Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 Người có đường huyết cao thường có 3 biểu hiện này sau khi ăn uống,
kiểm tra sẽ giúp bạn tránh nhiều biến chứng nguy hiểm
 
 
Hầu hết chúng ta không có thói quen đến bệnh viện để khám sức khỏe thường xuyên do đó khi đường huyết máu cao lại không thể phát hiện kịp thời.
Nhiều năm về trước, có lẽ bệnh tiểu đường không quá phổ biến. Nhưng ở thời đại ngày nay, do thói quen sinh hoạt ít vận động, cùng chế độ ăn dư thừa đường và chất béo mà bệnh tiểu đường ngày càng phổ biến. Thậm chí, người trẻ cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.
Đường huyết cao nghĩa là lượng đường trong máu cao hơn giá trị bình thường. Giá trị đường huyết lúc đói của người bình thường là 3,9-6,1mmol/L, nếu nồng độ đường huyết lúc đói vượt quá 6,1mmol/L thì được gọi là tăng đường huyết.
Hầu hết chúng ta không có thói quen đến bệnh viện để khám sức khỏe thường xuyên do đó khi đường huyết máu cao lại không thể phát hiện kịp thời. Vậy có cách nào để tự đoán biết lượng đường trong máu quá cao không? Câu trả lời là có.
Các chuyên gia cho rằng, nếu bạn thường xuyên có 3 biểu hiện này sau khi ăn, điều đó có nghĩa rằng đường huyết của bạn tương đối cao.
 
3 dấu hiệu cho thấy đường huyết cao
 
1. Khát nước liên tục dù đã uống đủ
Khi lượng đường trong máu quá cao, một trong những triệu chứng phổ biến nhất là khát nước. Đặc biệt xảy ra vào buổi tối, và dù vừa uống nước xong bạn cũng sẽ cảm nhận chưa đã cơn khát. Lý do bởi khi lượng đường huyết cao, cơ thể bạn sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Các tế bào lúc này thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước không ngừng nghỉ. 
2. Buồn ngủ khi bạn ăn no
Vừa ăn no xong đã buồn ngủ là dấu hiệu đường huyết tăng đột ngột. Khi no, các thụ thể insulin trong tế bào ngừng nhận insulin và lượng glucose dư thừa sẽ tích tụ trong máu. Ngoài ra, tuyến tụy còn cố gắng sản xuất nhiều insulin hơn, nếu cứ tiếp tục vòng luẩn quẩn, các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động quá tải, dẫn đến mệt mỏi và buồn ngủ. 
3. Cân nặng ngày càng giảm dần dù không ăn ít đi
Đây hẳn là một điều mà ai cũng muốn khi giảm cân. Nhưng xét ở góc độ sức khỏe, nếu hiện tượng này đột ngột xuất hiện thì rất nên cẩn trọng. Điều này cho thấy rằng tình trạng thể chất đã ở trạng thái không bình thường. Do đó, khi cân nặng giảm dần dù đã ăn uống đầy đủ thì rất có thể là do tăng đường huyết. Khi hàm lượng insulin trong cơ thể người bệnh giảm, sẽ ngăn cản cơ thể lấy glucose từ máu vào tế bào để sử dụng làm năng lượng. Do đó khi cơ thể thiếu insulin thì cơ thể phải bắt đầu đốt cháy chất béo và cơ bắp để lấy năng lượng làm giảm trọng lượng tổng thể của cơ thể.
 
Bệnh nhân tiểu đường nhớ "2 ăn, 2 không ăn" để kiểm soát lượng đường trong máu
 
2 ăn/uống là: 
- Trà xanh
Bệnh nhân tiểu đường nên uống trà xanh vì trà xanh có chứa nhiều polyphenol có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh và có tác dụng hạ đường huyết, tuy nhiên cần nhớ là không nên uống trà quá đặc.
 
  
- Mướp đắng
Theo các nghiên cứu liên quan, cấu trúc hóa học của dịch chiết từ mướp đắng tương tự như insulin, có chức năng hạ đường huyết. Vì vậy, so với các loại thực phẩm khác, tác dụng hạ đường huyết của mướp đắng là rất lớn.
 
 2 món không ăn
 - Cháo trắng
Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn cháo trắng, vì cháo mềm, nát, khi vào cơ thể rất dễ bị hấp thụ, khi vào cơ thể sẽ làm đường huyết tăng nhanh, rất bất lợi cho việc kiểm soát lượng đường huyết. 
- Hạt dẻ nước
Đường gluco và tinh bột trong hạt dẻ nước rất phong phú, nếu người bệnh tiêu thụ quá nhiều hai chất này có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao. Hơn nữa, nguyên tố kali trong hạt dẻ nước cũng rất nhiều, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ dễ gây tăng kali và có thể gây rối loạn nhịp tim.
Theo Trí Thức Trẻ


Những thực phẩm khi ăn nhiều sẽ rút cạn canxi trong cơ thể bạn (12/4/2024)

8 thực phẩm nên ăn thường xuyên để thanh lọc cơ thể (4/4/2024)

Loại thực phẩm ăn vào buổi sáng cực tốt cho gan (21/2/2024)

5 lí do ăn chuối giúp giảm lượng đường trong máu (15/2/2024)

Món ăn ngày Tết giúp hệ tiêu hóa khỏe (5/2/2024)

Tác dụng bất ngờ của rau cải cúc với sức khoẻ (30/1/2024)

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đều đặn ăn khoai lang luộc vào bữa sáng? (15/1/2024)

Cách mở nắp chai bị vặn quá chặt (5/1/2024)

7 cách loại bỏ đờm ở họng (26/12/2023)

6 loại thực phẩm tươi sống bạn không nên để trong tủ lạnh (16/12/2023)

Thời điểm ăn tối để khỏe mạnh và không tăng cân (17/6/2021)

Thức ăn dư thừa trong tủ lạnh: Lưu trữ, hâm nóng thế nào? (1/6/2021)

10 điều bình thường ở Mỹ, lạ với khách nước ngoài (5/5/2021)

7 Bệnh dễ mắc khi thời tiết giao mùa (16/4/2021)

Cách dùng điều hòa tốt cho sức khỏe (1/4/2021)

7 điều bạn có thể làm để ngăn ngừa đột quỵ (12/3/2021)

Cách bảo vệ bản thân và người khác (4/2/2021)

Người cao huyết áp cần chú ý điều gì trong mùa lạnh? (16/1/2021)

Các bộ phận quan trọng trong cơ thể sợ nhất điều gì? (20/12/2020)

Cần tránh xa cách ăn dưa muối dưới đây nếu không muốn bị ung thư dạ dày (23/11/2020)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn