Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
CHÚA NHẬT III PHỤC SINH – NĂM B

CHỨNG NHÂN CỦA ĐẤNG PHỤC SINH



Bài Tin Mừng vừa nghe cho thấy, đang khi hai môn đệ trên đường Emmau trở về, thuật lại cho các tông đồ nghe họ đã gặp Chúa Phục sinh qua việc Ngài bẻ bánh như thế nào, thì bất ngờ Chúa Phục sinh xuất hiện trước mắt các ông, họ kinh hoàng sợ hãi tưởng gặp ma. Đức Giêsu liền chứng minh cho họ biết Ngài đã thực sự sống lại, đoạn sai các ông đi rao giảng như các chứng nhân.

Trước hết, Đức Giêsu chứng minh cho các tông đồ biết Ngài đã sống lại, Ngài bảo: “Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây”. Nhìn là tiếp cận bằng mắt, tiếp cận từ xa. Còn rờ là tiếp cận bằng tay, tiếp cận gần hơn. Phải là con người bằng xương bằng thịt mới rờ được, còn nếu là hồn ma bóng quế, thì chỉ rờ vào khoảng không.

Thấy các môn đệ còn ngỡ ngàng bán tín bán nghi, Đức Giêsu đòi ăn, Ngài bảo: “ở đây anh em có gì ăn không?”. Ăn ở đây không phải vì Chúa nằm trong mồ ba ngày, khi sống lại, cảm thấy đói nên đòi ăn, nhưng Đức Giêsu ăn để chứng tỏ cho các môn đệ biết Ngài là con người bằng xương bằng thịt, có răng để nhai, có miệng để nuốt, có bao tử để tiêu hóa; chứ không phải là hồn ma, là vong linh, vì hồn ma chỉ hưởng hương hoa chứ không hưởng dùng của ăn vật chất.

Sau khi các môn đệ đã tin, Đức Giêsu khai lòng mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh, hiểu rằng Kinh Thánh đã loan báo việc Đức Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại. Cuối cùng, Đức Giêsu sai các môn đệ ra đi loan báo biến cố này, Ngài bảo các ông: “Chính anh em là chứng nhân về những điều này”.

Kể từ lúc đó, đặc biệt là sau khi đã lãnh nhận Thánh Thể, các môn đệ đã đi khắp nơi để làm chứng, nội dung của lời chứng được tóm gọn trong lời rao giảng của Phêrô chúng ta vừa nghe trong bài đọc I. Thánh Phêrô nói: “Anh em đã giết Đấng khơi nguồn sự sống, nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết, về điều này chúng tôi xin làm chứng”. Tiếp theo, vị tông đồ mời gọi: “Anh em hãy sám hối, và trở lại cùng Thiên Chúa, để Người xóa bỏ tội lỗi cho anh em”.

Là Kitô hữu, qua bí tích Thanh Tẩy, chúng ta được ủy thác sứ vụ làm chứng cho Chúa, Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 nói: “Giáo hội lớn lên nhờ những chứng tá chứ không phải nhờ vào số lượng người gia nhập đạo”. Nhưng làm chứng bằng cách nào?

·        Trước hết, Kitô hữu là chứng nhân của niềm hy vọng. Đức Kitô bị đóng đinh bởi bạo lực, bất công, dối trá, hận thù, thế nhưng Ngài đã sống lại. Như vậy, bạo lực, bất công, dối trá, hận thù đã bị đánh bại. Chính vì thế, cho dù hôm nay, sự dữ, hận thù và bóng tối xem ra thắng thế, nhưng người Kitô hữu vẫn không mất niềm hy vọng, bởi vì, với Đức Kitô, chiến thắng cuối cùng sẽ thuộc về TÌNH YÊU và ÁNH SÁNG. Đức Giêsu đã nói với chúng ta rằng: “Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16,33).

·        Thứ đến, Kitô hữu là chứng nhân của sự sống. Thế giới hôm nay như đang bị mê hoặc bởi nền văn minh chết chóc. Những cuộc chiến tranh, xung đột, bạo động, khủng bố. Những loại ma túy khiến người ta sống dở chết dở. Những vụ phá thai quá dễ dàng nơi các cô gái trẻ, những vụ tự tử chỉ vì lý do không đâu. Trong bối cảnh đó, người Kitô hữu phải giúp cho thấy sự sống là quí giá. Sống đơn sơ, thanh bạch, nhưng cuộc sống có ý nghĩa, có hạnh phúc, có niềm tin.

·        Cuối cùng, Kitô hữu là chứng nhân của niềm vui. Hôm nay có những người buồn phiền vì thiếu ăn thiếu mặc; các cụ ông cụ bà buồn sầu vì con cháu lơ là thiếu sự quan tâm, các trẻ thơ buồn vì thiếu trường thiếu lớp, các bạn trẻ buồn vì thiếu một lẽ sống cho cuộc đời. Chính trong bối cảnh ưu sầu đó, người Kitô hữu phải công bố Tin Mừng Phục sinh bằng cách đem lại nụ cười cho những người bất hạnh. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc nhở chúng ta rằng: “Tông đồ phải cố gắng là một người nhã nhặn, thanh thản, nhiệt thành và vui tươi, thông truyền niềm vui tại bất cứ nơi nào. Một con tim đầy Thiên Chúa là một con tim hạnh phúc. Chiếu tỏa nhưng làm lan rộng niềm vui cho tất cả những người xung quanh mình”.

Tóm lại, trong mỗi Thánh lễ, sau lời Truyền phép, chúng ta tuyên xưng Chúa đã chịu chết và đã sống lại để đem ơn cứu độ cho con người. Xin Chúa thêm cho chúng ta sức mạnh của đức tin và Tình yêu, để ta nhiệt thành làm chứng nhân cho Chúa. Chứng nhân của hy vọng, của sự sống và của niềm vui, có như vậy thì Tin Mừng Phục sinh đang được chúng ta tiếp tục loan báo trong thế giới hôm nay.

Antôn Trần Thanh Long OP.


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Sau khi phục sinh, Chúa Giêsu hiện ra bao nhiêu lần? (10/4/2018)

Chúa Nhật II Phục Sinh - Cứng tin và Tuyên tín (7/4/2018)

Vọng Phục Sinh Năm B (29/3/2018)

Một số vị thánh giải thích tại sao nên sùng kính thánh Cả Giuse (7/3/2018)

Chúa Nhật II Mùa Chay - Năm B - Chúa Biến Hình (22/2/2018)

Trong sa mạc (15/2/2018)

Chúa chữa người phong (8/2/2018)

Giải thích 7 bí tích như thế nào mà con trẻ không nhàm chán (16/1/2018)

Suy tư Năm Mục vụ Gia đình 2018: Đồng hành với các gia đình trẻ (2/1/2018)

Lễ Thánh Gia - Năm B (30/12/2017)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn