Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm C
  Kẻ chết sống lại
 
 
Có cuộc sống khác ở bên kia cái chết . Đây là khẳng định của tín ngưỡng dân gian, chẳng vậy mà người Việt Nam ta vẫn bảo: “Sinh ký tử quy”, nghĩa là “sống gởi, thác về”. Vì tin có sự sống ở bên kia cái chết, nên ta mới thờ kính ông bà tổ tiên, mới có cúng bái và giỗ chạp. Niềm tin ấy phù hợp với giáo lý của Đức Kitô trong bài Tin Mừng vừa nghe.
Bài Tin Mừng ta vừa nghe nằm trong bối cảnh cuộc tranh luận giữa Đức Giêsu và nhóm Xa đốc về vấn đề kẻ chết sống lại. Nhóm Xa đốc bao gồm các giáo sĩ Do thái và các thân hào nhân sĩ trong dân chúng, họ không tin có sự sống đời sau. Để bắt bẻ Đức Giêsu, họ dựa vào một khoản luật, gọi là Luật “Thế huynh” được ghi trong sách Dnl. Theo luật này thì trong gia đình nếu người anh lấy vợ nhưng chẳng may chết sớm mà chưa có con, thì người em trai có bổn phận phải lấy chị dâu, và người con sinh ra sẽ mang tên họ của người anh quá cố, để ông anh khỏi bị tuyệt tự. Dựa trên khoản luật ấy, nhóm Xa đốc đặt ra trường hợp một bà liên tục lấy bảy anh em trai mà vẫn không có con. Cuối cùng bà vợ cũng chết. Vậy hỏi rằng trong ngày sống lại, bà ấy sẽ là vợ của ai, vì cả bảy anh em đều lấy bà ấy làm vợ.
Câu hỏi quả là thâm độc, nhưng nó vướng phải một ngộ nhận căn bản này, đó là nhóm Xa đốc nghĩ rằng, nếu có sự sống đời sau, thì sự sống ấy chỉ là tiếp nối và lặp lại sự sống ở đời này thôi. Không chỉ có nhóm Xa đốc nghĩ như thế, bởi vì không ít người cũng quan niệm đời sau là nối dài đời này, dương sao âm vậy, nên họ đốt vàng mã gởi cho người đã chết, gởi xe hơi nhà lầu, điện thoại di động, đôla, Euro ...
Trước câu hỏi vặn vẹo của nhóm Xa đốc, Đức Giêsu trả lời, Ngài cho thấy bản chất của sự sống đời sau sẽ như thế nào, đoạn Ngài dựa vào sách Xuất hành để chứng minh rằng có sự sống đời sau.
·        Trước hết, Đức Giêsu nói, ở đời sau người ta sẽ bất tử như các thiên thần, không cần lưu truyền nòi giống, nên cũng không cần cưới vợ lấy chồng như ở cuộc sống đời này. Một phân tích nhỏ sẽ cho ta thấy điều này, không ai sống hoài sống mãi, sự sống sẽ chấm dứt bởi cái chết. Tuy nhiên, tôi có thể lưu truyền sức sống của mình nơi các thế hệ con cháu. Lưu truyền nhờ cuộc sống hôn nhân và sinh con cái. Ở đời sau người ta sống mãi, nên không cần lưu truyền sự sống, và do đó cũng không còn chuyện lấy vợ gả chồng.
·        Thứ đến, Đức Giêsu chứng minh có sự sống đời sau qua lời trích dẫn sách Xuất hành, Thiên Chúa nói với ông Môsê rằng Ngài là Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Giacop, mà Thiên Chúa là Chúa của kẻ sống chứ không phải Chúa của những kẻ chết nằm ngoài nghĩa địa, vì nếu là Chúa của nghĩa địa thì ai trong chúng ta cũng có thể là Chúa. Bằng cớ là ra nghĩa trang tôi tuyên bố mình là Chúa của mọi người chết đang được chôn ở đây, thì cũng chẳng có ai đội mồ lên mà phản đối. Như vậy, với quyền năng và tình thương, Thiên Chúa đã cho các tổ phụ, sự sống lại trong thân xác, để họ bước vào đời sống mới mẻ và thân tình với Ngài.
*     Qua vài nhận định trên, ta thấy Đức Giêsu đã cho biết đâu là cùng đích của thân phn con người. Người ta sinh ra không phải để chết, nhưng là để sống mãi, cái chết chỉ là cánh cửa mở vào cuộc sống đời đời, và chính cuộc sống của tôi hôm nay sẽ định đoạt số phận vĩnh cửu của tôi. Đời này là nhân, đời sau là quả; nhân nào sinh quả ấy, cây nào sinh trái nấy. Người làm tốt sẽ được thưởng, kẻ làm điều xấu sẽ bị trừng phạt như thư Roma và sách Khải huyền đã viết: “Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm” (Rm 2,6; Kh 2,23). Và tổ tiên ta, tuy chưa có đạo, những cũng đã có ý tưởng giống như vậy khi các ngài bảo: “Ở hiển gặp lành, và gieo gió gặt bão”. Hỏi rằng, trong cuộc sống, tôi đang ở hiền hay đang gieo gió?
Mặt khác, kinh nghiệm cho thấy, chết là một bước đi qua. Xét cho cùng, cuộc đời vốn được đan dệt bởi nhiều bước đi qua.
·        Khi sinh ra là ta đi qua từ cuộc sống trong bụng mẹ sang cuộc sống bên ngoài.
·        Khi đến trường học là ta đi qua từ cuộc sống ở gia đình nhỏ bé, sang cuộc sống ở một cộng đồng rộng lớn hơn.
·        Khi lập gia đình là ta đi qua từ cuộc sống độc thân sang đời sống lứa đôi.
·        Khi đến tuổi về hưu, ta sẽ đi qua từ cuộc sống làm việc sang cuộc sống nghỉ ngơi.
Mỗi bước qua đi đều dẫn ta đến việc từ bỏ và đón nhận, từ bỏ cái cũ và đón nhận cái mới. Ngày chết cũng vậy, đó là một bước đi qua, đi từ cuộc sống đời này sang cuộc sống đời sau.
Trong Thánh lễ hôm nay, xin Chúa thắp lên trong lòng chúng ta niềm hy vọng vào cuộc sống đời sau. Và xin cho niềm hy vọng ấy là động lực, giúp chúng ta sống trung tín với Chúa trong từng giây từng phút của cuộc sống đời này.
Antôn Trần Thanh Long, OP.


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Chúa Nhật XXXI Thường Niên – Năm C - Biến đổi cuộc đời (1/11/2019)

Chúa Nhật XXX Thường Niên – Năm C - Pharisêu và người thu thuế (30/10/2019)

Chúa Nhật XXIX Thường Niên – Năm C - Kiên trì cầu nguyện (20/10/2019)

Chúa Nhật XXVIII Thường Niên Năm C - Lòng biết ơn (13/10/2019)

Chúa Nhật XXVII Thường Niên Năm C - Mẹ mai khôi - Mẹ hòa bình (10/10/2019)

Chúa Nhật XXVI Thường Niên Năm C - Phú hộ và Lazarô (2/10/2019)

Chúa Nhật XXV Thường Niên - Năm C - Thiên Chúa và tiền bạc (22/9/2019)

Chúa Nhật XXIV Thường NIên - Năm C - Tìm Kiếm và Tha Thứ (13/9/2019)

Chúa Nhật XXIII Thường Niên – Năm C - Từ bỏ: điều kiện để theo chúa (11/9/2019)

Chúa Nhật XXII Thường Niên - Năm C - Khiêm Nhu Để Phục Vụ (2/9/2019)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn