Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   

ĐỒNG HÀNH

Một ý niệm rất căn bản có thể đọc thấy ở hầu hết các trang của Kinh Thánh Cựu ước. Đó là Thiên Chúa luôn sánh bước với dân người. Từ Ađam – Eva “Người dạo chơi với họ trong vườn diệu quang” cho đến các chi tộc Israen khi xuất hành khỏi Ai Cập: người đồng hành với họ là cột lửa, lúc đi trước khi đi sau. Trong thời gian băng qua sa mạc để đến đất Hứa và khi đã định cư, Thiên Chúa tiếp tục đồng hành với họ qua Luật pháp, cô đọng trong bảng Thập điều, qua các nhà lãnh đạo (Thủ Lãnh, Các Vua) và qua các ngôn sứ. Đó là chưa kể đến những lần Người lên tiếng báo cho biệt sự đồng hành luôn luôn của Người, qua những sự can thiệp lẫy lừng ở các trận tuyến, và nhất là sự đồng hành mật thiết hơn với một số cá nhân: “Ta luôn luôn ở bên con”. Một vật biểu trưng rất quen thuộc đối với người Do thái cho biết sự đồng hành của Thiên Chúa là hòm bia, hay khám giao ước và sách Luật. Ngày nào còn một trong hai thứ ấy hoặc cả hai là ngày ấy Thiên Chúa còn đi cùng với Dân mình. Điều nảy đựoc thấy rõ hơn khi còn sống trong sa mạc, mỗi lần lên đường, dân Do Thái nhổ lều và kiệu hòm bia theo. Đến lúc định cư, sự hiện diện của Thiên Chúa được biểu thị qua Đền thờ Giêrusalem: Người ở đó hay đúng hơn cùng với Dân mình trải qua những thăng trầm của lịch sử. – Đồng hành, đi, con đường: đó là những ý niệm, hình ảnh và từ ngữ rất gần gũi với các dân du mục hay bán du mục như người Do thái. Đối với họ còn đi được là còn sống và dừng lại là chết, bởi vì với cuộc sống du mục, nếu không có khả năng lên đường tới vùng đất mới mà phải ở lại với miền đất cằn cỗi là kể như hết đường sống, hết lương thực và nước cho người và vậy. vì thế, hình ảnh có lẽ trung thực nhất để nói về người Do thái và cuộc sống của họ đó là những đoàn người đi bộ hay cưỡi lạc đà hoặc một con vật nào khác, miễn là luôn ở rên đường; ngay nhà cửa của họ cũng thường được vẽ như những lều trại hoặc nghững công trình xây cất thô sơ, tiện để rời bỏ. Trong cuộc hành trình dài thăm thẳm để tìm đất sống như thế, thật là vô phúc khi bị thiếu thốn lương thực và nhất là thiếu bạn đường. Không phải vì sợ dễ làm mồi cho trộm cướp, mà là sợ bỏ cuộc giữa đường vì thoái chí, vì cô đơn.

Sang thời Tân ước, Thiên Chúa đồng hành với Dân, Người gần gũi và thường xuyên tới mức trở thành không những người đi bên cạnh con người mà còn ở ngay giữa chợ người. Từ chỗ chung đường, Người đã đến chung phận với con người. Từ bạn đường Ngài trở thành bạn đời. Làm như thế sẽ có cơ may hơn được hiểu con người từ trong chính thân phận của họ, cũng như để con người không còn lý do tránh né hoặc than thở về sự xa cách của Thiên Chúa. Nhưng làm thế cũng là chấp nhận một nguy cơ rất lớn: không được con người nhận ra hay thậm chí bị khước từ. Đó là cái giá phải trả cho sự đồng hành sâu sắc. Muốn luồn sâu thì phải chấp nhận trờ thành vô danh và tầm thường đến mức có thể bị rẻ rúng hay không biết tới. Nhưng có luồn sâu như thế thì mới thấm thía đến những bế tắc của con người và mới giải quyết một cách kiến hiệu, đem lại đúng hạnh phúc con người đang cần. Từ nay, kể cả những ai cô đơn, bị bỏ rơi cũng đều thấy bên cạnh mình có Chúa đồng hành.

Ta không thể tìm hiểu hết những khía cạnh và những bước Đức Giêsu đã đi qua khi đồng hành với con người, mà chỉ xin trích ra môt hoạt cảnh trong đời Người để tìm hiểu đôi nét liên quan đến đề tài suy nghĩ của chúng ta: Cuộc hành trình của Đức Giêsu với hai môn đệ đi về Emmau. Hy vọng ta sẽ rút được từ đó vài ánh sáng cho những lần gặp gỡ giữa con người với con người, giữa cá nhân với cộng đoàn.

1. Muốn đồng hành, cả hai phải chấp nhận bỏ chỗ đang ở

Ở đây đối với hai môn đệ Emmau, trước tiên là bỏ địa điểm (bỏ Giêrusalem, bỏ gian phòng họp thường lệ của các ông và các bạn); rời bỏ những con người đã từng ràng buộc với mình (Cộng đoàn Giêrusalem với những con người mà họ quý mến, từng chia sẻ nhiều cái chung). Nhưng khó hơn nữa, là bỏ nếp sống cũ, công việc cũ, bận tâm đang cưu mang để lên đường chuẩn bị bắt tay vào nếp sống mới, với những bận tâm mới. Một khi nếp sống và công việc đã ăn quá sâu vào con người thì bỏ những thứ ấy chẳng khác nào chối bỏ chính mình hay ít ra chối bỏ một phần mình, phần quá khứ của con người mình. Để đến sánh bước với hai môn đệ ấy, đừng tưởng Đức Giêsu chẳng phải bỏ gì. Vì dù đã Phục sinh lấy lại mọi quyền hành và danh dự của Thiên Chúa, nhưng Người không muốn để uy hiếp hay áp lực con người, mà vẫn đi con đường cũ là đền nghị và chờ đợi sự tự do đáp trả hay từ chối. Thế nên Đức Giêsu đã bỏ vị thế của một Đấng Phục sinh, ít là biên ngoài và trong chốc lát, để trở thành một người bộ hành tầm thường đến độ chẳng có gì đáng chú ý, kể cả đáng lưu ý để đề phòng,hay nếu có thì chỉ đáng để ý ở chỗ ông khách này thật “ở ngoài cuộc” bởi ông hoàn toàn mù mịt về những chuyện động trời mới xảy ra cách đó không lâu: chuyện Giêsu Nadaret.

Đối với chúng ta, để đến gặp nhau trong buổi họp chung hay trong một cuộc gặp riêng với người anh chị em, chúng ta phải chấp nhận rời khỏi nhà, khỏi nơi đang làm việc hay giải trí, khỏi những công việc và bận tâm lúc đó, khỏi những con người mà bấy giờ ta đang giao tiếp hay có thể giao tiếp. Thật là nực cười nếu cùng một lúc ta muốn có mặt cả ở hai nơi, cùng làm hai việc, gặp hai đám người hay hai người. Sự từ bỏ chỗ đứng hiện tại sẽ khó hơn nếu đó là nơi, những việc và những người ta ưa thích. Và cũng thật khó từ bỏ khi đó là những việc từ bỏ và gặp gỡ đều đặn, chứ không chỉ một lần hay đột xuất. Thế nhưng nếu đã muốn đồng hành với nhau, thì phải chấp nhận quy luật đó.

2. Muốn đồng hành, cả hai phải tạo sự thiện cảm đối với nhau

Để có thể sánh bước mà không bên nào phải lúng túng khó chịu, hai môn đệ Emmau phải vượt lên trên những khác biệt của họ với Đức Giêsu: một bên là hai người đang quá thất vọng và day dứt còn bên kia xem bộ nhởn nhơ, vô tư quá. Nhờ đó họ mới nhận Đức Giêsu vào nhóm mình. Dường như đó là giá phải trả khi không muốn loay hoay mãi trong sự thất vọng và bết tắc của mình, khi muốn thắp lên chút hy vọng nếu không gỡ rối được thì cũng được nguôi ngoai tấm lòng. Họ hình như đã quên hẳn cái vẻ bàng quan đến tàn nhẫn của người khách lạ kia và sẵn sàng bắt đầu từ con số không với người ấy. Nếu không như thế thì họ đã không dại gì cho người ấy đi cùng trong một quãng đường dài tới gần 30 cây số. Phía Đức Giêsu cũng gạt bỏ cái giọng kênh kiệu và trách móc của họ khi nghe Ngài nói là không hay biết gì về chuyện Giêsu Nadaret, một chuyện hàng đầu của họ. Ngài cũng không để ý tới tâm trạng của những kẻ quá lo việc mình để rồi tức giận với bất cứ ai có vẻ như không quan tâm gì đến việc của mình. Người không chấp nhất thái độ cố chấp và hơi cuồng tín của họ.

Dầu sao phải thú nhận chia sẻ chân thành từ hai phía như thế không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nhất là khi những điều chia sẻ của mỗi bên không phải là những điều đáng tự hào gì, cũng như sự góp ý của mỗi bên không phải là điều an ủi gì. Và còn khó khăn hơn nữa khi bao giờ cũng hiện lên trong tâm hồn chúng ta cái nguy cơ: nếu không bị bội phản, bị thất tín thì cũng có thể rơi vào quãng không (nói ra mà chẳng vọng lại được gì, không thêm một tia sáng chẳng thêm một ánh đèn). Quả thật là bất tương xứng khi điều mình chia sẻ ở đây không dừng lại ở chuyện vặt vãnh loài người mà là cả một mối tình của mình với Thiên Chúa, đang khi đó những người tiếp nhận tâm sự đó, chỉ là những con người và là những người có thể còn hèn kém hơn ta. Mà không chỉ bênnói ra mới cảm thấy băn khoăn, cả kẻ tiếp thu cũng ái ngại không kém: biết làm gì đây với sự tín nhiệm quá lớn bạn dành cho mình; những góp ý của mình có đúng trọng tâm vấn đề và có được hưởng ứng không; hay chính mình cũng có thể bị đánh lừa bởi những tâm sự đó… Quả là một cuộc trao thân và hơn thế nữa, một sự dám đánh mất chính mình. Thế nhưng, nếu hai bên cứ dừng lại ở những băn khoăn ấy thì chắc chắn pháo đài vẫn tiếp tục còn và vấn đề hay bế tắc của mỗi người sẽ còn mãi. Vả lại, những dè dặt nghi ngại và thiếu chân thành của ta có thể xuất phát từ chính thói quen bảo toàn an ninh, dù là an ninh giả tạo, của mình. Mình muốn bằng lòng với cái tôi tạm coi là không xấu lắm, muốn đứng lại bên này giới tuyến chứ không dám vượt ranh giới, tiến lên trên như Chúa mời gọi. Hoặc có thể là do chúng ta một đàng không tin sự tác động của Thánh thần, sự hiện diện của Đức Kitô nơi cộng đoàn, đặc biệt nơi những người hữu trách, đàng khác do ta tin tưởng thái quá đến những dụng cụ nhân loại, thoái thác mọi trách nhiệm cá nhân của mình. Cộng đoàn chỉ đóng vai trò thấp nhất là giúp ta khai thác vấn đề cho kỹ hơn, cao hơn một chút là vạch đường hay chỉ ra những tín hiệu của Chúa để giúp ta đi vào hay chọn lựa, xa hơn nữa là xác nhận những phán đoán và lựa chọn của mình là đúng với ơn gọi của mỗi người. Cuối cùng đừng quên đây là chuyến đi mất nhiều thời gian, có khi cả đời, nên đừng vội nghị là sẽ tập được bài chia sẻ tận tình từ ngày đầu mà đó phải là kết quả của cả một thời gian dài đồng hành với nhau. tuy nhiê, nếu không bắt đầu thì chẳng bao giờ kết thúc và hoàn thành.

4. Muốn đồng hành, phải có Đức Giêsu đi giữa

Những tâm sự của hai môn đệ Emmau sẽ kéo dài đến vô định, nếu không có Đức Giêsu chen vào, đi giữa và lên tiếng, nếu hai bên không chào đón, mời kéo, hỏi han và không lắng nghe Người. Cót yếu của sự đồng hành không phải là đi chung đường như hai con ngựa chạy song song nhưng không thấy nhau do bị chắn ở mắt, mà là để dần dần trở nên một. Tuy nhiên, sự hiệp nhất này chỉ lâu bền và sâu sắc khi đó là sự hiệp thông của hai người cùng hiệp thông với Đức Giêsu, của hai người luôn hỏi han và lắng nghe Đức Giêsu đi giữa. Hai môn đệ của Emmau chắc hẳn càng trở nên bạn thân khi cả hai ý thức mình vừa được Đức Giêsu can thiệp, soi sáng, hâm nóng và thông hiệp. Biểu hiện của điều đó là cả hai đã hiệp nhất cả trong quyết định quay trở lại với cộng đoàn và loan tin, nghĩa là hiệp nhất trong công việc truyền giáo, trong kinh nghiệm sống, trong cái nhìn về kế hoạch Thiên Chúa và mầu nhiệm Đức Giêsu.

Tuy nhiên, nói rằng chấp nhận cho Đức Giêsu đi giữa, chấp nhận hỏi han và lắng nghe Người là cũng hàm ý nói rằng phải chấp nhận những lời giải thích, an ủi, khích lệ cũng như những lời chất vấn, tráchmóc và thôi thúc của Người. Kể từ khi Người nhập thể và nhất là khi Người phục sinh vinh quang, Người muốn những lời ấy, mát ruột hay gây khó chịu, sẽ được Người nói qua Tin mừng và cách hiểu của Giáo hội và qua cảm thức đức tin của cộng đoàn. Một số người không thể đồng hành lâu với ai có thể là trong thực tế họ đã không chấp nhận được sự chất vấn và đòi hỏi của Chúa thông qua những người đồng hành ấy. Hai môn đệ Emmau đã lĩnh hội được cả một vấn đề rộng lớn chỉ là nhờ trước tiên có thái độ khiêm tốn và đầy thiện chí: Họ đã không buồn khi bị ông kháchlạ mà trước đây họ vừa chê bai cho là “ngu dốt” vì đã không hiểu Thánh kinh sâu sắc. Có tiến bộ nào mà không phải trả giá, huống nữa là một sự tiến bộ trong đời sống siêu nhiên; chỉ sợ là chúng ta không quý trọng đủ sự tiến bộ ấy và đời sống ấy!

Lên đường thay vì ngồi lại một chỗ. Cởi bỏ để hội nhập thay vì khư khư bảo toàn. Chia sẻ tận tình thay vì khép kín một cách nghèo nàn. Đồng hành với Đức Kitô thay vì độc hành hay chỉ đồng hành với nhau. đó là tất cả những khía cạnh cần có trong mọi cuộc gặp gỡ, dù là cuộc gặp gỡ giới hạn nhất. Nhất là, kể từ khi Đức Kitô phục sinh đã giới thiệu và thực hành kiểu gạp gỡ ấy với hai môn đệ Emmau. Cuộc đồng hành của Đức Giêsu với hai vị kết thúc đợt một ở bàn tiệc Thánh Thể và đợt hai ở những cuộc gặp gỡ lớn hơn trong Giáo hội. Nhưng phải đi tới chỗ đoàn tụ tất cả trong cộng đồng Thiên Chúa Ba ngôi thì mới kết thúc hẳn. Từ đây đến đó còn cả một quá trình dài dằng dặc. Và vì thế, lời năn nỉ của hai ông sẽ phải là lời năn nỉ của chúng ta suốt đời khi thấy cuộc đồng hành của mình còn quá mong manh: “Xin Ngài ở lại với chúng tôi vì trời đã xế chiều”.
 
STMTY 


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (17.04.2024): Bài 16 – Nhân đức tiết độ (23/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Công bố Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới tháng 10-2014 (2/7/2014)

Đức Thánh Cha chủ sự Lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô (22/6/2014)

Ơn kính sợ Thiên Chúa (13/6/2014)

Ơn đạo đức không phải là làm ra vẻ ngoan đạo (10/6/2014)

Chúa Thánh Thần sau ngày lễ ngũ tuần (7/6/2014)

Ơn hiểu biết giúp chúng ta nhận ra tình yêu của Thiên Chúa trong mọi loài mọi vật (29/5/2014)

Ơn sức mạnh giúp tín hữu trung thành với Chúa cả trong các khó khăn đau đớn, và hy sinh mạng sống vì Chúa và Tin Mừng (20/5/2014)

Ơn cố vấn giúp chúng ta sống theo ý muốn của Thiên Chúa (10/5/2014)

Những cơn bão đang tàn phá đức tin (6/5/2014)

Giáo huấn của Đức giáo hoàng Phanxicô về phá thai (24/4/2014)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn