Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 GÓC SUY GẪM – MÙA DỊCH COVID 19 (26/07/2021)


 
1.         Chuyện chúng mình:
 
GIÁO PHẬN XUÂN LỘC LAN TỎA YÊU THƯƠNG TRONG ĐẠI DỊCH
 
Người Công giáo lan toả yêu thương trong đại dịch!”. Đây là châm ngôn của mọi người Công giáo và các tín hữu Giáo phận Xuân Lộc đang thực hiện châm ngôn này cách rất cụ thể, bằng chính những gì mình có,cộng với óc sáng tạo và con tim đồng cảm. Những hy sinh của các tu sĩ, những chia sẻ của giáo dân, những nỗ lực của các cha xứ tất cả đang dìu dắt nhau trong những ngày đại dịch.
Không lâu sau khi Sài Gòn xuất hiện những ca nhiễm Covid-19 thì Đồng Nai cũng bị “dính”. Đức cha Gioan của giáo phận Xuân Lộc đã gửi thư kêu gọi các tín hữu tuân giữ các biện pháp để ngăn chặn đại dịch, trong đó có việc giãn cách, nhưng không “xa mặt cách lòng”; ngài kêu gọi thực thi tình liên đới bác ái.
Đức cha viết: “Chúng ta cảm nhận trong những ngày này, giữa những nhu cầu lương thực không thể thiếu, đã trổi lên như điểm son tình thương, lá lành đùm lá rách… cung cách trao bằng cả con tim, “một miếng khi đói bằng gói khi no”, cái no “tình làng nghĩa xóm, bất kể lương giáo, xóm đạo” mới thật sự làm cho ta sống…”. Và theo lời vị chủ chăn, các tín hữu Giáo phận Xuân Lộc đang lan toả yêu thương giữa đại dịch!
Một số mẩu chuyện nho nhỏ nhưng chuyển tải một ý nghĩa yêu thương to lớn được sưu tầm từ trang web của giáo phận Xuân Lộc với ước mong là niềm khích lệ chúng ta vững tin vào tình yêu Chúa quan phòng và vững bước cùng nhau thoát qua cơn đại dịch.
Bệnh nhân ở đâu, chúng con cũng ở đó
Đây là lời khẳng định của các tu sĩ Dòng Trợ Thế Thánh Gioan Thiên Chúa. Với sứ vụ trợ giúp các bệnh nhân và với trái tim của người thầy thuốc, các tu sĩ không thể im lặng đứng nhìn bao người đang đau khổ vì dịch bệnh trong khi số nhân viên y tế không đủ để phục vụ.
Sáng 20/7, đáp lại lời mời gọi của Sở Y tế Tỉnh Đồng Nai và các Đức giám mục tại các Giáo phận Sài Gòn và Xuân lộc, 17 tu sĩ Dòng Trợ Thế Thánh Gioan Thiên Chúa, với trình độ chuyên môn bác sĩ, cử nhân, điều dưỡng và kỹ thuật viên, và đặc biệt có một linh mục, đã lên đường phục vụ chăm sóc bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 tại các bệnh viện và trung tâm cách ly. Để tiện cho việc di chuyển bệnh nhân nặng lên tuyến trên, Nhà Dòng đã sử dụng 3 chiếc xe cứu thương.
Kể từ khi Dòng hiện diện 1952 tại vùng đất Hố Nai, Biên Hoà, anh em tu sĩ, linh mục của Dòng đã đảm trách phục vụ chăm sóc thể xác và ban các Bí tích sau cùng cho bệnh nhân tại Bệnh viện Thống Nhất Đồng Nai (Thánh Tâm). Trong thời gian xảy ra dịch bệnh, các tu sĩ luôn nêu cao tinh thần phục vụ âm thầm, không quản ngại khó khăn thử thách.
Đặc biệt, trước thực trạng của dịch bệnh đang diễn ra hết sức phức tạp và nguy hiểm như hiện nay, Dòng đang cộng tác với Bệnh viện Thống Nhất di chuyển toàn bộ bệnh nhân chạy thận nhân tạo vào trong cơ sở nội trú của Nhà Dòng, để giúp nơi ăn, nơi ở và đưa đón bệnh nhân đi chạy thận nhân tạo mỗi tuần 3 ngày với gần 100 bệnh nhân, nhằm giúp giảm tải cho Bệnh viện, đồng thời, giảm thiểu sự đi lại, giúp phòng tránh lây lan và giảm bớt gánh nặng tài chánh cho bệnh nhân; cụ thể hơn, để chuẩn bị khoa phòng tiếp nhận và điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng tại Bệnh viện Thống Nhất này.
 
Hồng Thủy - Vatican News 
 
2. Những con số biết nói
 
Stt
 
Quốc gia
 
Được chữa khỏi
 
Tử vong
 
Tổng số
1
Ukraine
2.184.195
52.847
2.248.450
2
Thái Lan
334.693
4.059
497.302
3
Lào
2.174
5
4.762
4
Việt Nam
19.334
524
101.113
 
 
 
 
 
 
Thế giới
 
176.741.233
 
4.174.379
 
194.785.434
 
 
 
Cập nhật lúc 6g15, ngày 26.07.2021
 
3.       Khuôn vàng thước ngọc (Mt 13, 31-35;thứ Hai, tuần XVII Thường niên – Nhớ hai thánh Gioakim và Anna) 
 
Dụ ngôn hạt cải và nắm men trong Tin Mừng hôm nay đều nhấn mạnh đến sự bất tương xứng của thời kỳ đầu của Nước Trời và của thời kỳ kết thúc. Dụ ngôn hạt cải nói đến sự tăng trưởng của Nước Trời theo chiều rộng, còn dụ ngôn nắm men trong bột ám chỉ chiều sâu, tức là sự biến đổi bên trong. Cũng như cây cải nhỏ bé thường thấy ở miền giáp hồ Tibêria có thể cao tới ba thước, Nước Trời cũng bắt đầu hiện diện từ thời kỳ truyền giáo của Chúa Giêsu và của Giáo Hội tiên khởi trong sự khó nghèo và thiếu thốn. Và đó là giáo huấn nền tảng của dụ ngôn hạt cải và nắm men.
Trong trích đoạn Tin mừng chúng ta nghe hôm nay, Đức Giêsu đã dùng hai dụ ngôn là hạt cải và nắm men vùi trong ba đấu bột để cho thấy, sở dĩ Giáo Hội có thể tồn tại và phát triển cho tới ngày nay không phải do sức mạnh của con người, nhưng là do sức mạnh của ân sủng mà Thiên Chúa không ngừng ban cho. Thật vậy, sự bất tương xứng giữa hạt cải nhỏ bé khi được gieo vào lòng đất với cây cải to lớn đến độ chim trời có thể đến làm tổ nơi cành của nó, đã cho thấy nơi hạt giống nhỏ bé ấy đã chứa đựng một sức sống vô cùng mãnh liệt. Tương tự như thế, Giáo Hội ban đầu cũng chỉ là một nhóm thiểu số, không có gì nổi trội. Có thể nói, Nhóm Mười Hai không chỉ nhỏ về số lượng mà còn nhỏ cả về phẩm chất.
Tất cả họ đều là những con người ít học nếu không muốn nói là thất học, là những người nghèo cả về vật chất lẫn tinh thần. Họ không hề có địa vị trong xã hội cũng như trong tôn giáo, là những con người đầy tham vọng ích kỷ và cuối cùng, họ là những con người thật yếu đuối: một Giuđa phản bội bên cạnh một Phêrô chối Thầy, không phải một lần mà đến ba lần; một Mátthêu bị người đời ghét bỏ, bên cạnh là một Simon nhiệt thành tới mức quá khích. Nói chung, tất cả họ đều vì hèn nhát mà bỏ Thầy trong cuộc khổ nạn. Thế nhưng, chính từ những con người như thế, Đức Giêsu đã xây dựng Giáo Hội của Ngài và Giáo Hội ấy đã tồn tại và phát triển cho tới ngày nay.
Thế nhưng, Giáo Hội không bao giờ được tự mãn về con số các thành viên mà mình đang có; bởi vì vẫn còn không ít người tự xưng mình là Kitô hữu nhưng không hề sống những đòi hỏi của Tin Mừng. Bởi đó, Giáo Hội được mời gọi nhắm đến chiều sâu là sự biến đổi nội tâm để mỗi người Kitô hữu thực sự trở thành muối, thành men giữa đời hầu có thể làm cho con người và xã hội được biến đổi. Một Giáo Hội như thế được ví như nắm men được vùi trong ba đấu bột cho tới khi cả khối bột đều dậy men. Hơn nữa, Giáo Hội phải luôn trung thành với đường lối cứu độ của Đức Giêsu; và như thế, Giáo Hội được mời gọi phải biết từ bỏ mọi quyền lực thống trị, nhưng theo đuổi sự dấn thân phục vụ trong âm thầm. Hay nói như thánh Inhaxiô: “Trong tất cả mọi sự, nguyện cho danh Chúa được cả sáng hơn”.
Chắc hẳn đã có những người hồ nghi khi xem xét tính khả thi của đề án Tin Mừng mà Đức Giêsu khởi xướng và tự hỏi: Một nhóm nhỏ các môn đệ như thế này, đứng trước những khó khăn đang vây bủa, liệu họ có thể thành công được sao? Nếu họ đem thắc mắc này đến với Đức Giêsu thì chắc rằng Ngài đã trả lời: “Đúng thế, cũng như một hạt cải bé tí sẽ trở nên một cây cao lớn, hay một nhúm men ít ỏi sẽ làm dậy cả thúng bột, tác động của Thiên Chúa cũng sẽ khiến cho nhóm người bé mọn ít ỏi này trở thành một Dân Mới quy tụ hết mọi dân”. Người ta có thể không tin vào sức cải hóa của Tin Mừng hoặc là họ cũng sẽ không tin vào tác động của ơn Chúa. Thế nhưng, nếu ngày xưa Nhóm Mười Hai chùn bước trước tình trạng đầy dẫy khó khăn thì đã không có Giáo Hội như ngày hôm nay. Nếu như các môn đệ chỉ cậy dựa vào sức mình mà không cần ơn Chúa thì Giáo Hội hẳn là đã chết ngạt ngay sau khi Đức Giêsu rời xa họ. Vậy nên, chúng ta phải luôn xác tín rằng, hai dụ ngôn hạt cải và men trong bột đều nói về sự phát triển của Nước Trời; nhưng khác nhau ở chỗ dụ ngôn hạt cải thành cây rau lớn, nhấn mạnh sự bành trướng về số lượng bên ngoài; còn men trong bột nói lên ảnh hưởng bên trong để biến đổi thế giới. Chính nhờ hai tác động bên trong và bên ngoài này, Giáo Hội mới có thể tồn tại và phát triển vững vàng dẫu trải qua muôn vàn khó khăn thử thách.
 
Lạy Chúa, Ngài đã dùng quyền năng mà tác thành vạn vật. Chúa lại tiếp tục sử dụng quyền năng ấy mà thiết lập Nước Thiên Chúa ngay tại trần gian này. Chớ gì sức thiêng của Lời Chúa không ngừng tác động để những hạt giống Lời đã gieo, tuy âm thầm nhưng luôn phát triển vững vàng. Xin cho chúng con cũng biết góp sức của mình vào công cuộc truyền giảng Tin Mừng, hầu góp phần mở mang Nước Chúa. Xin cho chúng con luôn tin rằng, dẫu chỉ với một nhúm hạt cải hay chỉ là một chút men ít ỏi mà mỗi người chúng con mang theo bên mình, sẽ trở nên những khí cụ hữu dụng trong tay Chúa, đem lại bình an cho tha nhân và thành những chứng tá sống động của Lời cho thế giới hôm nay.
 
4.        Lời bàn
- Điều rất có ý nghĩa trong chương này là xuất xứ của những dụ ngôn mà Đức Giêsu đã kể. Trong mỗi trường hợp, Ngài rút chúng từ những cảnh tượng và những sinh hoạt của đời sống thường ngày. Ngài bắt đầu từ những điều hoàn toàn quen thuộc với những người nghe để dẫn họ đến những điều họ chưa bao giờ nghĩ đến. Ngài lấy ví dụ từ hình ảnh người gieo giống trên đồng ruộng, hạt cải ngoài vườn, cỏ lùng trong ruộng lúa, kho tàng chôn dưới đất, viên ngọc quý được phát hiện và hình ảnh của dụ ngôn hôm nay được rút ra từ trong xó bếp của một gia đình nào đó rất đỗi bình thường.
- Chắc rằng cây cải ở xứ Palestine khác với giống cải ở đất nước chúng ta. Đúng ra, hạt cải không phải là hạt giống nhỏ nhất, vì hạt của cây trắc bá còn nhỏ hơn nữa, nhưng ở phương Đông, nó là thành ngữ chỉ sự nhỏ nhất, chẳng hạn như người Do Thái hay nói “Giọt máu nhỏ như hạt cải”, hoặc khi họ muốn nói về một lỗi lầm trong nghi lễ thờ phượng, họ bảo: “Lỗi đó như hạt cải”. Đức Giêsu dùng thành ngữ này theo lối đó khi Ngài nói về đức tin nhỏ như hạt cải. Dụ ngôn này của Đức Giêsu không thổi phòng sự thật chút nào. Người ta vẫn thấy cây cải cao lớn đến nỗi bầy chim có thể đậu lại và làm tổ trên cành; thứ đến, vì chim thích những hạt cải đen nên chúng tìm đến để kiếm ăn.
- Đức Giêsu nói rằng, Nước Trời giống như hạt cải được gieo, nảy mầm và lớn lên thành cây. Ý nghĩa của dụ ngôn này rất rõ ràng. Nước Thiên Chúa bắt đầu từ những khởi điểm hết sức nhỏ bé, nhưng không biết khi nào nó kết thúc. Trong ngôn ngữ phương Đông và trong Cựu Ước, một trong những biểu tượng thông thường nhất để chỉ một quốc gia rộng lớn là hình ảnh một cây to, và những nước chư hầu đều được mô tả như chim chóc nghỉ ngơi và làm tổ trên cành của nó. Vì vậy, dụ ngôn này cho ta biết rằng, Nước Thiên Chúa bắt đầu từ những khởi điểm hết sức tầm thường, nhưng cuối cùng muôn dân muôn nước sẽ quy tụ về bên nó.
- Hôm nay Giáo Hội kính nhớ hai thánh Gioakim và Anna, song thân của Đức Trinh Nữ Maria. Tuy nhiên, chúng ta không biết chắc được điều gì về cha mẹ của Đức Maria, ngoại trừ những điều liên quan tới các Ngài được ghi nhận trong sách ngụy thư. Hẳn nhiên, những dữ liệu đó không thể thuyết phục được các nhà chú giải Thánh Kinh. Tuy nhiên, khi óc tò mò của dân chúng không được thỏa mãn với các chi tiết khả tín mà Giáo Hội có được, thì óc tưởng tượng thêu dệt nên những câu chuyện, dựa trên các mô típ đã có sẵn trong Sách Thánh, lại có khả năng lấp đầy khoảng trống mà tác giả Tân Ước còn bỏ ngỏ. Thật vậy, "Tiền Phúc âm của thánh Giacôbê", một văn phẩm được coi là ngụy thư, xuất hiện vào thế kỷ thứ II, có nhiều chỉ dẫn liên quan đến cha mẹ và cuộc đời thơ ấu của Đức Maria. Tuy nó không cung cấp các cứ liệu mang tính chính thống và đáng tin, nhưng một vài chi tiết được rút tỉa từ đó lại cho thấy một sức sống mãnh liệt và thánh thiện trong đời sống đức của các tín hữu. Nhiều học giả cho rằng, tác phẩm này dựa trên nền tảng Sách Thánh nói về cuộc đời thơ ấu của Samuel. Tuy nhiên nét đẹp của câu chuyện, như hầu hết các giai thoại khác, đều có giá trị biểu trưng của nó. Truyện kể rằng, ông bà Gioakim và Anna son sẻ. Đây là một thử thách lớn lao đối với các Ngài. Nhưng một thiên thần đã báo cho biết họ sẽ sinh một người con. Đứa bé ấy sẽ được đặt tên là Maria và phải dâng hiến em cho Thiên Chúa.
- Người Israel chân chính biết rằng mình không được tự mãn và phải tùy thuộc vào sáng kiến của Thiên Chúa. Chính huyền thoại đã đặt cuộc sinh hạ của Đức Trinh Nữ Maria vào dòng tư tưởng chúng ta vừa nói; đồng thời cũng cho thấy sự bất lực của con người trước uy quyền của Thiên Chúa. Dẫu thế nào đi nữa thì đức tin cũng luôn mời gọi chúng ta tin rằng, cuộc sinh hạ của Đức Maria đã nằm sẵn trong kế hoạch ngàn đời của Thiên Chúa. Việc Thiên Chúa chuẩn bị một cung lòng xứng đáng cho Con của Ngài nhập thể cứu đời, chẳng phải là điều ai trong chúng ta cũng có thể hiểu được sao? Ngoài ra, thêm một thứ khác chúng ta cũng cần để ý đó là, cuộc đời của Đức Mẹ chắc chắn đã học được từ thân phụ mẫu của mình rất nhiều điều lành thánh. Chẳng có gì ngăn cản chúng ta xác tín rằng, chính gương lành của hai thánh Gioakim và Anna đã góp phần khuôn đúc con người của Đức Maria thêm phần tuyệt mỹ, bên cạnh những ân huệ đặc biệt mà Thiên Chúa ban tặng. Nói cách khác, song thân của Đức Maria cũng có thể sánh ví như là một thứ “men” mà Đức Chúa đã dùng để làm bừng sáng một thụ tạo được coi là “tuyệt thế giai nhân”.
-“Với sứ vụ trợ giúp các bệnh nhân và với trái tim của người thầy thuốc, các tu sĩ không thể im lặng đứng nhìn bao người đang đau khổ vì dịch bệnh trong khi số nhân viên y tế không đủ để phục vụ”. Khi mà dịch bệnh đang phủ bóng sợ hãi lên mảnh đất Sài Gòn, thì lời kêu gọi của Bộ Y tế nhằm chi viện cho vùng dịch này trở nên khẩn thiết hơn bao giờ hết. Người ta chưa nhận được những tín hiệu tích cực, cho dù đã thực hiện nhiều biện pháp với mong muốn sớm kiểm soát được tình hình. Dẫu rằng không công bố, nhưng chúng ta cũng có thể phỏng đoán rằng, rất nhiều y bác sĩ đã bị nhiễm Corona virus. Đây là điều đáng lo ngại nhất; bởi vì, họ chính là những người luôn đứng ở tuyến đầu trong mọi công việc liên quan tới phòng chống dịch bệnh. Một khi họ bị nhiễm, chắc chắn lực lượng sẽ mỏng dần và công việc thường ngày của họ sẽ dồn sang người khác. Chúng ta từng chứng kiến những hình ảnh về các nhân viên y tế vạ vật đến gần như kiệt sức. Đó cũng là điều tất yếu bởi chẳng ai có đủ sức để căng mình làm việc hết ngày này qua ngày khác trong lo sợ và cũng chẳng có giờ để nghỉ ngơi.
- Trong bối cảnh đó, các tu sĩ Dòng Trợ Thế thánh Gioan Thiên Chúa đã khăn gói quả mướp lên đường để chung tay với đội ngũ các y bác sĩ làm nhiệm vụ cao cả. Nghĩa cử đó vừa là trách nhiệm với cộng đồng, nhưng cũng là cơ hội để thi hành di nguyện của Đấng sáng lập. Mặc dù chỉ tham gia với một lực lượng khá khiêm tốn; tuy nhiên, với lòng nhiệt huyết sẵn có, tôi tin họ sẽ làm được nhiều điều. Amelia Earhart từng xác tín: “Điều khó khăn nhất là quyết định hành động, phần còn lại chỉ là sự bền bỉ. Nỗi sợ hãi là những con hổ giấy. Bạn có thể làm bất cứ điều gì mình quyết định làm. Bạn có thể hành động để thay đổi và chi phối cuộc đời mình; và con đường, quá trình chính nó đã là phần thưởng. Chắc hẳn rằng, họ không mong làm việc để nhận lại phần thưởng; đúng hơn, họ thi hành điều đó như là sứ mạng của một tu sĩ Dòng Trợ Thế. Với tôi, sự hiện diện của họ lúc này giống như hạt cải và nhúm men được gieo vào lòng nhân thế.
- Cùng với nhiều thành phần dân Chúa khác, các tu sĩ này thực sự trở thành những chứng nhân của Đức Giêsu theo một cách thế sinh động và đáng trân quý nhất, cho dù họ chỉ là một thành phần thiểu số. Giống như các môn đệ năm xưa, tuy ít ỏi nhưng khi biết cậy nhờ ơn Chúa, họ đã làm được bao điều hiển hách; ngay lúc này đây cũng thế, tôi tin các tu sĩ Dòng Trợ Thế cũng sẽ làm cho Danh Chúa được tỏa rạng ở bất cứ nơi nào mà họ dấn thân phục vụ. Tôi cầu mong cho họ được bình an và được khích lệ bởi những lời mà William Arthur Ward từng phát biểu: “Chúng ta càng hào phóng, chúng ta càng vui vẻ. Chúng ta càng hợp tác, chúng ta càng có giá trị. Chúng ta càng nhiệt tình, chúng ta càng có năng suất. Chúng ta càng sẵn lòng phục vụ, chúng ta càng thịnh vượng”.
 
 
Viết Cường, O.P.
 


Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật 26 thường niên, Năm B) (26/9/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật 25 thường niên - Năm B) (19/9/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật 24 Thường niên - Năm B) (12/9/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật 23 thường niên -Năm B) (5/9/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật 22 Thường niên - Năm B) (29/8/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật 21 TN, Năm B) (23/8/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Đức Mẹ hồn xác lên trời 15/08/2021) (15/8/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (08/08/2021) (8/8/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật, 01/08/2021) (1/8/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (27/7/2021) (27/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (25/7/2021) (25/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (24/07/2021) (24/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (23/7/2021) (23/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (22/7/2021) (22/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (21/07/2021) (21/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (20/7/2021) (20/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (19/7/2021) (19/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (18/7/2021) (19/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (17/07/2021) (17/7/2021)

Thư của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II gởi phụ nữ toàn thế giới (15/5/2011)
 Các tin khác:  1   2   3 
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn