Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 
 KHÔNG AI BỊ BỎ RƠI




Phép lạ bánh hóa nhiều là phép lạ được cả bốn tác giả Tin Mừng cùng thuật lại: một lần do thánh Máccô (6,30-44), thánh Luca (9,12-17) và thánh Gioan (6,1-13), hai lần do thánh Mathêu (Mt 14,13-21 và 15,32-38). Điều đó như muốn nói lên một sự thật: bánh và cá hóa nhiều là một phép lạ được kiểm chứng xác thực và việc cứu đói cũng cần chẳng kém gì cứu rỗi, vì có thực mới vực được đạo.

Thánh Matthêu, Máccô và Luca đều nói trống: “Ở đây chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá” (Mt 14,7; Lc 9,13), còn theo thánh Gioan thì thánh Anrê xác định: “Ở đây có một em bé và năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá” (Ga. 6,9), để trả lại cho sự công bằng cho tâm hồn bé nhỏ và sửa lại nhận định “Không kể đàn bà và trẻ con” (Mt 14,21). Trẻ con đã mau mắn dâng tấm bánh cho Chúa, còn người lớn phải chăng đã giấu nhẹm? Khi đi đâu, các bà các cô thường đem theo đồ ăn thức uống phòng hờ, lại có cả dầu gió và ô dù nữa. Thế mà không thấy ai đóng góp gì hay là giữ xài riêng? Các ông thì khỏi nói: “hoặc là ăn không ngồi rồi”, hoặc là “được ăn, được nói, được bỏ gói xách về”, mà đâu có ít người: những năm ngàn, bốn ngàn.

Thế mà Chúa vẫn “chạnh lòng thương”, không hề phiền trách ai, vẫn bình tĩnh phân chia công tác để việc phân phát có trật tự. Chúa quan sát mọi thực khách, để không ai bị bỏ rơi, và còn ngó đến hậu cần còn nhiều của ăn thừa và yêu cầu “dọn bãi chiến trường”: để từ khởi sự cho đến hoàn thành. Tổ chức thật là bài bản:

1. Trật tự ngồi trên cỏ (Mt 14,9; Mc 6,39; Ga 6,10): ngồi thì không thể xô lấn, ngồi thành nhóm 50 (Lc 9,14) thì dễ phân phối và chuyền cho nhau. “Chính anh em hãy cho họ ăn” (Mt 14,6; Mc 6,37; Lc 9,13) là chính chúng ta chủ động làm sao cho mọi người được ăn, không để cảnh người no kẻ đói. No nê đồng đều nghĩa là có sự chia sẻ: cào bằng để bằng nhau cùng no đủ, chứ không phải cào bằng để cùng nghèo, nghĩa là đều bần cùng. Hơn nữa phải “cào bằng” nghĩa là làm cho nếp sống đều cao bằng nhau. Nếu thế giới áp dụng phong cách của Chúa mọi người đều đủ ăn đủ ở, được “Rầy hằng ngày dùng đủ” (kinh Lạy Cha cũ).

2. Không phí phạm, vì phí là phạm rồi! Lấy bao nhiêu ăn bấy nhiêu, Người Việt đi ăn buffet trong nước hay ở nước ngoài bị mang tiếng “no bụng đói con mắt”: tham lam lấy thức ăn cho thật nhiều, sợ người khác giành mất, ăn không hết để thừa cả đống. Thật là điều xấu hổ khi một số tiệm Nhật Bản hay Thái Lan, người ta đề bảng chữ bằng tiếng Anh và tiếng Việt: lấy nhiều mà không ăn hết sẽ bị phạt tiền. Đừng nghĩ là “Của Chùa” mà xài xả láng, mà đây là “Của Chúa”, nên “Dù ăn dù uống hay làm bất cứ điều gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1Cr 10,31). Phải biết nghĩ đến người khác, chứ đừng như ông trọc phú kia ăn xài mà không biết có nhiều ông Ladarô nghèo khó ở bên cổng (x. Lc 16,19-21)

3. Thu gom rác thải qua lệnh truyền “Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi” (Ga 6,12) và “Những mẩu bánh (cá) còn thừa, người ta thu lại được mười hai giỏ đầy” (Mt 14,20). Có lẽ Chúa phải làm thêm phép lạ cho có 12 cái giỏ hoặc thúng! Vậy là những thùng rác là do Chúa sáng kiến trước cả thời đại văn minh. Chúa là người tiên phong bảo vệ và vệ sinh môi trường, “Cây lau bị dập, Người không đành bẻ gẫy” (Mt 12,20), còn ngày nay cây tốt hay cây xấu đều bị chặt trụi rừng. Chúa chăm chút vườn nho “rào giậu chung quanh, đào bồn đạp nho và xây một tháp canh” (Mc 12,1), cả trái vả cũng được quan tâm (x. Lc 13,6-9). Còn chính Ngài lại tự xưng là cây nho thực (Ga 15,1), nhắc nhớ phải vun trồng vườn nho nhà Chúa và cũng phải có cây xanh bóng mát trong khuôn viên nhà thờ (nếu còn đất).

4. Mỗi người một việc và cộng tác với nhau: Chúa Giêsu chỉ thị, các tông đồ thi hành: giới thiệu người cung cấp, giữ gìn trật tự và phân phát bánh cá, tất nhiên em bé dâng bánh, cá mới là công đầu.

Ước chi chúng ta biết quan tâm đến nhu cầu của người khác, để tự nguyện đóng góp, như câu chuyện của Mẹ Têrêsa Calcutta sau đây:

Một hôm, có một cặp vợ chồng trẻ đến thăm tu viện và trao tặng cho chúng tôi một khoản tiền lớn, bảo là để đóng góp vào chi phí mua thức ăn cho những người nghèo. Ở Calcutta, mỗi ngày dòng Nữ Tử Bác Ái Truyền Giáo chúng tôi phải cung cấp lương thực cho 9 ngàn người. Bởi đó, không lạ gì hai bạn trẻ này muốn dùng khoản tiền họ tặng vào mục tiêu trên. Thấy họ còn quá trẻ, tôi tò mò hỏi:
-       Hai con có thể cho mẹ biết tiền đâu mà hai con có nhiều thế?
Họ trả lời:
-       Chúng con vừa cưới nhau được hai ngày. Chúng con quyết định không may đồ cưới, cũng không tổ chức linh đình, để dùng tiền đó giúp những người kém may mắn hơn chúng con.
Mẹ Têrêsa hỏi tiếp:
-       Ở Ấn Độ, không có quần áo cưới và tiệc cưới là điều nhục nhã. Tại sao chúng con lại quyết định táo bạo như thế, có thể làm phật lòng cha mẹ và họ hàng?
Họ thưa:
-       Chúng con yêu nhau và muốn tặng nhau món quà đặc biệt. Chúng con muốn khởii đầu cuộc chung sống bằng một hy sinh mà cả hai cùng đóng góp vào.

Lm. Giuse Phạm Bá Lãm
 


Chúa Nhật III Mùa Chay - Năm B (28/2/2024)

Chúa Nhật II Mùa Chay - Năm B (21/2/2024)

Chúa Nhật I Mùa Chay - Năm B (15/2/2024)

Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm B (1/12/2023)

Tây Bắc - Trời Xanh, Mây Trắng, Nắng Vàng… (27/11/2023)

Lời nguyện truyền giáo (19/10/2023)

Thư mục vụ gửi cộng đồng Dân Chúa về Giáo hội tham gia (23/9/2023)

Danh sách Các Thánh Tử Đạo Việt Nam xếp theo ngày lễ (7/7/2023)

Viết về người cha nhân ngày hiền phụ (18/6/2023)

Cảm nghiệm về một Mùa Chay – Mùa Phục Sinh (9/4/2023)

Vài phút thinh lặng - Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi – Năm A (6/6/2020)

Vài phút thinh lặng - Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống - Năm A (30/5/2020)

Vài phút thinh lặng - Chúa Nhật Chúa Thăng Thiên – Năm A (23/5/2020)

Vài phút thinh lặng - Chúa Nhật V Phục Sinh - Năm A - TIN MỪNG VỀ SỰ CHẾT (9/5/2020)

Vài phút thinh lặng - Chúa Nhật IV Phục Sinh - Năm B (30/4/2020)

Đôi điều nhắn gửi cuối kỳ nghỉ bên Chúa bên nhau (11/9/2019)

Vài phút thinh lặng - CHÚA NHẬT XX THƯỜNG NIÊN - Năm C (17/8/2019)

Lời Nguyện Đầu Năm (31/1/2019)

Chúa Nhật Lễ Hiển Linh - Năm C (4/1/2019)

Mở lòng đón nhận sự hiện diện của Chúa (16/12/2018)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối


 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn