Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN – NĂM A
 
CÔNG BÌNH VÀ NHÂN HẬU
 

 
Tại Hà Nội, có những ngã tư đường được gọi là chợ trời cơ bắp. Những người thất nghiệp thường tụ tập ở đây để chờ được thuê mướn làm những việc lao động phổ thông. Tại Palestin thời Đức Giêsu cũng có chợ trời cơ bắp như vậy, và Đức Giêsu đã mượn hình ảnh này để kể dụ ngôn “Thợ làm vườn nho”, nhằm cho thấy, Thiên Chúa ban ơn không phải theo lẽ công bình, nhưng theo lòng nhân hậu. Dụ ngôn có thể chia làm hai phần:
·           Phần I: Từ sáng sớm ông chủ ra thuê thợ vào làm vườn nho cho mình và thỏa thuận tiền công là một quan tiền. Thời gian lao động từ 6g sáng đến 6g chiều. Với nhóm thợ làm lúc 9g, 12g và 3g chiều, ông không thỏa thuận, nhưng ông hứa sẽ trả công xứng đáng. Đến 5g chiều, nghĩa là thời gian lao động chỉ còn một giờ nữa thôi, ông chủ lại ra chợ trời cơ bắp, và thấy những người thất nghiệp vẫn còn đứng đó, chẳng phải vì họ lười lao động, nhưng vì không ai thuê mướn họ, ông chủ liền bảo họ vào làm, ông không mặc cả tiền công, cũng chẳng hứa hẹn gì, bởi lẽ làm chỉ có một giờ thì công xá là bao so với những người làm 12g quần quật dưới ánh nắng mặt trời.
·           Phần II: Đến giờ trả công, các nhóm thợ đều ngỡ ngàng, ngạc nhiên. Nhóm chỉ làm việc có một giờ thì ngạc nhiên trong vui mừng, vì đáng lẽ họ chỉ được trả công mấy xu, nghĩa là tối nay, gia đình họ chỉ được mỗi người một nắm xôi, thế nhưng ông chủ nhân hậu đã trả cho một quan tiền, nghĩa là tối nay gia đình có đủ tiền để được ăn cơm với cá. Ngược lại, nhóm làm việc từ 6g sáng lại ngạc nhiên trong bực bội, họ cằn nhằn vì thấy ông chủ đối xử với những người làm sau ngang bằng với mình. Họ tức tối chẳng khác nào đứa con cả nổi giận vì thấy người cha già nhân hậu đã tổ chức tiệc mừng vì đứa con hoang đàng trở về nhà.
Hỏi rằng dụ ngôn này Đức Giêsu muốn nói với ai? Theo văn mạch, Đức Giêsu muốn nói với nhóm Pharisêu tự mãn vì công lao giữ luật của mình, và ganh tỵ khi Đức Giêsu cư xử nhân hậu với những kẻ tội lỗi, giống như nhóm thợ làm việc lúc 6g sáng tức tối, bực bội, với ông chủ, vì ông đã cư xử quảng đại với nhóm thợ làm việc lúc 5g chiều. Riêng đối với chúng ta, những người môn đệ của Đức Kitô, dụ ngôn đã gởi đến chúng ta hai bài học.
*         Điểm I: hãy có não trạng mới trong đời sống đức tin. Não trạng của những người thợ làm nhiều giờ là óc tính toán theo kiểu công bằng giao hoán. Làm gì cũng là để được trả công, Lao động càng nhiều bao nhiêu thì càng được hưởng công xá lớn bấy nhiêu. Đây cũng là não trạng của đa số người tín hữu chúng ta. Ta tính toán mình đã giữ đạo bao nhiêu năm, đọc kinh dự lễ bao nhiêu lần, làm được bao nhiêu việc lành phúc đức v.v… Với não trạng ấy, ta chăm chú ghi vào sổ những việc mình làm, và nghĩ rằng khi đến cuối đời (tức hết ngay công lao động), ta trình cuốn sổ ấy cho Chúa, và Ngài sẽ thanh toán sòng phẳng cho ta, nghĩa là ta được ơn cứu độ.
Một quan niệm như vậy đã làm méo mó tương quan giữa ta và Chúa. Mối liên hệ giữa Chúa và ta không còn là tương quan Cha /con trong yêu thương và tình nghĩa, nhưng là tương quan chủ / tớ; liên hệ giữa hai bên là hợp đồng làm ăn có tính toán rạch ròi. Kỳ thực, Thiên Chúa không tự coi Ngài là ông chủ, và cũng không xem chúng ta như những người làm công, Ngài chỉ muốn là người Cha, yêu thương con cái là tất cả chúng ta. Đối với từng đứa con, Ngài không xét xem nó đã làm được gì, nó đáng được bao nhiêu, Ngài chỉ nghĩ nó cần được chăm sóc như thế nào, và Ngài ban cho nó cái gì là tốt nhất …Cho hay, điều quan trọng là hãy cảm nhận tình thương ấy của Thiên Chúa, và đáp lại tình thương bằng cách tận tâm canh tác vườn nho, không tính toán làm lâu hay làm mau, làm được nhiều hay làm được ít. Chịu cực khổ nhiều hay cực khổ ít. Nói cách khác, cần phải thay đổi não trạng trong đời sống đức tin. Sống đạo không bằng tính toán như người làm công đối với chủ, nhưng bằng cả tấm lòng hiếu thảo của người con đối với Cha trên trời.
*         Điểm II: Hãy cậy dựa vào lòng thương xót Chúa. Khi trả công một quan tiền, tức là trao ban Nước Trời cho những người làm việc chỉ có một giờ, thì chủ vẫn chẳng đối xử bất công với những người làm việc suốt ngày. Vì ông đã trả cho họ đúng như những gì ông đã thỏa thuận với họ. Có khác chăng thì khác ở điều này, với những người làm suốt ngày, thì ông chủ đối xử công bình; còn với người làm chỉ có một giờ, thì ông chủ đối xử theo lòng thương xót. Đối xử công bình là xử bằng lý, còn đối xử với lòng thương xót là xử theo tình, và Thiên Chúa thích đối xử theo tình hơn là theo lý.
Kỳ thực, đòi hỏi công bình là điều hợp lý, nhưng chúng ta chúng ta sẽ không chịu nổi nếu Chúa cứ theo lẽ công bình mà đối xử với ta, đúng như lời Thánh Vịnh: “nếu Chúa chấp tội Chúa ơi, nào ai đứng vững thảnh thơi”. Cho nên, việc Chúa thích đối xử theo tình, ấy chính là niềm an ủi, và là sự động viên khích lệ chúng ta.
Trong Thánh lễ hôm nay, xin Chúa mở rộng lý trí và trái tim chúng ta, để ta suy nghĩ giống Chúa hơn và hành động giống Chúa hơn. Xin Chúa giúp ta đừng bực bội vì lòng tốt của Chúa đối với người khác, và xin Chúa giúp ta luôn biết nương tựa nơi lòng thương xót của Ngài.
Antôn Trần Thanh Long, OP.


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (17.04.2024): Bài 16 – Nhân đức tiết độ (23/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Chúa Nhật XXIV Thường niên – Năm A - Tha thứ cho nhau (13/9/2020)

Chúa Nhật XXIII Thường niên – Năm A - Sửa lỗi cho nhau (5/9/2020)

Chúa Nhật XIX Thường niên – Năm A - Thầy đây! Đừng sợ (11/8/2020)

10 Lợi ích của việc mỗi ngày dành ít phút cho Chúa (5/8/2020)

Chúa Nhật XVII Thường niên – Năm A - Kho tàng và viên ngọc quý (27/7/2020)

Chúa Nhật XVI Thường Niên – Năm A - Lúa tốt và cỏ lùng (17/7/2020)

Chúa Nhật XV Thường Niên – Năm A - Người gieo giống (17/7/2020)

Chúa Nhật XIV Thường Niên – Năm A - Hiền lành và khiêm nhường (3/7/2020)

Chúa Nhật XIII Thường Niên – Năm A Một tình yêu lớn mạnh (27/6/2020)

Chúa Nhật XII Thường Niên - Năm A - Đừng sợ, hãy tuyên xưng (19/6/2020)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn