Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
MỘT CÁI NHÌN TỔNG QUÁT VỀ MÙA CHAY


I.
LỊCH SỬ

Sách Công Vụ kể rằng những người Do thái đã theo đạo Kitô vẫn tiếp tục lên đền thờ Giêrusalem cầu nguyện như những người Do thái khác (x. CVTĐ 3). Tuy nhiên trung tâm việc thờ phượng của họ không phải là đền thờ mà là “việc Bẻ Bánh”, tức là cử hành Thánh Thể, được cử hành tại tư gia (x. CVTĐ 2,42. 46). Chính trong nghi thức Bẻ Bánh, họ tưởng nhớ sự Chết và sự Phục sinh của Chúa Giêsu, như mệnh lệnh “hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (Lc 22,19). Đây không chỉ đơn thuần là nhớ lại quá khứ, nhưng chính Chúa Kitô Phục sinh có mặt giữa Cộng đoàn.

Sau biến cố Hiện xuống không lâu, Hội thánh sơ khai đã thay đổi ngày thờ phượng hàng tuần từ Thứ Bảy (ngày Sabat của người Do thái) sang Chúa Nhật; Ngày của Chúa (x. CVTĐ 20,7). Lý do rất rõ ràng: chính vào Chúa nhật mà Chúa Kitô đã sống lại từ cõi chết, Chúa nhật này qua Chúa nhật khác, các Kitô hữu cử hành cuộc Phục sinh của Chúa Kitô qua việc cử hành Thánh Thể; họ tin tưởng chắc rằng qua mầu nhiệm Thánh Thể, Chúa Kitô hiện diện giữa Cộng đoàn.

Chúa Kitô đã chịu chết vào ngày lễ Vượt Qua, lễ lớn nhất của người Do thái. Vào ngày đó, người Do thái cử hành việc cha ông họ đã được Thiên Chúa giải thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập, nhờ máu chiên được vẽ trên mi cửa. Các Kitô hữu hiểu rằng việc giải thoát người Do thái khỏi ách nô lệ Ai Cập chỉ là hình bóng của ơn giải thoát được thực hiện trong Chúa Kitô. Nhờ sự chết và sự sống lại của chính Chúa Kitô, họ được giải thoát khỏi ách nô lệ của ma quỷ, và Chúa Kitô chính là Môisen mới, dẫn đưa họ ngang qua sa mạc trần thế này để tiến về Đất hứa vĩnh cửu là quê trời.

Vì thế chẳng lạ gì khi các Kitô hữu sơ khai chọn ngày lễ Vượt Qua của người Do thái để cử hành lễ Vượt Qua của chính mình (lễ Phục Sinh), cuộc Vượt Qua thực sự, từ cái chết trong tội lỗi đến đời sống mới trong Chúa Kitô. Khi cử hành lễ Phục Sinh, người Kitô hữu không chỉ tưởng nhớ một biến cố quá khứ là sự Phục Sinh của Chúa Kitô, mà còn là chính ơn Phục Sinh đang được thực hiện nơi mỗi người: Anh chị em Dự tòng lãnh nhận Bí tích Thanh Tẩy trong dịp này được thực sự Sống lại với Chúa Kitô; những người đã chịu Phép Rửa cũng được sống lại nhờ ơn tha thứ những tội đã phạm sau này.

Lúc đầu, các Kitô hữu cử hành cả sự Chết và sự Phục Sinh của Chúa chung với nhau trong ba ngày: thứ Sáu, thứ Bảy và Chúa nhật, được gọi là Tam Nhật Thánh. Sau này việc cử hành lễ kéo dài suốt cả tuần, bắt đầu với Chúa nhật trước đó, cử hành việc Chúa vào thành Giêrusalem với sự tung hô của mọi người. Từ đó bắt đầu xuất hiện TUẦN THÁNH như ta quen bây giờ.

II.    
Ý NGHĨA

1.   
MÙA CHAY, THỜI GIAN CHUẨN BỊ CHO CÁC DỰ TÒNG LÃNH NHẬN BÍ TÍCH THÁNH TẨY

Các Kitô hữu sơ khai nhận biết rằng Phục Sinh đích thực chính là ngang qua sự chết mà bước vào đời sống mới trong Thánh Thần. Ý nghĩa này được cụ thể hóa trong Bí tích Thánh tẩy. Chính vì thế thời đó, Bí tích Thánh tẩy được ban chủ yếu vào dịp lễ Phục Sinh, ít khi vào dịp khác, trừ trường hợp khẩn cấp.

Bí tích Thánh tẩy chỉ được ban sau thời gian chuẩn bị lâu dài. Thời đó đang là thời bách hại, vì thế Bí tích chỉ được ban cho những ai dám kiên trì trong Đức Tin. Việc chuẩn bị có thể kéo dài trong nhiều năm, tuy nhiên giai đoạn cuối cùng là ba tuần trước lễ Phục Sinh. Đây chính là Mùa Chay đầu tiên trong lịch sử Hội thánh. Trong thời gian này, người Dự tòng được khảo hạch kỹ lưỡng, đồng thời Hội thánh dâng lời cầu nguyện cách riêng cho họ.

Những bài Tin Mừng được chọn trong các Chúa nhật III, IV, V năm A chính là những bài đọc được chọn từ xưa và trực tiếp liên hệ đến Bí tích Thánh tẩy:

·        
Qua Nước Thanh tẩy, Chúa Kitô trở nên nguồn sống cho ta (Ga 4,5-42)

·        
Với Thánh tẩy, Chúa Kitô trở nên ánh sáng cuộc đời ta (Ga 9,1-41)

·        
Qua Thánh tẩy, Chúa Kitô dẫn ta vào đời sống mới (Ga 11,1-45)

Tắt một lời, Hội thánh muốn chuyển thông sứ điệp căn bản cho anh chị em xin lãnh nhận Thánh tẩy: Chúa Kitô phải trở nên trung tâm điểm của đời sống ta.

2.   
MÙA CHAY CŨNG LÀ THỜI GIAN CỦA SÁM HỐI

Theo thời gian, càng ngày việc rửa tội cho trẻ sơ sinh càng tăng, và rửa tội cho người lớn ngày càng ít. Vì thế, dẫu cho ý nghĩa Mùa Chay như thời gian chuẩn bị cho các Dự tòng vẫn không đổi, nhưng một ý nghĩa khác cũng nổi bật: sám hối về những tội lỗi đã phạm sau khi chịu phép Rửa.

Trong Mùa Chay, Hội thánh mời gọi tất cả con cái mình sám hối vì không ai thoát khỏi tội lỗi. Lời mời gọi này đặc biệt được gởi tới những người phạm tội công khai, nhất là những tội sau: chối đạo, ngoại tình, sát nhân. Những tội này nghiêm trọng không chỉ vì đi ngược giới răn của Chúa, mà còn vì sự thiệt hại nó đem lại cho cộng đoàn Hội thánh.

Những ai phạm tội trên sẽ không được cử hành Thánh Thể, cũng như tham gia các thờ phượng của Cộng đoàn trong suốt Mùa Chay. Vào thứ Tư Lễ Tro, khởi đầu Mùa Chay, Đức Giám Mục xức tro trên đầu họ. Trong suốt Mùa Chay, họ chỉ được đứng ở cửa Nhà Thờ, xin mọi người cầu nguyện cho mình. Chính Hoàng đế Theodosius cũng phải chấp nhận việc đền tội công khai như thế. Chỉ sau khi cầu nguyện và làm việc đền tội trong suốt Mùa Chay, họ mới được nhận lại vào Cộng đoàn Thánh Thể ngày thứ Năm Tuần Thánh, ngay trước lễ Phục Sinh.

Trong Mùa Chay, Hội thánh không chỉ mời gọi những người phạm tội công khai, nhưng lời mời gọi Kitô hữu từ bỏ tội lỗi và sống đời Kitô hữu đúng nghĩa hơn. Vì thế trước kia việc xức tro chỉ dành cho những tội nhân công khai, nhưng bây giờ tất cả chúng ta đều được xức tro để nhớ lại thân phận tội nhân của mình. Đồng thời trong thời gian này, Hội thánh thúc giục con cái mình cầu nguyện nhiều hơn, chay tịnh và làm việc bác ái.

Chúa Giêsu chính là gương mẫu cho đời sống chay tịnh. Ngài đã giữ chay suốt 40 đêm ngày trong hoang địa trước khi đi rao giảng Tin Mừng. Theo gương Thầy Chí Thánh, Hội thánh thiết lập thời gian 40 ngày chay tịnh trước Lễ Phục Sinh. Chính vì thế, lúc đầu Mùa Chay kéo dài trong 3 tuần, rồi được mở rộng thành 5 tuần lễ. Nếu kể cả Tuần Thánh sẽ là 6 tuần, bao gồm 40 ngày chay tịnh: 6 tuần gồm 42 ngày, kể thêm 4 ngày từ thứ tư lễ Tro đến Chúa nhật I Mùa Chay là 46 ngày, trong đó không ăn chay vào 6 ngày Chúa nhật, còn lại đúng 40 ngày. Ngày nay Hội thánh chỉ còn buộc giữ chay vào hai ngày: Thứ tư lễ Tro và thứ sáu Tuần Thánh. Lý do là vì thời đại đã có nhiều biến chuyển, và Hội thánh hướng dẫn con cái mình sống Đức tin trong những hoàn cảnh cụ thể. Những ngày giữ chay đã được giảm bớt nhiều, nhưng tinh thần chay tịnh vẫn còn đó, và chúng ta được mời gọi để sống tinh thần đó bằng nhiều cách: chu toàn việc bổn phận được trao phó, kiên trì đón nhận những khó khăn trong cuộc sống, đón nhận những khổ đau và bệnh tật vì tình yêu Thiên Chúa …

Kết luận

Mùa Chay là thời gian để chuẩn bị mừng lễ Phục Sinh, chuẩn bị cho các dự tòng lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy, mời gọi mọi người sám hối tội lỗi để được chia sẻ ơn Phục Sinh của Chúa Kitô, càng thông phần vào những khổ đau và sự chết của Chúa Kitô, chúng ta càng được chia sẻ cách phong phú hơn ân huệ của Đấng Phục Sinh: “Được dìm vào trong cái chết của Ngài, chúng ta cùng được mai táng với Ngài … cũng như Ngài đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống đời sống mới” (Rm 6,4).


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (17.04.2024): Bài 16 – Nhân đức tiết độ (23/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Thánh cả Giuse quan thầy bầu chữa Hội Thánh (6/3/2014)

Lịch sử Mùa Chay Thánh (3/3/2014)

Trở nên con cái Chúa - (Mt. 5,38-48) (22/2/2014)

Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 13/02 - 19/02/2014 (20/2/2014)

Sứ điệp Mùa Chay đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô: 2014 (11/2/2014)

Sống Niềm Vui Tin Mừng (18/12/2013)

Giới thiệu Sứ điệp Ngày Hoà bình thế giới 2014 (15/12/2013)

Toàn văn Sứ điệp hòa bình của Đức Thánh Cha (15/12/2013)

Những Trích Dẫn Tiêu Biểu Trong Tông Huấn Niềm Vui Đức Tin của ĐTC Phanxicô (2/12/2013)

Một Kiếp Nô Lệ (9/11/2013)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn