Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 6 ĐIỀU PHÁ HỦY HÔN NHÂN
 
VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
 
 
NHẬP ĐỀ
Khi cử hành Bí tích Hôn Nhân, đôi bạn hứa trước mặt Chúa và cộng đoàn “chỉ có cái chết mới chia lìa đôi ta”. Nhưng thật sự, sự chia xa có thể xảy ra bất cứ lúc nào trước cái chết đến, nếu không nỗ lực để bảo vệ mối tương giao quý giá đó khỏi những mối hiểm nguy.
Chúng ta biết rằng một sự kết hợp lâu dài không chỉ xây dựng trên cảm tính, nhưng bằng một quyết định dấn thân. Hẳn anh chị còn nhớ câu định nghĩa này: “Tình yêu là một quyết định hiến thân, sống vì người mình yêu một cách có ý thức”. (Bài “Tình yêu trong Hôn nhân" / Khóa Tìm hiểu Đời sống Hôn Nhân Gia Đình)
Hôm nay, là dịp dừng chân  rà soát lại cách phòng tránh những thói quen phá hủy tương giao tốt  đẹp và giữ vững lời hứa trong hôn nhân của những người đã chọn nhau, yêu nhau tha thiết ngày nào.
1. Là trung tâm của thế giới, là cái rốn của vũ trụ
Ta không phải là trung tâm của thế giới, là cái rốn của vũ trụ. “Cái tôi” là cái cồng kềnh so với cửa hẹp để vào nước Trời, cũng vậy trong đời sống hôn nhân gia đình, đôi khi “cái tôi” làm ta nặng nề, vướng víu. Hãy tập buông bỏ lối sống độc thân, cái tôi, cá nhân… Ta chỉ là một hạt bụi, và Thiên Chúa đã kết dính ta với một hạt bụi khác để cùng nhau hiện diện trong thế giới này. Hãy nhớ rằng, bạn là một cặp đôi, là vợ chồng, nếu chỉ một thì không phải là hôn nhân, là gia đình nữa. Hãy luôn cân nhắc, sao để những quyết định và hành động của mình có ảnh hưởng, tác động đến người bạn đời. Đừng đóng khung trong bản thân và cảm xúc của riêng mình, tình cảm của người phối ngẫu cũng phải được tính đến. Hãy hỏi ý kiến của nhau trong những quyết định quan trọng có ảnh hưởng đến gia đình và cần lắng nghe cẩn thận trước khi phản ứng. “Mau nghe, chậm nói, khoan nóng giận” (Gc 1,19). Chúng ta sẽ luôn cùng nhau trong những cố gắng, nỗ lực và quyết định, không thể thực hiện mọi thứ một cách tự động được.
2. Cố gắng điều khiển mọi thứ
Đừng cố gắng điều khiển mọi thứ. Tiền bạc, nhà cửa, nuôi dạy con cái, những chuyến đi v.v… Có đủ việc mà ta có thể điều khiển một mình. Nhưng nếu bạn muốn có một cuộc hôn nhân tốt đẹp, hạnh phúc bạn phải kiềm chế khuynh hướng ôm đồm mọi thứ. Hãy để cho người bạn đường có tiếng nói. Tuy em có yếu hơn, dỡ hơn, tuy anh có chậm hơn, lừng khừng hơn nhưng em là một phần trong gia đình, anh là một tiếng nói trong tổ ấm của chúng ta. Cuộc sống gia đình là một khối liên minh, và nếu bạn muốn đó là một khối liên kết chặt chẽ, tốt đẹp, bạn không thể là người luôn luôn quyết định mọi việc. Khối kết dính phải hòa quyện với nhau, tìm cách hòa hợp cùng nhau. Hãy để cho người bạn đời có cơ hội góp phần trong những quyết định đó. Hãy học cách nhượng bộ, lùi bước, hòa hợp... Để nuôi dưỡng tình yêu hôn nhân, chúng ta không có tâm thái tranh hơn tranh thua. Người bạn đời, người yêu của mình căng thẳng, khó xử, buồn phiền cũng là nỗi đau của chính mình…
3. Tỏ ra coi thường tình cảm
Đời sống tình dục, sự âu yếm, tay trong tay và những biểu hiện tình cảm khác – mà nếu không có chúng, cuộc sống hôn nhân sẽ trở nên u sầu, tẻ nhạt, nhàm chán. Bạn không cần phải làm tình hằng đêm để có được hạnh phúc, nhưng tất cả nhân loại đều cần tình cảm. Yêu và được yêu là nhu cầu của con người. Đụng chạm thể xác cũng là một trong 5 ngôn ngữ tình yêu: Đụng chạm thể lý, nói lời khích lệ, đón nhận quà tặng, phục vụ bằng hành động, dành thì giờ chất lượng cho nhau là những ngôn ngữ tình yêu mà mỗi người có cho riêng mình. Tình cảm còn được biểu hiện bằng ngôn ngữ không lời: ánh mắt, cử chỉ, giọng nói, tiếng cười v.v… Với một cái đụng chạm, một cái hôn, một cái ôm, hay cuộn mình bên nhau nằm xem một bộ phim, hãy cho người bạn đời thấy đó là biểu hiện của tình cảm dành cho nhau thường xuyên.
4. Ngược đãi bằng lời nói
Ai cho mình đạo đức mà không kiềm chế miệng lưỡi, là tự dối lòng mình, vì đó chỉ là thứ đạo đức hão” (Gc 1,26). Nếu chúng ta cho rằng mình đúng, không có gì sai và lên tiếng thóa mạ, nguyền rủa người bạn đời là chúng ta đã sai vô cùng, lỗi phạm đến Thiên Chúa rất nhiều. Vì Chúa nói, “Bất cứ ai phẩn nộ với anh em mình, thì sẽ bị tòa án luận phạt. Ai rủa anh em là khùng thì, sẽ bị vạ lửa địa ngục” (Mt 5,22). Nhục mạ, chỉ trích, phán đoán – Những điều này làm hạ thấp lòng tự trọng của một con người. Đừng gây thất vọng cho người yêu mình, người bạn đời của mình. Phản ứng với nhau là chuyện bình thường trong chốc lát, nhưng đừng cho phép sự giận dữ trở thành tính cách của mình, vì như thế bạn sẽ nói với một kiểu cách hung bạo, không dễ thương.
Những cảm xúc, từ ngữ, ý định có thể tác động và ảnh hưởng đến chúng ta. Ngược lại, những điều xấu do phán xét, bực bội, giận ghét sẽ tàn phá nét đẹp, sức trẻ và năng lượng tích cực trong con người mình. Ý thức và tình yêu có thể làm thay đổi chính bạn và thế giới này. Hãy tự kiềm chế bản thân!
5. Không dành thời giờ cho nhau
Thời gian là quà tặng quý giá và dễ dàng nhất mà ta có thể trao ban cho người mình yêu thương. Nhiều khảo sát các em cho biết, điều mong ước thích thú nhất là được ở gần cha mẹ, “Được ba, mẹ chơi với con”. Chắc chắn con cái là quan trọng, nhưng thời giờ dành cho đôi bạn cũng quan trọng không kém. “Thời gian chất lượng” cũng là một trong những ngôn ngữ tình yêu. Hãy lắng nghe tiếng lòng của nhau, lắng nghe sự bộc lộ của người bạn đời, người mình yêu. Tiền bạc, danh vọng, tiện nghi không quan trọng khi chúng ta cảm thấy xa cách nhau. “Xa mặt cách lòng”. Và rồi những gì gần gũi, quen thuộc hơn sẽ kéo ta ra xa khỏi nhau. Có thể là việc làm, có thể là đồng nghiệp, có thể là mạng xã hội, vân vân và vân vân… Hãy luôn bên nhau, luôn có nhau, luôn cùng nhau chia sẻ, giải quyết mọi việc lớn, nhỏ. Học cách làm bạn tri kỷ, tri âm với người phối ngẫu, người bạn đời: Đôi khi ta phải nâng mình cao hơn qua học hỏi, tìm hiểu, tập luyện; đôi khi ta phải học cách hạ xuống, chậm lại, đợi chờ nhau.
Tương quan của vợ chồng là nền tảng xây dựng gia đình; hãy biến nó thành một nền tảng vững bền. Con cái sẽ nhìn vào các bạn như một mẫu gương yêu thương, một gia đình hạnh phúc để noi theo; tương lai con cái có hạnh phúc hay không một phần do các bạn tạo dựng. Và luôn quý giá thời gian bên nhau lúc không có con cái!
6. Giả vờ như gia đình hòa thuận
Để tránh cãi nhau hay tranh luận, nhiều người đã sử dụng phương cách dễ dàng nhất là giả vờ ổn thỏa hoặc giấu giếm mọi thông tin. Tương giao thân mật vợ chồng có thể lung lay hoặc chấm dứt vì thói xấu nguy hiểm này. Không cuộc hôn nhân nào có thể tồn tại với nền tảng là ảo tưởng, hãy chân thành xây dựng mối tương quan của bạn trên sự thật. Đón nhận, hòa hợp, thích ứng và điều chỉnh bằng đối thoại. Cố gắng hết khả năng và cầu nguyện xin Chúa giúp sức. Đừng tự ỷ lại vào sức mình hay vội thất vọng. Lời Chúa sẽ thấm vào bạn, sửa đổi chính con người của bạn và cảm hóa người bạn đời với gương sáng sống Lời Chúa của mình. Sự chung thủy không chỉ dựa trên chuyện ân ái vợ chồng; nó còn có nghĩa là chân thành trong tình cảm, kiến tạo và đón nhận tình cảm của chồng/vợ bằng tấm lòng trân trọng và yêu thương.
KẾT LUẬN
Tình yêu là một cuộc hành trình chứ không phải là đích đến”. Hành trình tình yêu trải qua 5 giai đoạn và luôn lặp đi lặp lại trong đời sống hôn nhân. Lên đường – Lên mây – Tỉnh mộng – Thích ứng - Dùng sức mạnh của cả hai thay đổi thế giới.
Một khi đôi hôn phối đã hiểu biết nhau, chấp nhận nhau, yêu thương nhau trong cả sự không hoàn hảo của nhau, trở thành một cặp đồng hành vượt qua những khó khăn, họ có một hạnh phúc vững chắc có thể tác động đến người khác, đến xã hội, đến thế giới một cách tích cực. Đây là sứ mạng mà Thiên Chúa muốn cho ơn gọi Hôn Nhân đảm nhiệm. “Chúa sai họ đi từng hai người một, vào trước những nơi mà Người sẽ đến” (Lc 10,1).
Xin Thiên Chúa Tình Yêu luôn hiện diện và chúc lành cho cuộc hôn nhân của chúng ta!
 
*** 
Gợi ý suy tư:
1/ Đâu là điều đang phá hủy, tấn công cuộc sống hôn nhân của bạn? Lý do gì mà những điều ấy lại tồn tại trong hôn nhân của bạn?
2/ Trong “tình thương và xây dựng” (1 Cr. 8,1), anh chị hãy cùng nhau trao đổi để tìm cách khắc phục.
 
(STMTY)


Bài sai truyền giáo gửi các gia đình (18/7/2022)

Chào mừng 25 năm Sống Tin Mừng Tình Yêu - Hơn cả một thói quen (29/11/2019)

Trong lúc bị căng thẳng, Đức Phanxicô viết tin nhắn cho Thánh Giuse (11/2/2017)

Đức Thánh Cha chủ sự lễ cưới cho 20 đôi hôn phối (15/9/2014)

Cầu nguyện cho các gia đình trẻ (30/8/2014)

Linh đạo hôn phối theo thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô (28/8/2014)

Tình yêu và hôn nhân trong Thánh Kinh (13/2/2014)

Những việc sửa soạn bên ngoài cho ngày lễ cưới (23/1/2014)

Đọc kinh chung trong gia đình giúp xây dựng đức tin! (9/9/2011)

Nuôi dưỡng và phát triển tình yêu (2/9/2011)

Giữ cho tình yêu luôn tươi thắm (23/8/2011)
 Các tin khác:  1   2   3 
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn