Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 Bệnh đậu mùa khỉ nguy hiểm thế nào

Đậu mùa khỉ có hai chủng, khả năng gây tử vong là 1% hoặc 10%, song chuyên gia cho rằng rủi ro hiện tại với cộng đồng còn thấp.
Theo ghi nhận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến ngày 22/5, có 92 ca đậu mùa khỉ và 28 trường hợp nghi nhiễm tại 12 quốc gia. Cơ quan này cho rằng sắp tới, các ca nhiễm sẽ xuất hiện nhiều hơn khi mở rộng giám sát.
Giới chức y tế các nước chưa biết nguyên nhân virus đột ngột lây lan. Cơ quan chức năng đang điều tra liệu bệnh có thể lây lan qua đường tình dục hay không. Các ca nhiễm gần đây chủ yếu là nam giới trong cộng đồng LGBT. Chuyên gia kêu gọi nhóm này "đặc biệt lưu ý đến các điểm bất thường trên cơ thể như phát ban, mụn nước, liên hệ ngay với cơ sở y tế nếu thấy các triệu chứng liên quan".
Đậu mùa khỉ là loại virus lưu hành thường xuyên ở các động vật có vú nhỏ tại châu Phi, chẳng hạn chuột, khỉ. Mầm bệnh xuất hiện lần đầu vào những năm 1950, lây nhiễm cho người vào năm 1970.
Virus nguy hiểm đến đâu?
Trong cuộc họp giao ban ngày 20/5, một quan chức y tế công cộng Mỹ cho biết rủi ro của căn bệnh đối với công chúng khá thấp ở thời điểm hiện tại.
Đậu mùa khỉ cùng họ với đậu mùa, nhưng nhẹ hơn. Có hai chủng đậu mùa khỉ phổ biến. Đầu tiên là chủng Congo, biểu hiện nặng hơn, tỷ lệ tử vong là 10%. Chủng thứ hai tập trung ở Tây Phi, ít nghiêm trọng, thường gây tử vong cho 1% người mắc bệnh. Hiện các bệnh nhân ở Anh mắc chủng đậu mùa Tây Phi.
Giới chức Mỹ cho biết hầu hết người bệnh hồi phục hoàn toàn trong vòng hai đến 4 tuần. Virus không dễ lây truyền như Covid-19, khó tạo ra đại dịch với mức độ tương đương.
Các chuyên gia tin rằng đợt bùng phát đậu mùa hiện tại lây lan qua tiếp xúc gần, thân mật với người đã có triệu chứng phát ban. Như vậy, virus dễ kiểm soát hơn một khi đã xác định được nguồn lây.
"Covid-19 chủ yếu truyền qua đường hô hấp và có khả năng lây nhiễm cao. Bệnh đậu mùa khỉ không như vậy", tiến sĩ Martin Hirsch, bệnh viện Đa khoa Massachusetts, cho biết.
David Heymann, ủy viên WHO, cho rằng virus đang được lan truyền chủ yếu thông qua đường tình dục.
 

Lòng bàn tay của người bị đậu mùa khỉ. Ảnh: CDC
Các chuyên gia lo ngại điều gì
Theo WHO, các đợt bùng phát gần đây là tương đối hiếm gặp, bởi đậu mùa khỉ đang lây lan tại quốc gia nơi virus không lưu hành thường xuyên trước đây. Các nhà khoa học đang tìm cách hiểu rõ về nguồn gốc của các ca nhiễm, để xem virus có thay đổi về mặt di truyền hay không.
Hầu hết bệnh nhân sinh sống tại Anh, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Canada, Australia cũng báo cáo một số ca nhiễm.
WHO lo ngại số ca mắc sẽ tăng lên khi người dân tụ tập, tham gia các lễ hội, tiệc tùng vào kỳ nghỉ hè sắp tới.
Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ
WHO cho biết thời kỳ ủ bệnh của đậu mùa khỉ thường là 5 đến 21 ngày. Quá trình nhiễm bệnh được chia làm hai giai đoạn. Đầu tiên là giai đoạn virus xâm nhập, kéo dài 5 ngày, triệu chứng đặc trưng là sốt, nhức đầu dữ dội, nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), đau lưng đau cơ và suy nhược cơ thể (thiếu năng lượng).
Điểm khác biệt của đậu mùa khỉ so với các bệnh khác là nổi hạch. Những biểu hiện còn lại tương tự bệnh thủy đậu, sởi hoặc đậu mùa thông thường.
Giai đoạn thứ hai là phát ban trên da, thường biểu hiện trong một đến ba ngày kể từ khi bệnh nhân bị sốt. Phát ban có xu hướng tập trung nhiều ở mặt và tứ chi hơn là thân. Phát ban tiến triển tuần tự, từ việc rát da (chưa nổi mẩn) đến sẩn ngứa (các nốt mẩn nhô cao), sau đó là mụn nước (tổn thương dứa dịch bên trong) và mụn mủ (tổn thương chứa dịch vàng).
Nam giới đồng tính và song tính được Cơ quan An ninh Y tế Anh (UKHSA) khuyến cáo cần cẩn trọng, bởi 4 ca nhiễm gần đây đều xác định là người thuộc cộng đồng này. Tỷ lệ bệnh nhân là người đồng tính nam hoặc lưỡng tính cũng cao (57%).
"Chúng tôi đặc biệt khuyến nghị đàn ông đồng tính và song tính chú ý đến hiện tượng phát ban trên da hoặc bất kỳ tổn thương bất thường nào và liên hệ ngay với cơ sở y tế về sức khỏe tình dục", tiến sĩ Susan Hopkins, cố vấn y tế chính tại UKHSA, cho biết.
Đậu mùa khỉ trước đây không nằm trong nhóm bệnh lây qua đường tình dục. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng các đợt bùng phát gần đây có thể là bằng chứng cho thấy virus có đặc tính này.
Thục Linh (Theo Reuters)
(VnExpress)
 
 


Bôi bẩn thành phố (4/4/2024)

Ba lợi ích của việc ăn chay theo thánh Tôma Aquino (15/2/2024)

Vứt rác sang hàng xóm (5/1/2024)

Cấp đổi thẻ Căn cước mới từ ngày 01/07/2024: Những điều cần nắm rõ (26/12/2023)

Tôi đã thấy (4/12/2023)

Khủng hoảng môi trường: triệu chứng - nguyên nhân - chữa trị (25/10/2023)

Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền giáo năm 2023 - Lòng bừng cháy, chân bước nhanh (4/10/2023)

Cách đánh giá an toàn phòng cháy khi thuê, mua căn hộ (15/9/2023)

Học gì không thất nghiệp? (31/8/2023)

Khai mạc Đại hội Giới trẻ Thế giới 2023: Một vài sự kiện và con số (3/8/2023)

Tỉ lệ quan hệ tình dục trước 14 tuổi tăng gấp đôi trong 6 năm (29/4/2022)

Sáng 16/4: TP HCM chính thức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi (16/4/2022)

ĐTC mời các gia đình viết bài suy niệm Đàng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh (9/4/2022)

WHO: Việt Nam chưa nên coi Covid là bệnh thông thường (24/3/2022)

Quấy rối tình dục (5/3/2022)

2 triệu ca phá thai chỉ trong 18 ngày đầu của năm 2022 (26/1/2022)

Bộ Y tế: Molnupiravir ảnh hưởng đến tinh trùng, thai nhi (17/1/2022)

Vì sao đàn ông Nhật Bản thích đi tiểu ngồi (8/1/2022)

Việt Nam phát hiện ca nhiễm Omicron đầu tiên (28/12/2021)

TP HCM rút ngắn thời gian tiêm liều nhắc vắc-xin Covid-19 (22/12/2021)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn