Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 Tìm kiếm cái hơn
·          

 
Cuộc sống là một chuỗi những chọn lựa. Và con người có đủ tự do để chọn điều mình muốn. Nếu chọn đúng, cuộc sống sẽ thành công, hạnh phúc và bình an. Cho nên, chẳng ai muốn mình chọn nhầm, chọn sai. Nhất là khi bước vào đời, các bạn trẻ đều mong cho mình biết chọn lựa đúng đắn và tốt lành để sau này không phải hối hận. Vì thế, khi phải đưa ra các chọn lựa quan trọng cho cuộc đời, chúng ta luôn lo lắng đắn đo và mất ăn mất ngủ: Làm sao để đưa ra quyết định đúng? Nếu các khả thể đều tốt, làm sao biết để chọn điều tốt hơn?

Chọn cái tốt hơn, ai mà chẳng muốn. Nếu được tự do chọn lựa, ai cũng sẽ chọn cái tốt hơn cho mình. Ví dụ: khi chọn trường cho con đi học, các phụ huynh đều muốn chọn trường tốt hơn cho con mình. Sau khi ra trường, bạn sinh viên nào cũng muốn tìm và chọn cho mình chỗ làm việc tốt hơn, được làm công việc mình yêu thích và nhận được lương cao… Còn bao chọn lựa khác nữa ở trong đời, nếu được chọn lựa, ta sẽ chọn cái hơn. Và cái hơn ấy là động lực để chúng ta tiến lên mỗi ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chọn cái hơn và bình an với các chọn lựa của mình.

Một đặc nét trong linh đạo dòng Tên mà nhiều người yêu thích là magis. Trong tiếng Anh có nghĩa là "the more" or "better". Tạm dịch sang tiếng Việt là "hơn" hoặc "hơn nữa". Tinh thần magis hướng chúng ta đến việc luôn tìm kiếm cái hơn và chọn lựa cái hơn. Tinh thần magis không cho phép chúng ta hài lòng và dừng lại ở thành công hiện tại, mà luôn hướng đến một điều hơn nữa và hơn nữa.

Dĩ nhiên, tinh thần magis không hàm chứa lòng khao khát hơn nữa của sự ích kỷ, như kiếm thêm nhiều tiền bạc hơn, hoặc tìm thêm danh vọng cho riêng mình… mà tinh thần magis hướng đến sự chọn lựa cái hơn mang tinh thần Ki-tô giáo, là hướng đến người khác, hướng đến tha nhân. Có thể mô tả ngắn gọn: Magis là dám chọn cái khó hơn; chọn việc đòi hỏi nhiều hy sinh hơn; chọn điều mà ít người chọn; và chọn những việc không ai muốn làm… Để tập sống tinh thần magis, thánh I-nhã, Đấng sáng lập dòng Tên, mời gọi chúng ta tập lắng nghe tiếng Chúa trong bài Tiếng Gọi của Vua Hằng Sống, sách Linh Thao [1].

Theo nghĩa rộng, lời mời gọi của Vua Hằng Sống dành cho tất cả mọi người. Lời mời gọi ấy tựa câu chuyện dụ ngôn về hai người con trong bài Tin Mừng Chúa Nhật 26 Thường Niên [2]
:

Chúng ta đều được mời gọi vào làm vườn nho cho Thiên Chúa. Mỗi người tự do đáp trả tiếng gọi ấy cách khác nhau. Có người nghe thấy tiếng mời gọi như người con thứ nhất: "Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho. Nó đáp: Con không muốn đi đâu! Nhưng sau đó, nó hối hận, nên cả ngày làm việc trong vườn nho cho Cha". Những người khác, có thái độ ngoan ngoãn, gọi dạ bảo vâng như người con thứ hai. Sau khi nghe thấy lời mời gọi: "Nó đáp: Thưa ngài, con đây! Nhưng rồi lại không đi…"

Câu chuyện dụ ngôn về hai người con được tiếp tục với câu hỏi: Ai là công dân của Nước Trời? Có phải là những người luôn tỏ vẻ ngoan ngoãn và đạo đức như các pha-ri-sêu, hay là những người học rộng, hiểu biết sâu như các kinh sư…? Chưa chắc!!! Điều Đức Giê-su tỏ lộ, làm cho nhiều người chúng ta phải xét lại chính mình: "Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông".

Thật trớ trêu cho những người tưởng mình sống đạo đức, đọc kinh nhiều, đi tham dự thánh lễ thường xuyên… mà vẫn ở ngoài Nước Trời. Đơn giản là họ chỉ ca tụng Thiên Chúa ở trên môi miệng, còn đời sống thì chẳng khác nào những kẻ dân ngoại. Nói một cách khác, nếu chúng ta không biết chọn và thực hiện Ý Chúa, thì chúng ta mãi là những kẻ ảo tưởng về Nước Trời. Chẳng phải, Đức Giê-su đã cảnh báo chúng ta rằng: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa! lạy Chúa!” là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” [3].

Như vậy, tiêu chuẩn để là công dân Nước Trời không chỉ là đọc kinh nhiều, đi tham dự thánh lễ đầy đủ, mà là sống Lời Chúa nữa… Dĩ nhiên, việc đọc kinh là một hình thức đạo đức bình dân rất tốt. Nhưng chỉ đọc kinh thôi, thì chưa đủ. Để trở thành công dân Nước Thiên Chúa, chúng ta cần biết sống như thái độ của người con thứ nhất, biết chọn và sống cho "cái hơn".

Cái hơn theo Ý Chúa không phải là một cái gì đó xa vời, cao siêu và khó hiểu. Cái hơn ấy là sống bắt chước theo gương Chúa Giê-su. Chính khi chọn sống cái hơn cho Chúa, thì chúng ta cũng chọn làm điều tốt cho những anh chị em của mình. Vì những điều làm vinh danh Thiên Chúa, chắc chắn cũng hữu ích cho con người. Nhưng làm thế nào để biết mà chọn cái hơn?

Trong sách Linh Thao, thánh I-nhã hướng dẫn khi đứng trước các chọn lựa: (1) Đầu tiên, hãy lấy Chúa làm cùng đích. Quy hướng mọi sự về Chúa và chỉ một mình Ngài mà thôi. (2) Sau đó, hỏi Chúa: Tôi nên làm gì và sẽ làm gì cho Chúa? (3) Và chọn lựa điều làm đẹp lòng Chúa hơn. Đó chính là tinh thần magis, hướng chúng ta đến việc chọn cái hơnCái hơn không vướng bận vào sự ích kỷ cá nhân, mà cái hơn hướng đến lòng quảng đại, sống vì và sống cho người khác.

Tuy nhiên, cũng nên cẩn trọng, để tránh hiểu sai về tinh thần magis. Magis không có nghĩa là luôn đi tìm cái tốt nhất. Tinh thần magis không đòi hỏi cái tốt nhất. Mà thực ra, làm sao sức con người chúng ta có thể làm cái tốt nhất cho Thiên Chúa được! Chúng ta chỉ cố gắng chọn cái hơn vì Thiên Chúa mà thôi. Và trung thành luôn tìm kiếm cái hơn theo Ý Chúa, đã là lời mời gọi đầy thách đố rồi!

Xin cho chúng con, mỗi ngày yêu mến Lời Chúa hơn, dám chọn lựa và sống theo Ý Chúa hơn. Ước chi đời sống của chúng con trở nên những lời kinh sống động giữa đời, để mọi người nhận biết Nước Trời đang ở giữa chúng con. Amen.
 
Giuse Trần Văn Ngữ, SJ
(dongten.net)
…………..
[1] Sách Linh Thao số 91-98.
[2] Mt 21, 28-32
[3] Mt 7, 21.
 


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Chúa Nhật XXV Thường niên – Năm A - Công bình và nhân hậu (20/9/2020)

Chúa Nhật XXIV Thường niên – Năm A - Tha thứ cho nhau (13/9/2020)

Chúa Nhật XXIII Thường niên – Năm A - Sửa lỗi cho nhau (5/9/2020)

Chúa Nhật XIX Thường niên – Năm A - Thầy đây! Đừng sợ (11/8/2020)

10 Lợi ích của việc mỗi ngày dành ít phút cho Chúa (5/8/2020)

Chúa Nhật XVII Thường niên – Năm A - Kho tàng và viên ngọc quý (27/7/2020)

Chúa Nhật XVI Thường Niên – Năm A - Lúa tốt và cỏ lùng (17/7/2020)

Chúa Nhật XV Thường Niên – Năm A - Người gieo giống (17/7/2020)

Chúa Nhật XIV Thường Niên – Năm A - Hiền lành và khiêm nhường (3/7/2020)

Chúa Nhật XIII Thường Niên – Năm A Một tình yêu lớn mạnh (27/6/2020)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn