Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN – NĂM B

KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO

BÀI TIN MỪNG Mt 28,16-20

Khi ấy mười một môn đệ đi tới miền Galilê, đến ngọn núi Đức Giêsu đã truyền cho các ông đến. Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi.

Đức Giêsu đến gần, nói với các ông: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em; và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”.

Hôm nay là ngày Khánh nhật truyền giáo, tức ngày Giáo hội cầu nguyện cho việc rao giảng Tin Mừng, đây là dịp thuận tiện để ta suy nghĩ về sứ vụ truyền giáo của các Kitô hữu.

Bài Tin Mừng vừa nghe đọc cho thấy Đức Kitô Phục sinh đã hiện ra với các tông đồ và ủy thác cho các ông sứ vụ truyền giáo. “Anh em hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép Rửa cho họ …”. Như vậy, Giáo hội được thiết lập không phải để trở nên ốc đảo khép kín, nhưng để bung ra loan báo Tin Mừng, với niềm xác tín vẫn luôn có Chúa hiện diện đồng hành để Giáo hội chu toàn sứ vụ, như lời Đức Giêsu khẳng định: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”. Mặt khác, truyền giáo cũng không phải là nhiệm vụ dành riêng cho các tu sĩ, linh mục, nhưng là nhiệm vụ của mỗi Kitô hữu, và chúng ta phải trả lẽ trước mặt Thiên Chúa về nhiệm vụ này, đúng như lời khẳng định của thánh Phaolô “Đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải lý do để vênh vang, vì đó là sự khẩn thiết đòi buộc tôi. Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng”. Vậy chúng ta sẽ thi hành sứ vụ truyền giáo như thế nào?

Sứ vụ Truyền giáo hướng tới một mục tiêu duy nhất, là giới thiệu khuôn mặt vị Thiên Chúa nhân lành cho những người con chưa nhận biết Ngài, nhưng để đạt mục tiêu ấy, có nhiều phương thế khác nhau. Ở đây, xin đề nghị ba phương cách.

·           Phương cách I là cầu nguyện: Đức Giêsu nói: “Anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về”(Thiên Chúa là chủ ruộng, còn các thừa sai là thợ, phải xin Chúa sai thợ đi gặt đồng lúa trần gian). Như vậy, theo lời Đức Giêsu, trước hết phải cầu nguyện, cầu xin cho việc truyền giáo. Vào đầu tháng 10, Giáo hội mừng kính thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, một nữ tu Dòng Kín được đặt làm bổn mạng các xứ Truyền giáo. Tại sao thế? Vì cho dù Têrêxa suốt đời giam mình trong bốn bức tường của nhà Dòng, nhưng tâm hồn chị lại rộng mở đến tận cùng thế giới. Những lời cầu nguyện, những việc hy sinh hãm mình của chị để cầu cho sứ vụ truyền giáo đã gắn liền với bước chân của các vị thừa sai. Nhờ những lời cầu nguyện ấy, Chúa đã ban thêm sức mạnh, giúp đôi chân các ngài bớt mệt mỏi, tâm hồn các ngài bớt nặng nề, để các ngài kiên trì rảo bước khắp nơi, loan Tin Mừng cho mọi dân mọi nước. Hỏi rằng trong cuộc sống ta có quan tâm cầu nguyện cho việc truyền giáo hay dâng những hy sinh hãm mình để cầu cho công cuộc truyền giáo chưa?                                 

·           Phương cách II là yêu thương phục vụ: Trong thông điệp “Đấng Cứu Chuộc con người”, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã viết: “Hội Thánh quan tâm săn sóc con người, Hội thánh coi việc lo cho con người, cho tương lai mọi người trên trái đất, cho hướng phát triển và tiến bộ như là một yếu tố căn bản của Hội Thánh” … “Con người là con đường của Hội thánh”. Như vậy, tất cả các sinh hoạt trần thế mà chúng ta dấn thân vào, như: văn hóa, nghệ thuật, lao động sản xuất, dịch vụ, giáo dục, y tế, thương mại v.v… nếu nhằm phục vụ con người, xây dựng và phát triển con người, thì đó là cách truyền giáo có sức thuyết phục, bởi vì ngày nay, người ta để ý đến hiệu quả hơn là lời nói suông, người ta dễ tin vào Giáo hội, do thái độ của Giáo hội đối với con người, hơn là thái độ của Giáo hội đối với Thiên Chúa.

Xét cho cùng, trong mọi dấn thân phục vụ, chỉ có Tình yêu mới là quan trọng, đúng như một nhà văn đã viết: “Thế giới ngày mai sẽ thuộc về những người biết yêu thương nó, và biết biểu lộ tình yêu ấy cho trần gian”.

·           Phương cách truyền giáo thứ III là sống tốt đời Kitô hữu của mình. Sống tốt đời Kitô hữu không có nghĩa là chỉ quan tâm đến việc xây dựng những ngôi nhà thờ nguy nga đồ sộ, đặt những ảnh tượng mới, tổ chức lễ lạc, rước xách sầm uất linh đình, lập ra những văn phòng, ban bệ với những phương tiện hiện đại, nhưng là sống với, sống cùng, sống giữa mọi người để làm chứng, qua đó, thông truyền niềm tin của mình cho mọi người; nhất là trong bối cảnh xã hội hiện nay, khi con người một mặt dửng dưng với tôn giáo, nhưng mặt khác lại khao khát một niềm tin. Phải nói rằng, thời đại hôm nay đang thiếu những con người có trái tim hơn là những người có trí tuệ. Td: Gandhi nói với các nhà truyền giáo: “Hãy để cuộc sống các ngài nói với chúng tôi như đóa hoa hồng, không cần ngôn ngữ, mà chỉ đơn sơ để cho hương thơm lan tỏa, hầu cho cả những người mù, tuy không xem thấy, cũng nhận ra được hương thơm của nó. Điều chúng tôi cần là đời sống Kitô hữu đích thực, chứ không phải là sự cắt nghĩa đời sống đó”. Đức Giáo hoàng Phanxicô cũng nói với chúng ta rằng: “Giáo hội lớn lên nhờ những chứng tá chứ không phải nhờ vào số người gia nhập đạo. Chứng tá thực sự có sức lôi cuốn là những thái độ sống vốn lại không phổ biến, đó là lòng quảng đại, không tư lợi, hy sinh quên mình để chăm lo cho người khác cách phù hợp. Điều tôi mong chờ nơi anh em là anh em hãy sống chứng tá.

Tóm lại, Cầu nguyện, yêu thương phục vụ; và sống tốt đời Kitô hữu … đó là những phương cách truyền giáo, là sứ vụ của người Kitô hữu hôm nay. Vào cuối thánh lễ, linh mục chủ sự chào cộng đoàn rằng: “Lễ đã xong, chúc anh chị em đi bình an”. Động tác “đi” vừa kết thúc Thánh lễ, vừa khởi đầu cuộc ra đi, đi vào lòng đời với cuộc sống muôn mặt, với đủ mọi hạng người mà ta tiếp xúc. Chớ gì, nhờ Lời Chúa hâm nóng, và Mình Máu Chúa bổ sức, chúng ta sẽ ra đi với một thao thức mới, thao thức loan báo Tin Mừng theo lệnh truyền của Chúa, như chúng ta vừa nghe trong bài Tin Mừng.       

Antôn Trần Thanh Long, OP


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Đức Thánh Cha: Hãy để ý những “con quỷ có giáo dục”, và tinh thần thế gian (17/10/2018)

Chúa Nhật XXVIII Thường Niên – Năm B - Đi Tìm Lẽ Sống (15/10/2018)

Chúa Nhật XXVI Thường Niên – Năm B - Dứt Bỏ Dịp Tội (29/9/2018)

Chúa Nhật XXIV Thường Niên – Năm B - Tuyên Xưng Đức Tin (16/9/2018)

Chúa Nhật XXIII Thường Niên - Năm B - Hãy Mở Ra (8/9/2018)

Chúa Nhật XXI Thường Niên Năm B - Lời Ban Sự Sống (27/8/2018)

Chúa Nhật XX Thường Niên - Năm B - Bánh Trường Sinh Là Mình Máu Chúa (21/8/2018)

Chúa Nhật XIX Thường Niên - Năm B - Bánh Cho Hành Trình (13/8/2018)

Chúa Nhật XVII Thường Niên - Năm B - Hóa Bánh Ra Nhiều (31/7/2018)

Chúa Nhật XVI Thường Niên - Năm B - Nghỉ Ngơi Đôi Chút (21/7/2018)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn