Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
CHÚA NHẬT XIX THƯỜNG NIÊN - NĂM C

CHỦ VỀ



Trong bài Tin Mừng vừa nghe, Đức Giêsu kể hai dụ ngôn để nhắc nhở ta hãy tỉnh thức chờ đón Chúa.

Dụ ngôn I: là người đầy tớ chờ đón ông chủ trì đi ăn cưới trở về. Đức Giêsu tự ví mình như ông chủ, ông chủ vắng nhà vì đi ăn cưới tới khuya. Tiệc cưới người Do thái thường kéo rất dài, không biết đến bao giờ mới kết thúc, có thể vào lúc nửa đêm hay muộn hơn nữa. Vì thế người đầy tớ giữ của phải chờ đợi. Phúc cho đầy tớ nào còn tỉnh thức khi chủ về và mở cửa ngay cho chủ. Ông chủ đã làm một hành vi quá đỗi bất ngờ, đó là từ địa vị chủ, ông đã hạ mình làm tôi tớ, ông mời các đầy tớ vào bàn ăn và phục vụ họ.

Ông chủ không cố ý về vào lúc đầy tớ đang ngủ, Đức Giêsu cũng không đến bất ngờ để bắt quả tang ai, Ngài mời gọi con người kiên trì chờ đợi. Xét cho cùng, chờ đợi là dấu chỉ của tình yêu. Có yêu mới biết đợi biết chờ (Hòn vọng phu). Chúa đến lúc nào? _ Ngày chung thẩm; ngày ta nhắm mắt xuôi tay, Chúa đến qua những biến cố, những con người đã ban ơn cho ta. Do đó, cần phải tỉnh thức như đầy tớ đợi chủ về lúc đêm khuya. Đêm tối dễ làm đôi mắt ta nhíu lại, đêm tối kéo dài để khiến ta lơ là thiếu cảnh giác. Vì vậy sự tỉnh thức lại càng trở nên khẩn thiết. Kinh nghiệm cho thấy, khi ta chờ đợi một ai đó, tai ta bổng trở nên thính hơn, mắt ta bỗng trở nên sáng hơn, giác quan bén nhạy hơn, và tâm hồn ta ở trong tư thế sẵn sàng để đón nhận.

Mặt khác, dụ ngôn ông chủ vắng nhà củy thác cho người quản gia coi sóc đã cho ta biết thêm một khía cạnh khác của sự tỉnh thức. Tỉnh thức không có nghĩa là ngồi một chỗ, đọc kinh cầu nguyện, dọn mình sạch tội để chuẩn bị chết lành, nhưng tỉnh thức nhằm chu toàn công việc bổn phận hằng ngày được Chúa trao phó. Một tu sĩ đang quét sân trong Tu viện, chợt có một người đến hỏi: “Nếu một giờ nữa thầy sẽ chết thì thầy sẽ làm gì? _ Tôi cứ tiếp tục quét sân cho xong”. Đức Giêsu tự ví mình như một ông chủ vắng nhà. Ông chủ này không độc đoán, nắm hết mọi quyền hành, ông tin vào con người và giao trách nhiệm cho quản gia. Hỏi rằng “quản gia” ở đây là ai? Là tất cả mọi Kitô hữu, đặc biệt là các nhà lãnh đạo trong Giáo hội. Bằng cớ là Đức Giêsu kể dụ ngôn thứ hai này sau khi Phêrô, vị thủ lãnh tông đồ, thủ lãnh Giáo hội; đặt cho Ngài câu hỏi : “Lạy Chúa, Chúa nói dụ ngôn này cho chúng con, hay cho tất cả mọi người?” . Hơn nữa, người quản gia trong dụ ngôn không phải là đầy tớ tầm thường, nhưng là người có chức có quyền, được ông chủ ủy thác nhiệm vụ coi sóc các đầy tớ khác. Người quản gia khôn ngoan và trung tín sẽ không viện cớ chủ đi vắng để tha hồ sống buông thả phóng túng theo kiểu “chủ vắng nhà, gà bới bếp”, nhưng luôn ân cần phân phát thóc lúa cho gia nhân. Ngược lại, tên quản gia bất trung nghĩ rằng chủ mình còn lâu mới về nên đã lạm dụng quyền bính chủ trao. Quyền bính thay vì phục vụ các đầy tớ khác qua việc chăm sóc họ và cấp phát lương thực đúng giờ đúng lúc, lại trở thành phương tiện để “chè chén say sưa”, nghĩa là phục vụ cho bản thân mình, tệ hơn nữa, quyền bính lại là phương tiên để tên quản gia bất trung “đánh đập trôi trai tớ gái”, nghĩa là đối xử khắc nghiệt với những người được chủ ủy thác cho mình. Kết quả là kẻ bất trung sẽ bị trừng phạt _ chức vụ càng cao thì hình phạt càng nặng.

Qua sự phân tích sơ lược hai dụ ngôn Đức Giêsu kể, ta có thể thấy rõ hơn thế nào là tỉnh thức. Tỉnh thức là luyện co mình có khả năng nhạy bén để nhận ra tiếng Chúa đang gõ cửa lòng ta; tỉnh thức là nhận ra những gì phù hợp với tinh thần Tin Mừng để tra tay hành động; tỉnh thức là mở rộng trái tim, mở rộng vòng tay để tiếp đón Chúa đang đến với ta qua những người chung quanh; tỉnh thức là chu toàn nhiệm vụ Chúa trao phó, và làm triển nở những nén bạc Chúa ban. Td: Thành Pompei bất ngờ bị núi lửa phun lửa huy diệt, các nhà khảo cổ đã đào bới và tìm thấy rất nhiều người chết, trong các tư thế khác nhau. Có người chết trong tư thế đang nằm trên giường, người khác đang ăn nhậu; người khác nữa đang cầm dao đâm chém nhau, trong số những người chết trong rất nhiều tư thế ấy, người ta ca ngợi anh lính Roma, anh chết trong tư thế đứng thẳng, tay cầm ngọn giáo, nghĩa là chết trong lúc đang làm nhiệm vụ canh gác của mình...

Tóm lại, Đức Giêsu nói rằng phúc cho ai khi Chúa đến mà còn thấy họ đang tỉnh thức và đang chu toàn nhiệm vụ Chúa ủy thác. Liệu tôi có ở trong danh sách những người được Chúa chúc phúc như vậy không?

Lm. Antôn Trần Thanh Long, OP.


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Người trẻ còn tha thiết với tôn giáo? (5/7/2019)

Câu hỏi về Tin Mừng Luca (26/6/2019)

Chúa Nhật VI Phục Sinh – Năm C - Ở lại và ban bình an (27/5/2019)

Chúa Nhật Phục Sinh - Phục Sinh: Cội Nguồn Hy Vọng (20/4/2019)

Chúa Nhật V Mùa Chay - Năm C - Tòa Án Thiên Chúa (6/4/2019)

Chúa nhật IV Mùa Chay - Năm C - LÒNG CHA NHÂN HẬU (31/3/2019)

Chúa Nhật III Mùa Chay – NĂM C - HÃY MAU HOÁN CẢI (31/3/2019)

Chúa Nhật II Mùa Chay C - Từ núi Tabo đến núi sọ (16/3/2019)

Chúa Nhật VIII Thường Niên – Năm C - Mù mà lại dắt mù (2/3/2019)

Phúc Thay - Khôn Thay (16/2/2019)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn