Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
Hôn nhân không bao giờ là một cuộc sống nhàm chán


 
 
Cũng như tất cả những sợi chỉ màu sắc khác nhau đã cùng đan kết làm thành một tấm thảm đẹp, quý hiếm và đắt tiền; cũng vậy, những sắc thái và góc cạnh khác biệt của đời sống hôn nhân, như tình phu phụ nồng cháy và những bất cập ngoại tại, sự âu yếm vợ chồng và những dị biệt cá nhân, sự chung thủy và những thách đố đời thường, hạnh phúc và thất vọng, nhân đức và sự bất toàn, v.v... Tất cả đã đan chéo và thêu dệt nên một cuộc sống đôi lứa đầy sắc màu sinh động.

Cái đẹp thủa ban đầu ấy

Chẳng phải thời gian đẹp nhất của hôn nhân giữa hai người nam nữ là lúc tình yêu giữa hai người mới chớm nở, là lúc họ mới bắt đầu yêu nhau, là lúc cả hai con tim luôn dạt dào và tràn ngập những tình cảm nồng nàn mỗi khi tưởng nhớ về nhau trước những buổi hẹn hò? Tất cả thật mê ly tuyệt vời! Tất cả những cảm xúc hạnh phúc của cả hai con tim thủa ban đầu ấy tưởng như vô tận, tưởng như vĩnh cửu, đến nỗi cả hai cùng có chung một cảm nghĩ là họ được sinh ra trên cõi đời này là để cho nhau. Và từ đó, khi tình yêu đã ngấm sâu, cả hai đã quyết định đi tới hôn nhân, quyết định sống trọn đời bên nhau cho tới lúc tóc bạc răng long, và rồi quyết định chọn ngày lành tháng tốt cử hành hôn lễ.

Dù dưới hình thức nào đi nữa thì hôn lễ, thì ngày cưới của đôi nam nữ còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa trọng đại, chứ không chỉ là một ngày hồng phúc đầy vui mừng mà thôi. Hôn lễ là một khởi đầu mới, là sự ngắt quãng, là một bước ngoặt định mệnh của cuộc đời hai người: Chấm dứt cuộc sống độc thân và khởi đầu một cuộc sống mới, cuộc sống chung giữa hai người nam nữ, cuộc sống hôn nhân. Vâng, một quyết định quan trọng nhất đời người đã được thực hiện.

Sau lễ cưới, khi đôi tân hôn bước ra khỏi Thánh Đường trước những cái nhìn đầy hân hoan, ngưỡng mộ và đồng tình của bạn bè, của người thân và có lẽ của cả những người tò mò nữa, với những lời chúc mừng xen lẫn tiếng vỗ tay và tiếng nhạc reo vang, cả hai đã trở nên những con người mới, chứ không còn là những con người như trước đó khi mới bước chân vào Thánh Đường. Họ đã thực sự trở nên vợ chồng với bao an ủi và niềm hạnh phúc cũng như trách nhiệm và sự ràng buộc trọn đời đối với nhau. Họ cảm nhận rõ được điều ấy. Nhưng chính tình cảm ấy, chính sự cảm nhận tận sâu thẳm tâm hồn ấy là nền tảng, là lý do biện minh cho sự kết hôn của hai người nam nữa, của đôi tân hôn.

Nhất là sự cảm nhận đầy hạnh phúc và trách nhiệm ấy của đôi tân hôn là một trợ lực cần thiết cho đời sống hôn nhân của họ, đặc biệt khi họ phải đối mặt với những thử thách nghiệt ngã trong cuộc sống chung vợ chồng. Nói cách khác, khi phải đứng trước những thách đố của hôn nhân trong đời thường, cả hai vợ chồng sẽ có đủ can đảm và nghị lực hơn để vượt qua được những thách đố ấy khi họ hồi tưởng lại những cảm nhận hạnh phúc năm xưa, khi họ mới yêu nhau và nhất là lúc mà họ cùng thề hứa trước bàn thờ Chúa và sự chứng giám của Giáo Hội là sẽ suốt đời sống chết có nhau, dù cho sao trời có đổi ngôi, vũ trụ có xoay vần ra sao đi nữa, thì không gì có thể chia lìa được tình yêu đôi lứa của họ. Qua đó, cả hai như đã mặc nhiên dựa theo ý Chúa (x.Mt 19,6) mà thề hứa với nhau: „Anh/em yêu, từ nay chúng ta không còn là hai nữa, nhưng là một, và không có gì có thể phân ly được chúng ta nữa, vì Người đã tác thành chúng ta nên vợ chồng. Tất cả những gì của anh/của em – dù vui hay buồn, thành công hay thất bại – cũng đều là của em/của anh; vâng, là của chung của hai chúng ta.“

Tình yêu hôn nhân hoàn toàn khác với tình yêu máu mủ hay tình yêu bạn bè. Tình yêu hôn nhân có mục đích chính là để cộng tác với Tạo Hóa trong việc truyền sinh giống nòi, nên là tình yêu xác thịt, là tình yêu dựa trên sự tương quan thể xác giữa hai vợ chồng qua cuộc sống chăn gối. Nhưng đời sống chăn gối vợ chồng phản ảnh sự hợp nhất sâu thẳm và trọn vẹn nhất của hai vợ chồng trong toàn bộ mọi lãnh vực của cuộc sống, chứ không chỉ giới hạn trong phạm vi thể xác mà thôi. Những giờ phút hạnh phúc và thỏa mãn tính dục trong đời sống chăn gối vợ chồng giúp cho cả hai người cùng cảm nhận được một cách rõ rệt và sâu xa rằng họ thực sự hoàn toàn thuộc về nhau và cho nhau, sẵn sàng hy sinh và sống chết cho nhau cũng như cho con cái của họ. Quả thật những giờ phút yêu thương âu yếm vợ chồng thật quan trọng và cần thiết trong đời sống hôn nhân và gia đình. Những giờ phút hạnh phúc ngắn ngủi ấy là động lực trọng yếu giúp cho vợ chồng chẳng những thắng vượt được mọi thách đố khó khăn của cuộc sống đời thường, mà còn cho họ có được những cảm nhận hạnh phúc bên nhau cũng như sự xác tín chắc chắn họ thực sự thuộc về nhau và nhất thiết cần phải có nhau.

Sự rắc rối bỗng nhiên xảy đến

Nhưng một ngày nào đó, giữa bầu trời quang đãng trong xanh của đời sống vợ chồng bỗng nhiên ùn kéo đến một làn mây đen nào đó, bỗng nhiên một người trong hai vợ chồng khám phá ra, hay nói đúng hơn: nghi ngờ một điều gì đó nơi người bạn đời của mình và coi đó như một đe dọa nguy hiểm muốn làm xáo trộn, muốn can thiệp vào cuộc sống đôi lứa của họ. Đây thực sự là một điều bất hạnh mà không một cuộc sống hôn nhân nào muốn đối mặt. Nó xuất phát từ những lý do mù mờ thiếu rõ ràng, chỉ mới nghi ngờ và đang trong vòng „điều tra“ cách kín đáo thôi, chứ chưa phải là điều „bắt tận tay day tận trán.“

Chính vì thế, đó mới là vấn đề. Chẳng hạn khi người vợ bắt gặp nơi áo khoác người chồng có sợ tóc dài hay có mùi nước hoa lạ, hay khi người vợ thấy chồng mình không còn vui cười săn đón với mình hoặc sau bữa ăn không còn „ga-lăng“ đứng dậy thu dọn và giúp rửa bát như mọi ngày, mà lại ngồi đọc báo hay xem Tivi; hoặc ngược lại, khi người chồng bắt gặp sự thay đổi đột ngột trong thái độ của người vợ, như thái độ lạnh lùng, thiếu vồn vã như mọi ngày, hoặc thường vắng nhà lâu và không cho biết lý do, v.v… Và như đã nói là sự việc đang trong vòng „điều tra“ kín đáo, tuy nhiên bầu không khí trong gia đình cũng dần dà trở nên nặng nề ngột ngạt, nhất là sự thất vọng đã từ từ nhen nhúm vào trong suy tư của người kia, và nếu người ta thiếu cẩn thận và không tìm ra lối thoát hợp lý kịp thời, thì chỉ một lý do nhỏ nhoi nào đó cũng có thể làm bùng nổ. Đây là một hiện tượng tâm lý bình thường trong cuộc sống hôn nhân, mà người đời thường gọi là sự ghen tương.

Cũng như sự gia giảm các hương vị vào trong các món ăn: Nếu người ta biết pha chế vừa phải và đúng độ, thì món ăn sẽ trở nên thơm ngon mặn mà và hấp dẫn; ngược lại, nếu người ta vụng về và cho quá nhiều gia vị vào trong món ăn, thì sẽ làm cho món ăn trở nên mặn chát hay chua cay quá độ, không thể ăn được nữa và phải đổ đi. Cũng tương tự như vậy, thái độ ghen tuông trong đời sống vợ chồng là dấu chỉ của tình yêu đích thực, nhưng một khi người ta ghen tuông thái quá và không hợp lý, thì lại là dấu chỉ của sự ích kỷ, thiếu khôn ngoan và có thể đưa tới chỗ làm sứt mẻ hay phá vỡ chính tình yêu hôn nhân. Thái độ tốt và cần thiết trong đạo vợ chồng là luôn phải cẩn thận, khôn ngoan, hợp lý và tôn trọng lẫn nhau, ngay cả khi „cơm chẳng lành canh chẳng ngọt.“ Chớ bao giờ có thái độ „cạn tàu ráo máng“ đối với nhau, từ trong tư duy, lời nói cho tới hành động, hầu tránh đi những hậu quả tai hại không cần thiết.

Những nỗi thất vọng

Thật ra, trong đời sống vợ chồng sự thất vọng chán nản luôn là một điều khó tránh. Nó thường được thể hiện ra bên ngoài qua hình thức hay bất bình, nóng nảy và cãi vã nhau vì những lý do nhỏ mọn không đâu. Sự thất vọng ấy nếu không kịp thời được giải mã, được đưa ra ánh sáng hay không kịp thời được xua đi một cách hợp lý, thì nó sẽ đục khoét và bào mòn dần tâm hồn con người, làm ngưng đọng các tư tưởng tích cực và sáng tạo của con người và giết chết mọi hy vọng đợi chờ của cuộc sống.

Dù vì lý do gì đi nữa, thì những nỗi thất vọng đầu tiên trong đời sống lứa đôi thường là những trải nghiệm đau buồn nhất, làm thương tổn người trong cuộc nhiều nhất. Dĩ nhiên, những nỗi thất vọng ấy không luôn đồng đều và giống nhau. Có những thất vọng làm cho vợ chồng nghi ngờ và xa nhau, nhưng cũng có những thất vọng càng làm hai vợ chồng thêm gắn bó với nhau hơn nữa. Nhưng trong mọi nỗi thất vọng cả hai vợ chồng đừng bao giờ quên rằng họ không hề lẻ loi một mình trong các thử thách, mà còn luôn có Thiên Chúa hiện diện bên họ và cùng đồng hành với họ, cốt để đỡ nâng và trợ lực cho họ, hầu cuộc sống hôn nhân và gia đình của họ được bền vững và hạnh phúc.

Đó là một điều không chỉ được suy diễn theo đức tin, mà là một minh chứng cụ thể. Đôi tân hôn xưa kia tại Ca-na (x. Ga 2,1-10) đã phải buồn sầu và đau lòng biết mấy khi họ bó buộc phải đột ngột tuyên bố chấm dứt tiệc cưới nửa chừng và phải nhìn từng đoàn khách mời đứng dậy và lũ lượt ra về, vì rượu đã không còn nữa. Nhưng thật phúc cho họ: Trong chính cơn ngặt nghèo đầy tuyệt vọng ấy, họ còn có Đức Kitô và Mẹ Người hiện diện bên cạnh và họ đã được cứu nguy. Cuộc vui ngày cưới của họ nhờ thế đã hoàn toàn trọn vẹn và mỹ mãn trước sự bất ngờ của mọi khách mời, ngoài Đức Kitô, Mẹ Người và các Môn Đệ có mặt.

Vâng, khi có Đức Kitô hiện diện và cùng đồng hành với cuộc sống hôn nhân và gia đình, thì không bao giờ lo sợ phải thất vọng, phải thiếu đi „rượu vui mừng và an ủi“ cả. Mọi sự sẽ lại được tái điều chỉnh và sửa sai ngay. Vì „đối với Thiên Chúa không có gì là không thể làm được“ (Lc 1,37) và Người luôn lắng tai nghe những kêu cầu của con cái loài người để che chở cứu vớt họ, nên không bao giờ có thể gọi là muộn màng khi phải giơ tay cầu xin cùng Thiên Chúa cả. Bởi vậy, trong những lúc phải đối mặt với các gian nan khốn khó trong cuộc sống đời thường, những người vợ người chồng cần phải xác tín rằng cuộc sống hôn nhân của họ không chỉ có hai vợ chồng mà thôi, nhưng còn có „đệ tam nhân“ vô hình cùng hiện diện và cùng đồng hành với họ nữa: Còn có Thiên Chúa toàn năng, Đấng đầy lòng yêu thương họ! Chỉ cần họ đừng bao giờ tuyệt vọng và buông xuôi; trái lại, luôn cùng nhau tin tưởng phó thác vào sự quan phòng của Cha trên trời và tự nỗ lực không ngừng để tìm cách vượt qua cơn sóng gió. Và rồi như một phép lạ sẽ xảy đến cho họ, đó là mọi bão táp sẽ qua đi, biển lại yên lặng và con thuyền hôn nhân lại xuôi buồm êm trôi.

Người ta cũng đừng quên rằng thái độ biết giữ được bình tĩnh và tin tưởng khi tương quan vợ chồng gặp phải thử thách này nọ, để có thể rút tỉa ra được những kinh nghiệm sống cần thiết và lại trao cho nhau một tình yêu thương mới, là cả một nghệ thuật vô cùng cao quý và đáng cho xã hội kính nể, mà người ta có thể thực hiện được, nếu người ta muốn, nhất là nếu người ta biết loại bỏ được sự tự ái cá nhân và biết nhìn đến hạnh phúc chung của đôi lứa và hạnh phúc của cả gia đình. Đây là một ý thức nền tảng và quan trọng mà những người sống bậc vợ chồng cần xác tín, để có thể tránh được những ân hận về sau, vì do những bực dọc thiếu tự chủ, quá vội vàng và nông nổi không cần thiết. Các đôi vợ chồng cũng cần xác tín là những thất vọng to nhỏ đầu tiên trong cuộc sống hôn nhân của họ thường là những điều xảy đến một cách bất chợt, dĩ nhiên và khó tránh. Bởi vì khi bước vào cuộc sống chung, cuộc sống hôn nhân, cả hai người đều mang theo một thế giới riêng rẽ và khác biệt của mình mà họ từng sống trong suốt mấy chục năm của đời độc thân với các thói quen và sự tự do cá nhân, nhất là với một mạng lưới những tương quan bạn bè, v.v…mà cả hai người chỉ có thể từ từ chắt lọc, lựa chọn hay từ bỏ!

Mặc dù không ai trong hai người muốn và tìm kiếm những thử thách khó khăn đó, nhưng chúng vẫn thường xảy tới. Nhưng điều quan trọng ở đây là cả hai vợ chồng phải ý thức được một cách rõ ràng nguyên nhân và thực chất những điều ấy, không quá quan trọng hóa chúng, không để „cái bé xé thành cái to“, nhưng biết thông cảm cho nhau và cùng nhau vượt lên mọi thử thách và mọi mặc cảm, hầu tích lũy thêm kinh nghiệm sống cho đời hôn nhân của mình thêm phần hương sắc.

Trên thực tế, những thử thách và thất vọng trong đời sống hôn nhân thường gây ra cho những người liên hệ những vết thương lòng đầy đau đớn. Nhưng nếu một khi họ biết giữ bình tĩnh và tự chủ để vượt qua được, nhân cách của họ sẽ trở nên trưởng thành, chín chắn và thực tế hơn, nhất là giúp họ thoát ra được sự ảo tưởng nông cạn về hôn nhân, như quá lý tưởng hóa đời sống hôn nhân đến xa vời thực tế hay sự quên đi con người cụ thể của người bạn đời của mình và rồi mong đợi nơi người ấy những tính chất quá trọn hảo, mà chính bản thân mình cũng không có hay chưa có được.

Nhưng ngược lại, nếu những người liên hệ trong những thử thách ấy không biết dẹp bỏ tự ái vì hạnh phúc hôn nhân và gia đình mình, thì những thử thách và thất vọng mới khác lại ùn kéo đến và càng chồng chất thêm lên, và chỉ chờ một sơ sẩy nhỏ mọn, như một lời nói hay một cử chỉ vô tình nào đó làm người kia mích lòng, là sẽ bùng nổ. Nói cách khác, khi tâm lý con người bị rơi vào hoàn cảnh bị dồn ép quá, mà không tìm ra được lối thoát hợp lý cần thiết, thì sự thất vọng ấy không còn thuần túy là sự cảm nhận nội tâm nữa, mà sẽ được thể hiện ra bên ngoài qua những thái độ đầy bất mãn và những hành động bạo lực thiếu tự chủ. Từ đó, họ đâm ra ngờ vực cả chính mình nữa, đến nỗi đã phải tự hỏi là việc mình lập gia đình năm xưa có đúng không? Hay: Người vợ/chồng của mình có phải là chính người mà mình đã yêu thương và cùng xe duyên nên vợ chồng hay không?
 
Những thử thách có thể là dịp may

Nếu những thử thách, những va chạm và những thất vọng thường xuyên xảy ra và kéo dài quá lâu trong cuộc sống hôn nhân, thì thường dẫn tới những hậu quả khó tránh là gây ra cho những người liên hệ một tâm lý căng thẳng và chán nản cũng như một sự mệt mỏi và kiệt lực về thể xác. Đây là nguyên nhân nguy hiểm đầu tiên làm sứt mẻ tình yêu hôn nhân và rất có thể trở thành mối đe dọa khó tránh cho sự chung thủy vợ chồng. Vì thế, người ta phải tìm mọi cách giải tỏa và hàn gắn càng sớm càng tốt tất cả mọi hiểu lầm, mọi va chạm và bất bình giữa hai vợ chồng, chứ không để cho chúng kéo dài quá lâu được. Bởi lẽ, bệnh càng để lâu càng thêm nặng và càng khó chữa. Đây là một kinh nghiệm sống cụ thể mà những người sống đời vợ chồng cần phải xác tín một cách rõ ràng. Đàng khác, trong khi phải đối mặt với những xung đột và những thử thách khó khăn trong đời sống hôn nhân, cả hai vợ chồng cần phải thành thật với chính mình mà nhìn nhận rằng xưa kia khi họ quyết định lập gia đình với nhau là do họ yêu nhau, chứ không phải vì họ tìm gặp nơi nhau những con người hoàn hảo và không hề sai lỗi nữa.

Như đã nói ở trên, những thử thách trong đời sống vợ chồng là một điều khó tránh, nếu không muốn nói là hầu như một điều tất nhiên vậy, vì dù hai vợ chồng cùng yêu nhau, cùng ăn, cùng làm, cùng sống và cùng chung chăn gối, thì họ vẫn là hai cá thể khác biệt nhau, với những suy tư, ý nghĩ và sở thích khác nhau. Nhưng những thử thách trong đời sống vợ chồng có trở thành vấn đề tạo ra những tiêu cực cho họ hay không lại là một vấn đề khác. Tất cả còn tùy thuộc cách thức và thái độ của họ trong khi phải đối mặt với những thử thách đó nữa.

Theo thiển ý, tôi nghĩ rằng những thử thách trong đời sống hôn nhân không luôn là nguyên nhân đem tới những hậu quả tiêu cực. Nếu những người vợ người chồng khi phải đứng trước những thử thách, mà có một đức tin Kitô giáo sâu xa và kiên cường, tức vì Chúa nên vẫn một lòng thương yêu nhau, biết thông cảm và tha thứ cho nhau, vì Chúa đã dạy: „Thầy ban cho anh em một giới răn mới là anh em hãy yêu nhau,“ hay: „Anh em hãy thương yêu nhau như Thầy đã yêu thương anh em“ và thánh Phaolô cũng nhắn nhủ: „Anh em hãy tha thứ cho nhau như Chúa đã tha thứ cho anh em“, thì những thử thách ấy càng giúp họ hiểu nhau hơn và rồi càng gắn bó họ lại với nhau một cách bền chặt hơn bằng một tình yêu mới và sâu đậm.

Như vậy, nếu được nhìn dưới khía cạnh đức tin và luân lý đạo đức, thì hôn nhân và gia đình là một nơi vô cùng quan trọng và cần thiết trong việc giúp cho những người liên hệ rèn luyện nhân cách và trở nên hoàn thiện hơn. Chính cuộc sống đời thường cũng minh chứng cho thấy điều đó. Chúng ta thường nhìn thấy rõ được các khuyết điểm của mình và rồi qua đó cải tiến và thay đổi được bản thân, một phần không nhỏ cũng là nhờ vào những phê bình và chỉ trích của kẻ khác hay nhờ vào những sai lỗi và lầm lẫn của họ. Nếu vậy, tại sao người ta lại không đưa ra áp dụng vào cuộc sống hôn nhân của mình? Người ta kể rằng Socrate đã trở thành một đại triết gia Hy Lạp vào thời thượng cổ là do có một bà vợ điêu ngoa và chanh chua không ai bằng. Còn trong cuộc sống cụ thể, ví dụ: nếu một người chồng có một bà vợ chậm chạp, nhưng anh chẳng những không trách móc hay la mắng vợ mình, mà luôn biết vui vẻ chấp nhận cái tính „trời cho“ của bà và nhất là anh còn biết tập cho mình có được đức tính nhẫn nại. Nhận ra được cái điểm tích cực ấy, anh đã thành thật nói với vợ: „Vợ ơi, anh cám ơn em nhiều lắm đó, vì tính chậm chạp của em đã giúp anh khám phá ra được cái giá trị cần thiết của sự khôn ngoan thận trọng và từ đó anh đã tập cho mình được đức tính bình tĩnh và nhẫn nại, vì bản chất con người anh vốn nóng nảy và bất nhẫn.“ Còn bà vợ lại trả lời chồng: „Chồng ơi, em cám đội ơn anh rất nhiều, vì qua sự nhẫn nại của anh em đã vô cùng hạnh phúc khi cảm nhận được một cách rõ ràng tình yêu quá sâu đậm mà anh luôn dành cho em, mặc dù em còn đầy khiếm khuyết và bất toàn.“

Hôn nhân là trường đào tạo các nhân đức

Vâng, chính các khiếm khuyết và sai lỗi luôn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Tại sao? Bởi vì, là người, chúng ta không phải là những chiếc đồng tiền vàng để có thể làm hài lòng hết mọi người được. Không ai trong chúng ta hoàn hảo mười phân vẹn mười cả, dù xét về phương diện cá tính hay ngoại hình, dù xét về phương diện thái độ giao lưu đối xử bên ngoài hay các tư duy tình cảm nội tại. Mỗi người trong chúng ta còn phải nỗ lực đạt tới hay hoàn thiện rất nhiều nhân đức căn bản và cần thiết cho cuộc sống, như: Tự chủ được mọi cảm xúc, hết lòng yêu thương đồng loại không phân biệt, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người một cách vô vị lợi, chu toàn mọi trách nhiệm trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

Người có nhân cách và đáng cho xã hội kính trọng là người hội đủ các nhân đức cần thiết. Vì thế, điều hết sức quan trọng nơi mỗi người là không ngừng nỗ lực cải thiện và thăng tiến chính bản thân mình mỗi ngày. Trong hôn nhân cũng vậy, để có được một cuộc sống đôi lứa và một cuộc sống gia đình hạnh phúc, thuận thảo và đầm ấm, thì cả hai vợ chồng đều phải nỗ lực hoàn thiện chính bản thân mình mỗi ngày, tức trau dồi cho mình có đủ các nhân đức cần thiết trong việc xây dựng được một gia đình như thế. Bởi vậy, người ta có lý khi cho rằng đời sống hôn nhân cũng là một ơn gọi, nghĩa là qua cuộc sống chung cả hai vợ chồng – vì muốn có một gia đình hạnh phúc, nên mỗi người đã không ngừng nỗ lực cải thiện chính bản thân – đều có thể trở nên những con người hoàn hảo, những con người nhân đức trước mặt Thiên Chúa cũng như trước mặt xã hội. Ở điểm này thánh Josefmaria đã đưa ra một lời khuyên rất quý báu: „Khi con đang cảm thấy khó chịu vì lầm lỗi của một người nào đó, thì đừng vội tìm cách sửa lỗi người ấy. Con hãy đợi sang đến ngày hôm sau hay lâu hơn nữa. Nhưng một khi con đã lấy lại được bình tĩnh và đã suy nghĩ kỹ càng rồi, thì bằng mọi giá con hãy giúp sửa lỗi người ấy. Chỉ với một lời đầy yêu thương dịu dàng mà thôi, con sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn là suốt ba giờ đồng hồ cãi cọ với nhau. Con hãy làm chủ lấy cảm xúc của mình.“(1)

Vậy, qua những điều tiêu cực thì người này có lý do để nhắc nhủ người kia cần lưu ý về một điều mà anh ta chưa có. Và đó chính là một điều hoàn toàn tích cực. Như vậy, chúng ta có lý để khẳng định rằng đời sống hôn nhân quả thực là trường đào tạo các nhân đức nhân bản cũng như các nhân đức Kitô giáo.

Sự hướng dẫn tinh thần

Một kinh nghiệm thực tiễn là nếu những người vợ người chồng thiếu sự hướng dẫn tinh thần, họ sẽ rất khó lòng cải thiện được chính bản thân mình trong cuộc sống hôn nhân. Mặc dù đời sống hôn nhân là một lãnh vực sống hoàn toàn mang tính cách cá nhân, vâng, một lãnh vực hoàn toàn kín đáo mật thiết chỉ giữa hai vợ chồng mà thôi, nhưng thiết tưởng không có gì là trở ngại cả nếu người ta đem chia sẻ và bàn hỏi với các vị Linh hướng hay với những người có kinh nghiệm và đáng tin tưởng.

Cũng tương tự như những vấn đề liên quan đến sức khỏe, chẳng hạn người ta sẽ hành động thế nào khi người ta phát hiện thấy mình có những triệu chứng đã mắc phải một chứng bệnh nào đó? Hay nói một cách đơn giản là người ta phải làm gì nếu người ta muốn tránh bệnh tật và sống khỏe mạnh? Phải chăng người ta sẽ không đi khám bệnh ngay? Hay sẽ không tìm đến các bác sĩ? Và khi bác sĩ bảo: „Xin ông/bà hãy cởi áo ra“, phải chăng người ta sẽ ngang ngược trả lời: „Thưa bác sĩ, không thể được, điều này đụng chạm đến phạm vi kín đáo của tôi“?

Trong cuộc sống hôn nhân cũng tương tự như vậy. Vì thế, tôi muốn góp ý cùng các người sống bậc vợ chồng là một khi gặp phải những điều tiêu cực và rắc rối khó khăn trong cuộc sống đôi lứa mà hai vợ chồng không thể tự giải quyết được, hai người nên bàn hỏi với các vị tư vấn, những người có thể giúp hai vợ chồng thoát khỏi „thế bí“ của cuộc sống, có thể giúp làm thăng tiến cuộc sống hôn nhân của hai vợ chồng, để cuộc sống hôn nhân ấy luôn an bình hạnh phúc và đầm ấm.

Nhưng ở đây một câu hỏi cực kỳ quan trọng được đặt ra: Ai sẽ là người tư vấn mà chúng ta có thể đến bàn hỏi về cuộc sống hôn nhân của mình, để cuộc sống ấy luôn tốt đẹp, hạnh phúc và đầm ấm? Câu trả lời sẽ là tùy thuộc hoàn cảnh và nội dung của mỗi sự cố. Không nhất thiết luôn luôn phải tìm đến cùng một vị tư vấn, nhất là khi xảy ra sự cố quan trọng và đầy khúc mắc rắc rối.

Theo nguyên tắc, những người có thể làm tư vấn cho chúng ta, có thể giúp ý kiến cho chúng ta trong việc tháo gỡ và tìm ra lối thoát tốt đẹp cho những khó khăn trong đời sống hôn nhân của mình là các vị Linh Hướng hay các nhà tâm lý học, v.v… Nhưng các vị ấy cần phải hội đủ hai điều kiện quan trọng, đó là: Trước hết, vị ấy phải là người đáng tin tưởng; thứ hai, vị ấy phải là người có đầy đủ hiểu biết và khả năng chuyên môn về vấn đề chúng ta muốn đem ra bàn hỏi.

Nhưng một điều quan trọng khác cũng không được bỏ qua, đó là vấn đề thuộc lãnh vực tâm linh: tội lỗi! Đây là một vấn đề không chỉ có liên quan đến con người, mà còn liên quan đến cả Thiên Chúa, nên không một phương pháp trị liệu tâm lý nhân loại nào có thể giúp giải quyết hay tìm ra lối thoát cuối cùng được. Ví dụ hành động ngoại tình hay thái độ tàn nhẫn trong hôn nhân. Đây không chỉ là một sỉ nhục đối với người bạn đời của mình mà còn là một xúc phạm nặng nề đến chính Thiên Chúa nữa.

Bởi vậy, trong một sự cố rắc rối và khó khăn có liên quan đến Thiên Chúa như thế, thì ngoài việc bàn hỏi với các vị chuyên môn về vấn đề, để họ có thể giúp cho vợ chồng làm hòa lại với nhau, giải tỏa được các khúc mắc tâm lý và tìm ra một lối thoát cho sự cố, người ta còn phải làm hòa với Thiên Chúa thông qua phép Cáo Giải nữa.

Khi xảy ra một sự cố khó khăn rắc rối trong cuộc sống hôn nhân mà được giải quyết một cách hợp lý và đầy đủ như thế, cả hai vợ chồng sẽ cảm nhận được niềm vui gấp đôi trong tận thâm cung tâm hồn mình và đồng thời được lãnh nhận ân sủng Chúa ban thưởng, để từ nay cả hai vợ chồng có thể bắt đầu lại cuộc sống lứa đôi trong an vui và hạnh phúc như thủa ban đầu.

Động lực và những bất ngờ trong hôn nhân

Cũng như các giá trị cao quý khác, cuộc sống hôn nhân luôn chứa đựng nhiều bất ngờ. Nhưng những gì chứa đựng sự bất ngờ thì cũng ẩn chứa sự phiêu lưu mạo hiểm. Và trong thực tế, nếu được nhìn dưới một khía cạnh nhất định nào đó, thì cuộc sống hôn nhân quả thực là một sự phiêu lưu mạo hiểm. Người ta đã chẳng bảo mỗi con người là cả một vũ trụ đầy thâm cung bí hiểm đó sao, và tính chất bí hiểm này cũng đã được trình bày trong câu ca dao: „Sông sâu còn có kẻ dò, lòng người không đáy đo sao cho cùng.“

Và hôn nhân chính là sự nối kết và liên hiệp hai cái „vũ trụ bí hiểm“ ấy lại với nhau. Khi một đôi nam nữ quyết định đi đến hôn nhân, đi đến chỗ thành lập gia đình với nhau để suốt đời sống chết bên nhau, thì họ thường đã có những giai đoạn làm quen và tìm hiểu nhau. Nhưng động lực chính thúc đẩy và nối kết họ lại với nhau nên vợ chồng là tình yêu, là do cả hai người cùng yêu nhau, đến nỗi nếu thiếu vắng một người trong họ thì người còn lại sẽ không thể sống được hay chỉ sống trong khô héo và bất hạnh; còn sự hiểu biết nhau giữa hai người trước hôn nhân thường là rất tổng quát, nếu không muốn nói là khá mơ hồ. Về ngoại hình người bạn đời, người ta có thể tìm hiểu được trong một thời gian ngắn ngủi nhất định nào đó, ít là trong tình trạng vào lúc hai người mới quen biết nhau. Nhưng về tâm hồn và thái độ tâm lý phản ứng trước các hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống của người bạn đời là những điều vô cùng sâu kín và phức tạp, không dễ gì tìm hiểu và nhìn thấy hết được mọi góc cạnh chỉ trong một thời gian nào đó. Và điều đó càng bất khả ngay cả khi hai người cùng đến tước bàn thờ Chúa và trước sự chứng giám của cộng đoàn Dân Chúa để cử hành hôn lễ, để thề hứa suốt đời yêu thương và sống chết bên nhau.

Vì thế, người ta có thể nói rằng trong hạnh phúc hôn nhân thì sự lựa chọn của con người tối đa chỉ giữ vai trò hai mươi phần trăm, còn tám mươi phần trăm còn lại là do sự nỗ lực không ngừng của cả hai vợ chồng cùng xây đắp vun vén lên, qua: Sự thật lòng thương yêu săn sóc lo lắng cho nhau, sự chung thủy vợ chồng, sự tôn trọng lẫn nhau, sự nhẫn nại, sự tha thứ và thông cảm cho nhau.

Chính hiện tượng này đã hé mở cho thấy cuộc sống hôn nhân không hề nhàm chán, không thể là một cuộc sống nhàm chán được. Cả hai vợ chồng đều luôn luôn có thể khám phá, hoặc tạo ra, nơi nhau hay trong chính sự tương quan vợ chồng những điều mới mẻ hấp dẫn. Hôn nhân là một cuộc sống sinh động và chứa đựng một động lực mạnh mẽ luôn có thể hâm nóng tình yêu đôi lứa. Dĩ nhiên, để động lực ấy luôn có thể hâm nóng được tình yêu hôn nhân, thì nhất thiết đòi hỏi phải có sự cộng tác đầy thiện chí của cả hai vợ chồng nữa; nếu không, động lực ấy cũng trở nên vô hiệu lực. Và đó thực sự là một điều đáng buồn và là một tai họa, nhưng nguyên nhân không nằm ở động lực, nhưng là do sự bất cộng tác của những người liên hệ, nói cách khác, do sự bảo thủ cố chấp, sự tự ái thái quá của hai vợ chồng liên hệ. Chẳng những thế, mỗi ngày họ còn tiếp tục đắp cao lên mãi những bức tường thành bao quanh cái tôi của mình bằng những suy diễn và đoán xét chủ quan, đến nỗi khiến họ không còn nhìn thấy được chính các lầm lỗi của mình cũng như thiện ý của người kia nữa và dĩ nhiên cũng không thể hiểu được nhau nữa!

Khi phải đứng trước những thử thách khó khăn rắc rối, nhiều người vợ người chồng đã quên đi rằng trong giờ phút cử hành hôn lễ của họ năm xưa, họ đã tự nguyện và thật lòng thề hứa chấp nhận yêu thương và trung thành với nhau, trong khi vui cũng như lúc buồn, trong khi khỏe mạnh cũng như lúc bệnh hoạn. Điều đó có nghĩa là hai người đã thề hứa chấp nhận tất cả mọi hoàn cảnh và mọi tình huống khác nhau được ẩn chứa trong cuộc sống hôn nhân cũng như nơi người bạn đời của mình, kể cả những phát triển và những thay đổi tâm sinh lý trong tương lai nơi người này.

Người ta cần phải luôn sẵn sàng đón nhận những tình cờ và ngẫu nhiên xảy ra bất cứ lúc nào trong cuộc sống hôn nhân. Nói cách khác, khi người ta cưới hỏi một người làm vợ hay làm chồng của mình là cưới hỏi toàn diện „tất cả mọi sự“ của người ấy, lúc hiện tại cũng như trong tương lai. Vì thế, nếu một người chưa sẵn sàng xác tín và chấp nhận như thế, thì đừng vội kết hôn hay lập gia đình, nếu không, sự đổ vỡ là hậu quả tất yếu, không thể tránh được.

Trên thực tế, đại đa số các đôi tân hôn luôn tràn đầy hân hoan vui hưởng ngày cưới, ngày hồng phúc của họ giữa tiếng nhạc, tiếng cười và những lời cầu chúc tốt đẹp nhất của bà con và bạn bè thân quen: “Nào trăm năm hạnh phúc!” “Nào đông con nhiều cháu sống ba bốn đời!” “Nào tiền của vào như nước”, v.v..! Đôi tân hôn thực sự cảm nhận được tận đáy lòng mình niềm vui và sự hạnh phúc khôn tả trong ngày khởi đầu cuộc sống hôn nhân của họ, và tin tưởng rằng niềm vui cũng như sự hạnh phúc ấy sẽ kéo dài mãi trong suốt đời họ. Họ xác tín rằng với tình yêu chân thành, sâu đậm và tha thiết mà hôm nay họ dành cho nhau, chắc chắn họ sẽ có những chuỗi ngày trong cuộc sống vợ chồng luôn đầy ắp tiếng cười và sự đầm ấm. Nhưng tiếc thay! Đó là một cảm nghĩ quá đơn thuần, non trẻ và sai lầm, có thể đưa đến những hậu quả tiêu cực, như thất vọng và chán nản, một khi người ta phải đối mặt với thực tế khắc nghiệt của cuộc sống cụ thể.

Rất ít người biết được rằng những cảm nhận đầy hân hoan và hạnh phúc trong ngày hồng phúc ấy tựa như “câu nhạc dạo đầu” của một bản nhạc với đủ giai điệu trầm bổng du dương thánh thót, nhưng cũng vô vàn phức tạp khó khăn, mà chỉ những ngón tay điêu luyện của một nghệ sĩ tài hoa mới chơi được. Người ta cũng có thể khẳng định được rằng những cảm xúc hạnh phúc ngày cưới là một phần thưởng mà Tạo Hóa ban thưởng cho những đôi lứa dấn thân sống đời hôn nhân, cốt để giúp họ có đủ can đảm và nghị lực trong việc gánh vác những trách nhiệm nặng nề và đầy thách thức của bổn phận làm chồng, làm vợ, làm cha và làm mẹ trong những ngày tháng sắp tới của họ, chứ chưa phải là sự “khởi động” thực sự của đời hôn nhân. Nhưng rồi sau một thời gian lâu mau nhất định nào đó, chính đôi vợ chồng sẽ phải thực hiện một quyết định nào đó, để không chỉ cho sự “khởi động” đời sống hôn nhân và gia đình của họ được suôn sẻ và tốt đẹp, nhưng luôn được bền vững và phát huy thêm mãi. Bởi vì, tình yêu luôn cần được lớn lên và phát triển mãi, phát triển không ngừng cho tới lúc nó đạt tới được bờ bến vĩnh cửu và được hòa tan vào trong tình yêu vô biên vô tận của Thiên Chúa, Đấng là tình yêu.

Sự chung thủy hôn nhân là gì?

Cuộc sống hôn nhân luôn phải đối mặt với nhiều thách đố khó khăn và nhiều nhọc nhằn vất vả dưới đủ mọi hình thức khác nhau là điều tất nhiên, không thể tránh được. Nhưng phần nhiều những khó khăn vất vả ấy gây nên bởi những tình huống mà bình thường khi lập gia đình người ta chưa hay ít nghĩ tới, ví dụ khi con cái – đặc biệt là con gái – bước vào tuổi dậy thì với các xáo trộn tâm sinh lý phức tạp; rồi tiếp đến là việc giáo dục, việc học hành và việc theo đuổi nghề nghiệp của con cái, và tất cả đều cần đến tiền bạc, đều liên quan đến tình trạng kinh tế của gia đình. Nhiều khi những khó khăn to nhỏ cụ thể ấy trong cuộc sống gia đình đã trở thành những thách thức không nhỏ cho cuộc sống hôn nhân và thường là nguyên nhân gây ra những cãi cọ, nóng nảy, bực dọc và những thái độ thái quá hay mất tự chủ, làm tổn thương lẫn nhau và đánh mất bầu không khí ấm cúng của gia đình.

Những lúc bị thử thách khó khăn như thế có thể được coi như hàn thử biểu không chỉ để đo độ tình yêu giữa hai vợ chồng, mà còn để đo độ lòng chung thủy hôn nhân của họ nữa. Vâng, những thử thách khó khăn trong đời sống hôn nhân thường đặt để hai vợ chồng trước một sự chọn lựa bó buộc: Hoặc họ can đảm biết nỗ lực vượt lên trên chúng hoặc để chúng đè bẹp họ và phá hoại hạnh phúc hôn nhân cũng như hạnh phúc gia đình của họ. Nói cách khác, những thử thách trong cuộc sống hôn nhân có thể là phương tiện cần thiết để tôi luyện tình yêu vợ chồng, hay nói đúng hơn là một minh chứng lòng chung thủy của họ đối với nhau.

Vậy, sự chung thủy là gì? Đó là dù trong bất cứ hoàn cảnh và tình huống nào người ta vẫn luôn trung tín giữ vững điều họ đã thề hứa. Người ta thề hứa với nhau những gì trong hôn nhân? Đây là điều mà những người lập gia đình đều phải biết rõ. Đó là trọn đời thương yêu và săn sóc lo lắng cho nhau trong mọi hoàn cảnh. Sự chung thủy luôn đòi hỏi phải giữ trọn những gì mà người ta đã thề hứa với nhau.

Người ta đã có lý khi nói: “Hôn nhân là bản hợp đồng của tình yêu đôi lứa.” Bởi vì, hôn nhân ràng buộc và nối kết hai người nam nữ lại với nhau qua Bí tích Hôn Phối. Nhưng dựa vào các giáo huấn của Công Đồng Vatican II, bộ Giáo Luật mới (CIC) đã trình bày hôn nhân như là một giao ước, dĩ nhiên vẫn không bỏ quên tính cách “một hợp đồng” của nó. Tư tưởng “giao ước” được bắt nguồn từ khoa chú giải Kinh Thánh và nhắc ta liên tưởng đến tình yêu và sự săn sóc đầy âu yếm của Thiên Chúa đối với Dân Người. Trong Giao Ước của Thiên Chúa với ông No-ê và ông Áp-ra-ham Thiên Chúa hứa trung thành với Dân Người. Cũng tương tự như thế, trong Giao Ước cuối cùng của Thiên Chúa với toàn thể nhân loại qua Đức Kitô, Thiên Chúa đã hứa yêu thương mọi con cái loài người mãi mãi.

Bởi vậy, hôn nhân Kitô giáo là một Bí tích, Bí tích Hôn Phối, vì trong hôn nhân Giao Ước của Thiên Chúa với nhân loại tiếp tục được hiện thực. Nói cách khác, trong khi tình yêu chân thành giữa con người với con người được hiện thực trong hôn nhân, Thiên Chúa hoàn tất lời hứa của Người với nhân loại, đó là Người luôn yêu thương họ! Giáo Luật dạy: “Do giao ước hôn phối, người nam và người nữ tạo nên với nhau một cuộc thông hiệp trọn cả cuộc sống. Tự bản tính, giao ước hôn phối hướng về thiện ích của đôi bạn và việc sinh sản cùng giáo dục con cái. Chúa Kitô đã nâng giao ước hôn phối giữa người đã chịu phép Rửa Tội lên hàng Bí Tích.”(2)

Tình yêu hôn nhân là gì?

Tiếp đến, tình yêu hôn nhân là gì? Tình yêu chân chính có nghĩa là hy sinh. Và hy sinh có nghĩa là cho đi một điều gì đó mình đang có và rồi mình sẽ không còn chiếm hữu điều ấy nữa. Vậy, hôn nhân là sự hy sinh chính bản thân mình cho người bạn đời: Người chồng không còn thuộc về mình nữa, nhưng thuộc về vợ mình; và người vợ cũng không thuộc về mình nữa, nhưng thuộc về chồng mình. Mỗi người trong họ không còn làm chủ chính mình nữa, nhưng cả hai người cùng làm chủ lẫn nhau. Khi kết hôn với nhau hai vợ chồng tự nguyện dâng hiến cho nhau tất cả. Vâng, họ cho đi tất cả, chứ không còn “nhưng mà” hay “nếu”, không còn đòi hỏi bất cứ điều kiện nào nữa! Cả hai đã trở nên một, nên một trong thể xác và nên một trong tinh thần. Không còn bất cứ điều gì của người này là điều xa lạ đối với người kia, và ngược lại.

Qua hôn nhân người ta mất đi quyền độc hữu trên chính mình, nhưng tất cả những gì của chồng là của vợ và tất cả những gì của vợ là của chồng, nói cách khác: Mọi sự là của chung hai vợ chồng! Điều đó cũng muốn nói rằng, qua hôn nhân người ta mất đi sự tự do cá nhân của một người độc thân. Đối với những người đã lập gia đình rồi, thì sự tự do giao lưu gặp gỡ vẫn là một điều tốt và mang lại nhiều hiệu quả tích cực, nhưng nhất thiết phải được giới hạn một cách hợp lý. Trong cuộc sống hôn nhân cả hai vợ chồng cần tới nhau để bố túc cho nhau, chứ không thể sống theo kiểu những người độc thân được nữa, tức chỉ sống chung với nhau dưới cùng một mái nhà, và vào một thời điểm nào đó cùng ăn chung một bàn và ngủ chung một giường, còn ngoài ra mỗi người sống một cuộc sống riêng rẽ và hoàn toàn độc lập nhau. Không, trong hôn nhân chỉ có một cuộc sống duy nhất, chứ không thể có hai cuộc sống song song với nhau được.

Chính sự nhận thức và sự xác tín về sự hiệp nhất độc đáo và đặc thù này trong hôn nhân sẽ là một bảo đảm cho sự chung thủy vợ chồng. Vì thế, sự nhận thức về sự hiệp nhất trọn vẹn này trong hôn nhân phải là sự nhận thức nền tảng của đạo vợ chồng.

Về những gì người ta hứa với nhau khi cử hành hôn lễ, tức nội dung sự chung thủy vợ chồng, thì như đã nói trên là mặc nhiên bao gồm toàn diện tiến trình phát triển và thay đổi về tâm sinh lý nơi mỗi người trong hai vợ chồng. Chính thái độ chấp nhận sự khác biệt phái tính của nhau là một dẫn chứng của tình yêu mà hai người nam nữ dành cho nhau. Và những sự khác biệt giữa hai người thì rất sâu xa và to lớn. Nếu những khác biệt về thể xác tuy nhiều và phức tạp, nhưng tương đối người ta vẫn còn xác định một cách rõ ràng được các ranh giới của chúng, trong khi đó những khác biệt về tinh thần và tâm lý, thì muôn phần phức tạp và rắc rối hơn bội phần, đến nỗi khiến người ta không sao có thể nắm rõ được các giới hạn cũng như các biến đổi không ngừng của chúng. Những cấu trúc của suy tư, những hình thái của cảm xúc, của tình cảm, những can thiệp của bản năng và của lý trí, v.v… Tất cả đều ảnh hưởng lên nhau, đều hòa cuộn và đan kết với nhau để tạo nên một thế giới chủ quan, nội tại, mông lung và huyền nhiệm.

Và giữa những phát triển và thay đổi về mọi mặt này, thì sự sắt son chung thủy vợ chồng là một minh chứng cho tình yêu hôn nhân bền vững của họ.
 
Bản chất khác biệt của người phụ nữ

Theo bản chất và tâm lý tự nhiên giữa hai phái tính nam nữ, người ta thường cho rằng người đàn ông tựa như cái cột trụ, còn người nữ là dây leo, hay người đàn ông được coi là một bến nước còn người phụ nữ là chiếc thuyền nan giữa dòng sông. Điều đó muốn nói rằng dù với chức bậc hay địa vị nào trong xã hội, thì trong cuộc sống đời thường, ngoại trừ một thiểu số đặc biệt, còn đại đa số người phụ nữ luôn cần một bến nước, một chỗ nương tựa, hoặc về phương diện tinh thần hoặc về phương diện vật chất, hay cho cả hai phương diện.

Và một khi chỗ nương tựa ấy đã được bảo đảm chắc chắn, thì người phụ nữ sẽ phát huy được đầy đủ và một cách nhanh chóng con người mình cũng như các phẩm chất và các năng khiếu bẩm sinh của mình. Họ sẽ sống vui hơn, lạc quan hơn và cũng sáng tạo hơn. Đó cũng là kinh nghiệm cá nhân của William Bradley, tự là Pitt Brad, một minh tinh màn ảnh và một nhà sản xuất phim nổi danh của Mỹ, qua cuộc sống hôn nhân với Angelina Jolie, cũng là một minh tinh màn ảnh lẫy lừng của Mỹ, khi anh phát biểu: “Người phụ nữ là tấm gương phản chiếu hình ảnh của người đàn ông họ yêu.” Sự phát huy cuộc sống và tình yêu của nàng tùy thuộc vào cuộc sống và tình yêu của người đàn ông.(1)

Bởi vậy, khi một người đàn ông có cảm tình với một người phụ nữ và luôn tận tình săn đón giúp đỡ nàng, người phụ nữ sẽ cảm thấy hạnh phúc và biết ơn, vì biết mình được quan tâm, được yêu thương, che chở. Trong cuộc sống, người phụ nữ luôn mong muốn được lắng nghe và chia sẻ. Nhưng đáng tiếc là trên thực tế, nhiều người đàn ông thường lại không hiểu hay không mấy quan tâm đến điều đó. Họ chỉ muốn giúp đỡ người phụ nữ giải quyết những vấn đề hay công việc khó khăn nào đó, thế thôi. Một việc giúp đỡ như thế là điều cần thiết, nhưng chưa phải là đều chính yếu mà người phụ nữ mong muốn. Vâng, người phụ nữ mong muốn được lắng nghe, vì thái độ biết lắng nghe của người đàn ông sẽ làm cho họ được an tâm và hạnh phúc, vì biết người đàn ông thực sự chia sẻ và tham dự vào cuộc sống của họ.

Điều đó cũng muốn nói rằng trong cuộc sống hôn nhân, người vợ luôn cần có được sự chắc chắn là biết chồng luôn quan tâm đến mình, luôn săn sóc lo lắng cho mình, và qua đó nàng biết mình làm hài lòng chồng, được chồng thương yêu và thích gần gũi. Trái lại, khi một người vợ chưa biết chắc chắn được tình yêu người chồng dành cho mình, thì nàng sẽ không thể sống hạnh phúc và phát huy được con người và các phẩm chất của mình, vì một khi tâm hồn chưa an bình và chắc chắn, thì cuộc sống không thể ổn định được. Người ta phải “an cư” đã, rồi mới có thể “lạc nghiệp” được. Một người vợ không có được sự chắc chắn về tình yêu của chồng, thì cũng giống như một con cá nằm phơi trên đất khô.

Đây là điều rất quan trọng và có tác dụng mạnh mẽ trong hạnh phúc hôn nhân và gia đình, đòi hỏi những người chồng cần phải hiểu rõ và xác tín. Những người chồng cần loại bỏ tính cách “gia trưởng” cố hữu của mình, để biết kiên nhẫn lắng nghe và quan tâm đến vợ mình cũng như những gì nàng sở hữu hay ước muốn, chẳng hạn biết góp ý và nhận xét tích cực về những bộ áo quần vợ mình ưa thích. Ý kiến nhiều nhà tâm lý học cho rằng khi một người đàn ông không biết hay không bao giờ muốn hàn huyên góp ý với vợ mình về áo quần cũng như các đồ trang sức của nàng, thì một ghi vấn nghiêm chỉnh sẽ được đặt ra là liệu anh ta có yêu vợ thực sự không. Trong trường hợp này, người chồng đừng ngạc nhiên và hỏi tại sao khi thấy người vợ có vẻ lạnh lùng và như muốn tránh mặt anh, và nhiều khi nàng còn tỏ thái độ dùng dằng như không muốn ngủ chung với anh nữa.

Người đàn ông mà thiếu quan tâm để ý tới những gì thuộc vợ mình, thì sẽ làm cho nàng có cảm giác anh không phải là một người chồng tốt, không phải là một người chồng luôn biết săn sóc lo lắng cho gia đình, và vì thế, không phải là một người chồng mà nàng có thể sẵn sàng hy sinh tất cả để yêu thương và tin tưởng nương tựa. Theo tâm lý bình thường thì đối với người phụ nữ việc chăn gối vợ chồng không luôn luôn là điều quan trọng hàng đầu, nhưng là sự tận tụy hy sinh chân thành và sự quan tâm săn sóc cụ thể của người chồng về những gì nàng ưa thích. Đối với người phụ nữ, sự quan tâm để ý của người chồng là bằng cứ cụ thể rõ ràng nhất của tình yêu mà anh dành cho vợ mình. Phải chăng khi có được bằng cứ tình yêu mong chờ này trong tay, người vợ sẽ sẵn sàng hiến dâng trọn vẹn mình cho chồng một cách hạnh phúc? Người ta có thể hiểu ý nghĩa này trong câu phát biểu của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khi ngài nói: “Người đàn ông yêu để muốn được yêu, còn người phụ nữ lại muốn được yêu để yêu.”

Khi cảm nhận mình không được yêu thương thực sự, thì một người phụ nữ sẽ không bao giờ có thể yêu được, ít là yêu một cách thật lòng. Đây là một điều hoàn toàn vượt khỏi khả năng của người phụ nữ. Và điều đó không còn là vấn đề của ý chí, nhưng là vấn đề của chính cấu trúc các sinh hoạt tâm lý của người phụ nữ. Người ta cần lưu ý điều này là người phụ nữ sẽ ghi nhận rất chính xác sự tỏ tình của người đàn ông và trực giác bén nhạy của họ sẽ báo cho họ biết là lời tỏ tình ấy được xuất phát từ một tình yêu chân chính hay chỉ là những lời nói đầu môi chót lưỡi mà thôi. Vâng, người phụ nữ sẽ cảm nhận được người đàn ông có yêu thương họ hay không, dĩ nhiên theo cách thế riêng của họ.

Ở đây một câu hỏi được đặt ra là theo tâm lý tự nhiên thì cần phải có những yếu tố nào để có thể khiến người phụ nữ yêu được? Để trả lời cho câu hỏi được đặt ra, người ta có thể dẫn chứng một số các yếu tố căn bản mà người ta cũng có thể gọi là những nhân đức nhân bản, như: Sự thông cảm, sự tôn trọng, sự hy sinh tận tụy, sự chân thành, sự quảng đại và lòng vị tha, sự hùng dũng và tính can trường, sự khả tín trong lời nói cũng như việc làm. Trong khi cử hành Bí tích Hôn Phối cũng như suốt cuộc sống hôn nhân, người đàn ông cần có sự trợ lực của ơn Chúa, để có thể trau dồi và tích lũy cho mình những đức tính cần thiết ấy trong cuộc sống hôn nhân. Chính nhờ thế, người chồng sẽ hoàn toàn chiếm hữu được con tim của vợ mình và qua đó sẽ tạo nên được sự hạnh phúc cho cuộc sống hôn nhân và gia đình. Vì thế, ở đây tôi xin được nhắc lại một lần nữa: Hôn nhân thực sự là nơi làm phát triển các nhân đức nhân bản và các nhân đức Kitô giáo.

Và bản chất người đàn ông cũng khác biệt

Nếu muốn có được tình yêu của người phụ nữ, người đàn ông đòi hỏi phải có những đức tính như vừa trình bày ở trên, thì ngược lại, nếu muốn chiếm hữu được con tim người đàn ông, người phụ nữ phải hội đủ những đức tính cần thiết nào? Vì cũng là con người, nên người đàn ông cũng cần những yếu tố, hay nói đúng hơn: những điều kiện nhất định để có thể yêu thương một cách chân thành và hết lòng. Ví dụ: Sự tin tưởng, sự tiếp đón, sự nhìn nhận, sự ngưỡng mộ, sự nhất trí đồng tình, sự động viên và khuyến khích, sự dịu dàng khả ái, sự tinh tế.

Quả thật, để cùng sống chung với một người khác một cách thân mật và sâu kín như trong cuộc sống hôn nhân, hoàn toàn không hề đơn giản chút nào. Và từ lý do đó người ta mới cần đến sự hướng dẫn tinh thần và tâm linh, công việc tư vấn hôn nhân hay một tên gọi nào khác cùng có chung một mục đích là tìm cách giúp đỡ và hướng dẫn những đôi nam nữ đang tiến tới hôn nhân hay những người đang phải đối mặt với những thách đố trong cuộc hôn nhân của họ. Những nhà chuyên môn và giàu kinh nghiệm sẽ giúp cho những cặp vợ chồng biết “hạ cánh” từ những đám mây ảo tưởng và quay lại với “mặt đất” thực tại, quay lại với cuộc sống và con người cụ thể của họ, để họ không còn “bé xé ra to” hay “chuyện con nít xịt ra chuyện người lớn” giữa những bất đồng hay khác biệt tất nhiên giữa họ nữa.

Để có thể tránh được hay để có thể vượt lên trên những khủng hoảng và những thử thách trong cuộc sống hôn nhân, những đề nghị và góp ý đúng đắn của các nhà tâm lý học và phân tâm học là điều rất cần thiết. Đó chính là tìm cách giải thích và trình bày cho những người liên hệ hiểu rõ được bản chất và tâm lý tự nhiên của người đàn bà và của người đàn ông như thế nào: Đâu là sự tương đồng và đâu là sự tương phản, hay đâu là sự giống nhau và đâu là sự khác nhau, giữa họ.

Tuy nhiên, yếu tố quyết định trong việc can đảm biết vượt lên trên những thử thách khó khăn trong đời sống hôn nhân gia đình chính là đời sống nội tâm, tức đời sống tâm linh, đời sống trong tương quan tốt với Thiên Chúa. Đời sống nội tâm không hề làm giảm thiểu giá trị của những kiến thức về sinh học và tâm lý học hay những sự giúp đỡ và góp ý của các nhà tư vấn chuyên môn. Ngược lại, cuộc sống tâm linh vững vàng và sâu xa sẽ bổ túc và hoàn bị những kiến thức khoa học cũng như những trợ giúp nhân loại một cách trọn vẹn hơn.

Khi người ta ý thức và xác tín được một cách chắc chắn rằng trong cuộc sống và trong tâm hồn mỗi người luôn có sự hiện diện của Thiên Chúa bằng các ơn thánh của Người, thì người ta sẽ càng thêm lòng kính trọng nhau hơn, vợ chồng sẽ càng yêu thương và kính trọng nhau hơn, vì họ yêu nhau là họ yêu chính Thiên Chúa và họ kính trọng nhau là họ kính trọng chính Thiên Chúa vậy.

Vâng, khi một người sống cuộc đời hôn nhân của mình dưới ánh sáng đức tin Kitô giáo, dưới ánh sáng của Chúa Thánh Linh, người ấy sẽ nhận thức được một cách rõ ràng ngay, hay ít là một cách nhanh chóng, những điều người bạn đời của mình mong đợi. Khi một người Kitô hữu sùng đạo, anh sẽ luôn biết nỗ lực loại bỏ tính ích kỷ và sống vị tha hơn, và vì Chúa anh sẽ chỉ muốn một điều duy nhất là tìm cách thực hiện điều thiện hảo cho vợ mình và trao tặng nàng điều nàng cần cho cuộc sống. Và ngược lại, một người phụ nữ đạo đức cũng sẽ tư duy và hành động tương tự như thế. Nếu vậy, đời sống hôn nhân được coi như là con đường sống thuận tiện giúp ta thánh hóa bản thân và như là nơi hoàn thiện tình yêu nhân loại.

Điều đó cũng muốn nói rằng nếu người ta biết nhìn cuộc sống hôn nhân dưới ánh sáng đức tin Kitô giáo, người ta sẽ giữ được sự chung thủy hôn nhân dễ dàng hơn. Người chồng đạo đức sẽ sống đứng đắn nghiêm chỉnh hơn, dễ dàng chiến thắng được các cám dỗ và mời mọc của xác thịt hơn, sẽ biết quan tâm săn sóc người bạn đời của mình hơn, sẽ thông cảm và tha thứ dễ dàng hơn và sẽ luôn can đảm bắt đầu lại. Nói tắt, anh sẽ luôn biết nỗ lực hoàn thiện bản thân và nhờ thế sẽ xây dựng được một cuộc sống hôn nhân đầm ấm hạnh phúc.

Sự cân bằng tính dục trong hôn nhân

Như đã đề cập tới ở trên, sự cân bằng tính dục giữa hai vợ chồng đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hôn nhân, đặc biệt nó đóng góp phần chủ yếu vào sự chung thủy của họ. Kinh nghiệm cụ thể của các đôi vợ chồng đã chứng minh cho thấy rằng trong những hôn nhân mà giữa hai vợ chồng không có sự cân bằng tính dục, hay nói cách khác, khi một người trong họ hay cả hai vợ chồng luôn thất vọng trong các sinh hoạt vợ chồng, thì sự đe dọa làm đổ vỡ hôn nhân là một điều khó tránh, hay ít là cuộc sống hôn nhân của họ sẽ đâm ra buồn chán, tẻ nhạt và thiếu hạnh phúc. Bởi vì tình vợ chồng hoàn toàn khác với các loại tình yêu nhân loại khác, như tình yêu máu mủ, tình yêu bạn bè, tình yêu linh tông, v.v… Tình yêu vợ chồng được đặt nền tảng trên sự “gần gũi” thể xác giữa hai vợ chồng. Và cũng từ lý do đó nên khi hai vợ chồng “cách mặt” thì rất dễ “xa lòng”, nếu như họ không có một lý trí mạnh mẽ, nhất là một đức tin Kitô giáo sâu xa.

Vì thế, điều quan trọng đối với đời sống hôn nhân là trong lãnh vực tính dục cả hai vợ chồng cần phải trao ban cho nhau điều chính đáng mà mỗi người trong họ ước muốn – trong một giới hạn rộng rãi mà luật luân lý của Giáo Hội cho phép. Và nếu cần thiết, người ta còn phải thăm dò ý muốn của người bạn đời của mình một cách kín đáo và tế nhị, nhưng tốt nhất là nếu tự mình có thể tìm hiểu lấy được. Ở đây, người chồng cần đóng vai trò chủ động và khôn khéo để có thể giúp cho người vợ vượt qua được sự e ngại khép nép cố hữu của một người phụ nữ, nhất là nếu người vợ lại là một người phụ nữ đoan trang và có luân lý đạo đức sâu xa.

Cả hai vợ chồng cần xác tín một cách rõ ràng rằng trong hôn nhân, cả hai đã trở nên một xương một thịt với nhau và nhất là vì sứ mệnh thiêng liêng cao cả, mà Tạo Hóa đã giao cho họ chu toàn khi Người tác thành họ nên vợ chồng qua Bí tích Hôn Phối, là cùng cộng tác với Người trong sứ mệnh truyền sinh giống nòi. Như vậy, sự tương quan tính dục trong hôn nhân hay sự sinh hoạt vợ chồng là một sứ mệnh cao cả, chứ không hề là một hành động thấp kém hay bất xứng. Họ không được phép coi nhau như đối tượng cốt làm thỏa mãn những đòi hỏi tính dục ích kỷ của mình, nhưng là tìm cách làm cho nhau được sung sướng hạnh phúc. Điều đó muốn khẳng định rằng tình yêu hôn nhân là một tình yêu nhân loại hoàn toàn mang tính chất đặc thù riêng biệt.

Một hiện tượng quan trọng khác trong cuộc sống hôn nhân, mà người ta không được phép bỏ qua, đó là không ít người vợ đã thường từ chối sự sinh hoạt vợ chồng mà không nêu rõ lý do, và đã khiến cho bao người chồng trở nên buồn chán và ngờ vực. Tại sao? Ở điểm này người ta phải khách quan nhận định rằng nhiều người phụ nữ thường tư duy rất đơn thuần và tỏ ra quá ngây thơ lệch lạc. Nhưng trong một tình huống như thế, người đàn ông cũng phải tự vấn là tại sao vợ mình từ chối, và có lẽ không hẳn anh là người hoàn toàn vô tội, ít là anh đã không thành công trong việc làm cho vợ mình xác tín và an tâm được rằng anh thực sự yêu thương nàng và nhất là anh không hề coi nàng là phương tiện cho anh cân bằng những đòi hỏi tính dục của mình. Việc bị đánh giá là “phương tiện” cho người đàn ông cân bằng tính dục, thì không một người phụ nữ có tâm lý bình thường nào có thể chấp nhận và chịu đựng được.

Vậy, như đã nói trên, trong việc giúp cho các người sống bậc vợ chồng dễ giữ trọn được tình chung thủy hôn nhân, thì tính cách hợp lý trong sự cân bằng tính dục của cả hai vợ chồng thường đóng vai trò quyết định. Không ít người phụ nữ đã phàn nàn là các ông chồng của họ khi gần gũi họ là chỉ muốn nhằm “một điều duy nhất” và muốn thực hiện ngay lập tức. Và một điều đáng tiếc là thái độ nóng nảy muốn “đốt giai đoạn” một cách thiếu nhã nhặn này có thể xảy ra nơi bất cứ người đàn ông nào, nếu người ấy không biết dẹp bỏ được sự ích kỷ và làm chủ được bản năng nam giới tự nhiên của mình.

Khi một người đàn ông không ý thức được điều đó và nhất là không sống theo sự hướng dẫn của lý trí, thì sẽ dẫn tới những hậu quả tiêu cực khó lường, chẳng hạn sẽ làm cho người vợ mang mặc cảm là anh chỉ lợi dụng nàng để cân bằng tính dục của mình, chứ không thực sự yêu nàng, và từ đó rất có thể gây cho người vợ bệnh trầm cảm hay lạnh cảm trong cuộc sống hôn nhân, mà hậu quả sau cùng là hôn nhân của họ không tránh được sự khủng hoảng trầm trọng. Thái độ đầy tính chất bản năng này không thể biện minh và đổ lỗi cho tình yêu “nồng cháy” được, vì ngoài bản năng tự nhiên ra, con người còn có lý trí nữa. Chính lý trí cầm cân nảy mực cho tất cả mọi tư tưởng, lời nói và hành động của con người, kể cả trong các sinh hoạt vợ chồng. Điều quan trọng ở đây là người trong cuộc có biết nghe theo sự hướng dẫn của lý trí hay không mà thôi.

Chính vì thế, con người cần có sự hướng dẫn tâm linh. Người ta luôn cần phải học hỏi để tự chủ và tự kiềm chế các đòi hỏi của bản năng tự nhiên. Người ta luôn cần phải học hỏi, để biết quan tâm tới những nhu cầu hợp lý của vợ mình. Trong Thông điệp “Familiaris Consortio” về các bổn phận hôn nhân, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đề cập một cách cụ thể về các giá trị và sứ mệnh của cuộc sống hôn nhân gia đình. Người ta chỉ có được một cuộc sống hôn nhân và gia đình hạnh phúc đầm ấm, khi người ta biết tự trau dồi cho mình những đức tính nhân bản cần thiết, biết quan tâm và tôn trọng lẫn nhau, biết làm cho nhau được hạnh phúc.

Trong cuộc sống hôn nhân hai vợ chồng cần hiểu biết nhau, biết thông cảm cho nhau và biết đáp lại những ước muốn chính đáng của nhau một cách hợp lý. Chẳng hạn: theo tâm lý và bản chất tự nhiên, người phụ nữ thường cần phải có thời gian, muốn được chồng lắng nghe, được vuốt ve mơn trớn và ôm ấp. Theo tiến sĩ Christa Meves, một nữ văn sĩ và một nhà tâm lý Công Giáo người Đức, chuyên môn về tư vấn gia đình và tâm lý trị liệu pháp của nhi đồng và thanh thiếu niên, thì: “Sự vuốt ve mơn trớn của người đàn ông sẽ làm cho người phụ nữ được sung sướng hạnh phúc.”

Trái lại, khi người chồng hễ mỗi khi rảnh rỗi chỉ biết chú tâm vào máy Vi-tính, báo chí, truyền hình hay bia rượu, thì sẽ làm cho người vợ buồn chán và dần dà sẽ biến cuộc sống hôn nhân và gia đình trở nên hoang tàn buồn tẻ, nếu không muốn nói là bất hạnh và đổ vỡ. Thái độ ít quan tâm và không biết lắng nghe của người đàn ông đối với vợ mình, còn khi gần gũi nàng thì chỉ muốn “một điều duy nhất”, sẽ làm cho người phụ nữ cảm thấy bị lạm dụng và bị xúc phạm. Đó là một thái độ làm tổn thương nặng nề đến nhân phẩm người phụ nữ.

Kết luận: Bài học từ thập giá

Theo các nhà tâm lý cũng như theo kinh nghiệm của các người sống bậc gia đình, thì sự chung thủy hôn nhân là một điều rất nhân bản và hoàn toàn có thể. Đời sống hôn nhân là nguồn mang lại cho con người sự sung sướng hạnh phúc, nhưng đồng thời trong sự hạnh phúc ấy luôn thấp thoáng bóng thập giá.

Thập giá xuất hiện trong cuộc sống hôn nhân được hiểu theo nghĩa là trong cuộc sống cụ thể hằng ngày đòi hỏi cả hai vợ chồng phải biết nỗ lực hy sinh để vượt lên chính mình và để làm chủ được hoàn toàn bản năng tự nhiên của mình, hầu cho cuộc sống chung vợ chồng luôn được xuôi chèo mát lái, luôn được đầm ấm hạnh phúc. Hơn nữa, người ta không thể hái được những hoa trái thơm ngon của hạnh phúc hôn nhân từ những cây rừng hoang dã, nhưng từ những cây được cả hai vợ chồng cùng vun trồng và chăm sóc phân bón bằng những hy sinh cá nhân, như: Luôn biết đặt tình yêu và hạnh phúc hôn nhân lên trên sở thích cá nhân, biết dẹp bỏ cái tôi, tính tự ái vụn vặt nhỏ nhoi, biết nhường nhịn và thông cảm cho nhau, luôn biết tôn trọng và an ủi lẫn nhau. Những ai biết sống và hành động đúng theo tinh thần Kitô giáo trong cuộc sống hằng ngày như thế, sẽ dễ dàng tìm gặp được nơi thập giá con đường dẫn tới gặp gỡ Đức Kitô.

Trong sự chung thủy hôn nhân của mình, hai vợ chồng có thể cảm nghiệm được sự trung thành của Thiên Chúa đối với nhân loại, mà Người đã thề hứa qua một Giao Ước – Giáo Ước với Tổ phụ Nô-ê, với Tổ phụ Áp-ra-ham, Giao Ước giữa Đức Kitô và Giáo Hội và cũng như giữa hai người nam nữ trong hôn nhân. Chính Đức Kitô đã khẳng định: “Trời đất sẽ qua đi, nhưng lời Thầy sẽ không bao giờ qua đi.” (Mt 24,35). Cũng vậy, lời thề hứa long trọng của đôi tân hôn trước bàn thờ Thiên Chúa cũng sẽ không dễ dàng qua đi trước các sóng gió bão táp của cuộc đời, nếu người ta biết khám phá ra bài học cần thiết từ thập giá, bài học hy sinh! Vì không thể có bất cứ tình yêu nào cao cả, trọng đại và chân chính hơn tình yêu của người dám sẵn sàng hy sinh các sở thích và quyền lợi cá nhân của mình, để người khác được sung sướng hạnh phúc. (x. Ga 15,13).
 
Lm. Nguyễn Hữu Thy


3 cách giải thích vì sao ta tin Chúa (12/4/2024)

Sáu cách khuyến khích trẻ lắng nghe tích cực (21/2/2024)

Tại sao hôn nhân thời nay dễ đỗ vỡ? (30/1/2024)

ĐTC Phanxicô đề nghị chúng ta hãy tập tha thứ (15/1/2024)

3 đoạn Kinh Thánh đem lại bình an cho cha mẹ (9/12/2023)

Tin tưởng người bạn đời là gì? (10/11/2023)

Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực (14/10/2023)

Gia Đình & Giáo Dục (15/9/2023)

Tương quan với các thành viên trong gia đình: Sự tha thứ và ân sủng của Chúa (19/8/2023)

Nhìn lại mình (3/8/2023)

Bí quyết người Mỹ rèn con tự ngủ (31/10/2013)

Hậu quả của việc kết hôn khác tôn giáo (25/10/2013)

Đời sống gia đình: Một nỗi lo (15/10/2013)

Giáo dục nhân bản cho học sinh (4/10/2013)

Giáo dục đức tin trong gia đình (28/9/2013)

Thú vui riêng của phụ nữ (21/9/2013)

Các giai đoạn thú vị của hôn nhân (12/9/2013)

Trách nhiệm luân lý trong đời sống hôn nhân và gia đình (5/9/2013)

Nỗi buồn mất cha (22/8/2013)

ĐTC Phanxicô nói về đồng tính luyến ái: Xem xét lại cuộc tranh luận 'hôn nhân' đồng tính (8/8/2013)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn