn trong các bữa ăn. Dùng chung bữa với người khác, đi thăm các gia đình khác là cách mà Chúa muốn chúng ta bày tỏ kế hoạch của Chúa cho mọi người biết. Ngài đến thăm nhà những người bạn, Maria và Matta, nhưng Chúa không chọn lựa; Ngài cũng đến nhà người thu thuế và tội lỗi, Giakêu. Ngài không chỉ làm theo cách này một mình Ngài, khi sai các môn đệ đi rao giảng Tin Mừng nước Thiên Chúa Ngài đã nói với họ: Hãy ở lại nhà người ta mời, ăn uống những gì họ mang cho (Lc 10,7). Dự tiệc cưới, đi thăm nhà dân chúng, ăn tối với họ: những giây phút này trong cuộc sống con người đã trở nên “đặc biệt” vì Chúa Giêsu chọn là một phần của chúng.

Tôi nhớ trong giáo phận cũ, nhiều gia đình đã nói với tôi hầu hết họ tụ tập với nhau là trong các bữa ăn tối, sau giờ làm việc, khi con cái đã hoàn thành bài tập ở nhà của mình. Đây là thời khắc đặc biệt của gia đình. Họ nói với nhau về những gì xảy ra và những gì họ đã trải qua trong ngày; họ dọn dẹp nhà cửa, rửa ráy và chuẩn bị những gì cần thiết cho những ngày sắp tới. Đây cũng là khoảng thời gian mà mọi người muốn trở về nhà sau những mệt mõi, tranh cãi, những bực bội vặt vãnh để tìm được sự bình an thanh thản. Chúa Giêsu cũng chọn thời gian này để cho ta thấy tình yêu của Thiên Chúa. Ngài chọn những khoảnh khắc này để bước vào tim ta, để giúp ta khám phá ra Thần Khí cuộc sống trong những công việc hằng ngày ta làm. Trong gia đình, chúng ta học tình huynh đệ, sự kết đoàn và không bị ăn hiếp. Trong gia đình, chúng ta học cách đón nhận, đánh giá cuộc sống như là hồng ân để nhận thấy rằng chúng ta cần có người khác để tiến về phía trước. Trong gia đình, chúng ta trải nghiệm về sự tha thứ, rằng chúng ta luôn cần sự thứ tha để lớn mạnh. Trong gia đình, không có chỗ cho sự giả dối: chúng ta là chính mình, và cách này hay cách khác chúng ta được mời gọi để làm điều tốt nhất cho mọi người.

Đó là lý do cộng đồng Kitô giáo gọi gia đình là “giáo hội tại gia”. Trong bầu khí ấm áp của gia đình , đời sống đức tin mới được lấp đầy trong từng ngóc ngách, sự sáng mới thắp sáng mọi không gian, xây dựng cộng đoàn. Tại những thời khắc đó, con người học cách khám phá ra sự hiện hữu của tình yêu và sự hoạt động Thiên Chúa.

Trong nhiều nền văn hóa ngày nay, những khoảng không gian này bị thu hẹp lại, những trải nghiệm này không còn nữa và mọi việc dần đi đến chỗ đổ vỡ, xa cách. Chúng ta có rất ít giờ ở bên nhau, trong gia đình như là một tổ ấm. Kết quả là, chúng ta thiếu kiên nhẫn với nhau, chúng ta không nói lời xin phép hay tha thứ, hoặc ngay cả nói lời ‘cám ơn’, vì gia đình chúng ta trở  nên trống vắng. Không tương quan, không tiếp xúc, không gặp gỡ. Cách đây không lâu, một người làm việc chung nói với tôi, anh ta ở nhà một mình trong khi vợ con anh ta đi nghĩ hè. Ngày đầu tiên, căn nhà hoàn toàn yên ắng, anh cảm thấy được yên bình, không cần phải đi nơi  đâu khác. Sang ngày thứ ba, khi tôi hỏi mọi việc ổn không, anh nói: Tôi mong họ trở về sớm sớm. Tôi không thể sống mà không có vợ và con.

Không có gia đình, không có hơi ấm của gia đình, cuộc sống sẽ trở nên trống rỗng, mạng lưới gia đình sẽ ngày càng yếu đi, không giữ ta vững vàng trong nghịch cảnh, không nuôi dưỡng ta qua cuộc sống đời thường và không thúc đẩy ta tiến đến một tương lai tốt đẹp hơn. Gia đình sẽ giúp ta thoát khỏi hai hiện tượng của gia đình ngày nay: đổ vỡ và nhàm chán. Trong cả hai trường hợp, con người đều trở nên những cá nhân đơn độc, dễ ngụy tạo và thống trị. Xã hội đang chia rẽ, đổ vỡ, ly tán hoặc đồng hóa tàn bạo, đó là kết quả của những hợp đồng gia đình bị phá hủy, sự mất mát những tương quan này khiến chúng ta nhận ra mình là ai và dạy chúng ta trở nên những con người thật sự.

Gia đình là một trường học nhân cách, nơi đó dạy ta biết quan tâm tới những nhu cầu của tha nhân, chăm sóc cho cuộc sống của họ. Ở giữa những khó khăn của các gia đình ngày hôm nay, xin đừng bao giờ quên điều này: gia đình không phải là một vấn nạn, mà trước tiên và trên hết gia đình là một cơ hội. Một cơ hội để chúng ta chăm sóc, bảo vệ và tán thành.

Chúng ta nói nhiều về tương lai, về những điều tốt đẹp của thế giới mà ta muốn con cái mình sống trong đó, về xã hội hoàn hảo mà ta muốn có cho con cái mình. Tôi tin rằng câu trả lời nằm trong việc nhìn lại chính mình: hãy để thế giới đứng sau gia đình. Không có gì để nghi ngờ điều này: không có gia đình hoàn hảo, không có những người chồng, người vợ hoàn hảo, không có cha mẹ, con cái hoàn hảo, nhưng không phải vì thế mà gia đình không phải là câu trả lời của tương lai. Chúng ta hãy chăm sóc cho gia đình, nơi thực sự là một không gian tự do. Hãy chăm sóc gia đình, nơi thực sự là trung tâm của nhân loại.

Tôi không muốn kết thúc mà không nhắc đến Thánh Thể. Chúng ta biết rằng Chúa Giêsu đã chọn một bữa ăn để thiết lập việc tưởng niệm Ngài. Ngài chọn khoảng thời gian đặc biệt của đời sống gia đình như là một nơi để Ngài hiện diện giữa chúng ta. Một khoảnh khắc mà chúng ta đã trải nghiệm, một khoảnh khắc mà tất cả chúng ta đều biết: Bữa cơm gia đình.

Thánh Thể là bữa ăn gia đình của Chúa Giêsu, nơi thế giới tụ tập lại để nghe Lời Ngài và để chia sẻ thân xác Ngài. Chúa Giêsu là Bánh Hằng Sống cho các gia đình chúng ta. Ngài luôn muốn hiện diện, nuôi dưỡng chúng ta bằng tình yêu của ngài, giữ gìn chúng ta trong đức tin, giúp chúng ta bước đi trong hy vọng, để trong mọi tình huống chúng ta đều có thể trải nghiệm Bánh Hằng Sống thực sự.

Trong vài ngày tới, tôi sẽ tham gia cùng với các gia đình trong Ngày Gia Đình thế Giới, và không tới một tháng nữa, sẽ tham dự Hội nghị các Giám Mục về các gia đình. Xin anh chị em cầu nguyện thường xuyên cho hai sự kiện này, để chúng ta cùng nhau tìm ra cách giúp mỗi người chăm sóc cho gia đình mình, để chúng ta tiếp tục khám phá ra Thiên Chúa, Đấng ở cùng chúng ta, giữa dân người và khiến cho gia đình của người trở thành gia đình của chúng ta.

Vatican Radio (22.9.2015)
Trần Thị Kim Danh chuyển ngữ


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (01.05.2024): Bài 18 – Đức tin (3/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (24.04.2024): Bài 17 – Đời sống ân sủng trong Chúa Thánh Thần (3/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (17.04.2024): Bài 16 – Nhân đức tiết độ (23/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Làm cớ sa ngã (25/9/2015)

Phục vụ mọi người (19/9/2015)

Anh Em Bảo Thầy Là Ai ? (11/9/2015)

Nói được rõ ràng (5/9/2015)

Từ trái tim con người (27/8/2015)

Lời ban sự sống (20/8/2015)

Tôi là bánh (13/8/2015)

Bánh Trường Sinh (8/8/2015)

Bánh đích thực (1/8/2015)

10 câu nói mạnh nhất của ĐTC Phanxicô (28/7/2015)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn