Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein
Rụng tóc, mệt mỏi, suy nhược là những dấu hiệu có thể cho biết có thể đang thiếu hụt protein và cần bổ sung sớm thông qua chế độ ăn uống.
Protein là một trong ba chất dinh dưỡng đa lượng thiết yếu của cơ thể bên cạnh chất béo và carbohydrate. Protein cần thiết cho trong quá trình tăng trưởng, duy trì, sửa chữa các mô, tạo ra các phản ứng sinh hóa quan trọng, xây dựng, tạo nên cấu trúc của tế bào, đặc biệt khối cơ, vận chuyển các chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể...
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), liều lượng protein tối thiểu cần cung cấp cho cơ thể được tính dựa trên trọng lượng cơ thể là một gam cho mỗi kg cân nặng mỗi ngày. Ví dụ, một người nặng 50 kg cần cung cấp cho cơ thể 50 g protein mỗi ngày. Ngoài ra, lượng protein nạp vào cơ thể nên được chia nhỏ ra thành nhiều bữa thay vì ăn nhiều vào một thời điểm cụ thể. Điều này giúp tối ưu hóa quá trình tổng hợp protein của các cơ bắp.
Thiếu hụt protein là khi lượng protein nạp vào không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Theo Healthline, tình trạng thiếu hụt protein thường xảy ra nghiêm trọng ở khu vực Trung Phi và Nam Á. Số liệu thống kê cho thấy có tới 30% trẻ em không nhận được đủ lượng protein cần thiết từ chế độ ăn uống.
Ngoài ra, những người ăn chay, hoặc người già cũng có thể đối mặt với tình trạng thiếu hụt protein. Một số dấu hiệu cho thấy tình trạng thiếu hụt này bao gồm:
 
Gặp các vấn đề về da, tóc, móng
Sự thiếu hụt về protein thường dẫn đến các vấn đề da, tóc, móng. Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí da liễu Ấn Độ cho thấy những người chỉ nạp đủ một nửa lượng protein cần thiết cho cơ thể (thiếu hụt protein nghiêm trọng) sẽ đối mặt với các vấn đề như: rụng tóc, bạc tóc, móng giòn, mụn trứng cá, nám...
 
Chậm lành vết thương
Protein cần thiết cho quá trình làm lành các vết thương. Khi cơ thể thiếu hụt chất đạm, quá trình lành vết thương bị ảnh hưởng do quá trình hình thành collagen suy giảm, từ đó có thể khiến các vết thương trở nên trầm trọng hơn.
Cá, thịt ức gà, các loại đậu là nguồn cung cấp protein dồi dào cho chế độ ăn. Ảnh: bicycling
 
Hệ thống miễn dịch yếu
Thiếu hụt protein sẽ ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch của cơ thể. Nguyên nhân là do các axit amin của protein đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành kháng thể điều hành các phản ứng miễn dịch.
 
Mệt mỏi và suy nhược
Protein là một trong những chất dinh dưỡng đa lượng, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi lượng protein nạp vào sụt giảm, lượng calorie cung cấp cho cơ thể cũng thấp, dẫn đến tình trạng suy nhược và mệt mỏi.
Triệu chứng này đặc biệt đáng lo ngại đối với những người lớn tuổi. Một nguyên cứu đăng trên tạp chí Nutrients cho biết, thiếu hụt protein có thể dẫn đến các tình trạng chậm chạp, yếu đuối, năng lượng thấp và giảm cân không chủ đích ở người trên 60 tuổi.
 
Mất cơ bắp
Nếu không bổ sung đủ protein, cơ thể không thể tái xây dựng một cách đúng đắn và dẫn đến tình trạng mất cơ bắp. Đặc biệt đối với những người lớn tuổi. Khi không nạp đủ protein để sửa chữa các mô và tạo ra các enzym thiết yếu, cơ thể sẽ buộc phải lấy lượng protein thiếu hụt từ cơ bắp để bù đắp, dẫn đến khối lượng cơ của cơ thể sụt giảm.
 
Thay đổi tâm trạng
Trytophan là một axit amin, tiền thân của chất dẫn truyền thần kinh serotonin. Khi thiếu protein, việc cung cấp axit amin này bị cản trở, hạn chế khả năng tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh của cơ thể. Vì vậy nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng não, khiến cảm xúc thay đổi thất thường.
 
Cảm giác đói
Protein cung cấp năng lượng cho các hoạt động cùng với carbs và chất béo. Nếu có cảm giác đói và muốn ăn nhiều hơn mặc dù đã ăn đầy đủ, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu hụt protein. Các nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng, ăn thực phẩm có protein giúp bạn cảm thấy no hơn trong suốt cả ngày.
Thảo Miên (Theo WellandGood, Healthline)
(VnExpress)
 
 


Những thực phẩm khi ăn nhiều sẽ rút cạn canxi trong cơ thể bạn (12/4/2024)

8 thực phẩm nên ăn thường xuyên để thanh lọc cơ thể (4/4/2024)

Loại thực phẩm ăn vào buổi sáng cực tốt cho gan (21/2/2024)

5 lí do ăn chuối giúp giảm lượng đường trong máu (15/2/2024)

Món ăn ngày Tết giúp hệ tiêu hóa khỏe (5/2/2024)

Tác dụng bất ngờ của rau cải cúc với sức khoẻ (30/1/2024)

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đều đặn ăn khoai lang luộc vào bữa sáng? (15/1/2024)

Cách mở nắp chai bị vặn quá chặt (5/1/2024)

7 cách loại bỏ đờm ở họng (26/12/2023)

6 loại thực phẩm tươi sống bạn không nên để trong tủ lạnh (16/12/2023)

Sáng ngủ dậy làm ngay 7 việc này, về già sẽ ít phải lo bệnh tật (30/3/2023)

5 mẹo ăn ngũ cốc buổi sáng rất tốt cho sức khỏe (18/3/2023)

Những sai lầm phổ biến về dinh dưỡng (25/2/2023)

15 thói quen giúp giảm huyết áp tự nhiên (7/2/2023)

Món nên hạn chế ăn ngày Tết (15/1/2023)

10 bệnh thường mắc khi thời tiết thay đổi (5/1/2023)

Đôi nét về phép lành Urbi et Orbi (23/12/2022)

Vắc- xin Cúm: Những lưu ý bạn cần biết trước khi đi tiêm (24/11/2022)

10 căn bệnh nguy hiểm nhất trong xã hội hiện nay (26/10/2022)

Những tác dụng phụ khi uống quá nhiều cà phê (10/10/2022)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn