Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 Vì sao đàn ông Nhật Bản thích đi tiểu ngồi
 
Đa phần đàn ông Nhật Bản cho rằng ngồi trên bồn cầu khi đi tiểu là cách thức vệ sinh hơn so với đứng.
Một cuộc thăm dò hồi tháng 6/2021 cho thấy 60,9% đàn ông Nhật Bản thích tiểu ngồi.
Cuộc khảo sát của nhà sản xuất đồ vệ sinh Nhật Bản Lion Corp đã thu thập câu trả lời từ 1.500 nam giới từ 20 đến 60 tuổi về tư thế đi tiểu trong nhà vệ sinh.
Trong số những người đàn ông thích đi tiểu ngồi, 49% người được hỏi cho biết họ đã chuyển từ tư thế đứng sang ngồi, trong khi 11,9% cho biết họ có thói quen này từ nhỏ.
Trong số 1.500 người được hỏi, chỉ có 2,7% là nam giới ở độ tuổi 60; 25,7% là nam giới ở độ tuổi 20.
Lý do phổ biến nhất với những người quyết định chuyển tư thế là do ​​tình trạng “tung toé” mà họ tạo ra. Trong đó, 37,3% nói rằng họ đã tận mắt chứng kiến việc nước tiểu bị bắn ra xung quanh; 27,9% nhìn thấy người khác phải dọn “đống lộn xộn” quanh bồn cầu; 19.3% không biết cho tới khi họ tự dọn dẹp nhà vệ sinh; và 16,6% được người khác nói cho biết.
Lion thậm chí còn sử dụng tia cực tím để nghiên cứu và phát hiện ra rằng các tia nước bị bắn ra khỏi bồn cầu và khu vực dưới chỗ ngồi ngay cả khi một người đi tiểu ngồi.
 
 
Một miếng dán trên nắp bồn cầu hướng dẫn đàn ông: “Làm ơn ngồi xuống để đi tiểu!”
 
Tomoyuki Isowa, một chủ doanh nghiệp 53 tuổi ở Nagakute, tỉnh Aichi, gần đây đã bắt đầu chuyển sang tiểu ngồi sau nhiều năm chỉ đứng. Sự thay đổi xảy ra sau khi con trai ông yêu cầu ông ngồi để đi tiểu khi đến thăm nhà. Ông cũng bị thuyết phục bởi các chương trình truyền hình về thói quen đi tiểu “mất vệ sinh” của đàn ông.
“Tôi cũng rất quan tâm đến vợ mình, người luôn làm công việc dọn dẹp. Và tôi học được rằng ngồi xuống và thả lỏng bản thân giúp tôi thư giãn hơn là đứng”, Isowa nói.
Tuy nhiên, những người ủng hộ đi tiểu đứng cho rằng suwari-shon (ngồi để đi tiểu) khiến nước tiểu có thể bị đọng lại ở dương vật nhiều hơn là đứng. Để giải quyết vấn đề này, ông Isowa cho biết ông sử dụng giấy vệ sinh để lau sạch những gì còn sót lại.
Và đối với những người cảm thấy ngại khi góp ý cho khách nam hoặc thành viên trong gia đình về việc nên đi tiểu ngồi thì các doanh nghiệp cũng giới thiệu một loại sản phẩm đặc biệt.
 
Hình dán minh họa hướng dẫn nam giới bằng tiếng Nhật và tiếng Anh nên ngồi khi sử dụng thiết bị.
Kể từ năm 2015, công ty bán lẻ Tech Tech có trụ sở tại Aichi đã bán miếng dán minh họa hướng dẫn nam giới ngồi xuống khi đi tiểu. Ngoài các hộ gia đình và nhà hàng, Tech Tech cho biết họ nhận được đơn đặt hàng từ những người đàn ông sống một mình.
Miếng dán cho thấy một nhân vật đang đứng và đi tiểu vào bồn cầu với một đường kẻ chéo qua nó (hàm ý không nên làm). Bên cạnh đó là một hình người ngồi trên toilet được chú thích bằng tiếng Anh có nội dung: “Mời bạn ngồi xuống”.
Nhà phân tích tiếp thị Yohei Harada cho biết, việc cha mẹ nâng cao nhận thức về vấn đề vệ sinh sẽ ảnh hưởng đến các bé trai ngay từ khi còn nhỏ, khiến trẻ có xu hướng ngồi xuống khi đi tiểu nhiều hơn.
Harada nói: “Thế hệ trẻ có mối quan hệ tốt với cha mẹ, vì vậy chúng có xu hướng lắng nghe nếu được yêu cầu giữ nhà vệ sinh sạch sẽ”. Ông cũng cho rằng thói quen sử dụng điện thoại nhiều có lẽ cũng có lợi trong trường hợp này. “Đối với những người trẻ không muốn rời xa chiếc điện thoại của mình, thì ngồi xuống bồn cầu mà vẫn có thể cầm điện thoại có lẽ sẽ thích thú hơn là đứng và phải rời bỏ chiếc điện thoại”.
 
Đăng Dương(Theo Japan Times)
 
(Vietnamnet)
 


Bôi bẩn thành phố (4/4/2024)

Ba lợi ích của việc ăn chay theo thánh Tôma Aquino (15/2/2024)

Vứt rác sang hàng xóm (5/1/2024)

Cấp đổi thẻ Căn cước mới từ ngày 01/07/2024: Những điều cần nắm rõ (26/12/2023)

Tôi đã thấy (4/12/2023)

Khủng hoảng môi trường: triệu chứng - nguyên nhân - chữa trị (25/10/2023)

Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền giáo năm 2023 - Lòng bừng cháy, chân bước nhanh (4/10/2023)

Cách đánh giá an toàn phòng cháy khi thuê, mua căn hộ (15/9/2023)

Học gì không thất nghiệp? (31/8/2023)

Khai mạc Đại hội Giới trẻ Thế giới 2023: Một vài sự kiện và con số (3/8/2023)

Việt Nam phát hiện ca nhiễm Omicron đầu tiên (28/12/2021)

TP HCM rút ngắn thời gian tiêm liều nhắc vắc-xin Covid-19 (22/12/2021)

Hà Nội: F0 điều trị tại nhà nếu có một trong 8 dấu hiệu sau phải báo ngay y tế (7/12/2021)

Ý nghĩa Logo chính thức của Thượng Hội Đồng Giám Mục về con đường hiệp hành (2/12/2021)

Văn hoá Vứt bỏ & Văn hoá Hy vọng (22/11/2021)

Mục Vụ Giới Trẻ theo hướng dẫn của Đức Thánh Cha Phanxicô (5/11/2021)

Điểm khác biệt của vaccine Pfizer cho trẻ nhỏ và vaccine cho người lớn là gì? (28/10/2021)

"Bản đồ màu" cấp độ dịch toàn quốc (22/10/2021)

Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trên máy bay là 0,1% (14/10/2021)

Văn hóa và Bác ái khi sử dụng Mạng Xã Hội (24/9/2021)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn