Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 ĐTC Phanxicô:    Luận lý của Thiên Chúa là chăm sóc cho tha nhân chứ không quay mặt đi nơi khác


 
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin vào lúc 12 giờ trưa Chúa Nhật 02.8.2020, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu theo luận lý của Thiên Chúa, là chăm lo cho người khác. Ngài mời gọi mọi người tự hỏi xem trong cuộc sống hàng ngày, mình có lòng cảm thương trước những tin tức về chiến tranh, đói kém, dịch bệnh không? Cảm thương không phải là tình cảm thuần vật chất, nhưng là tín thác vào tình yêu quan phòng của Chúa Cha và can đảm chia sẻ cho tha nhân.
 
Lời nói và việc làm của Chúa chữa lành và ban hy vọng
Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha dựa trên đoạn Tin Mừng Chúa Nhật XVIII Thường niên, thuật lại phép lạ hóa bánh ra nhiều (Mt 14,13-21). Đức Thánh Cha nói: Sự kiện diễn ra trong một nơi hoang vắng, nơi Chúa Giê-su và các môn đệ rút lui khỏi đám đông. Nhưng dân chúng đến với Chúa để lắng nghe Chúa và được chữa lành: thật sự là lời nói và việc làm của Chúa chữa lành và ban niềm hy vọng.
 
Luận lý của Thiên Chúa: chăm lo cho tha nhân
Dưới sức nóng của mặt trời, đám đông vẫn ở đó, và các môn đệ, những người thực tế, yêu cầu Chúa Giê-su giải tán đám đông để họ đi kiếm thức ăn. Nhưng Chúa trả lời: “Chính anh em hãy cho họ ăn” (c.16). Chúng ta hãy tưởng tượng nét mặt của các môn đệ! Chúa Giê-su biết điều Chúa sắp làm, nhưng Chúa muốn thay đổi thái độ của họ: Chúa không nói “Hãy giải tán họ”, “Để họ tự lo đi”, “Để họ tìm thức ăn cho họ”; nhưng Chúa nói “điều gì Chúa Quan phòng ban cho chúng ta để chia sẻ?”
Đây là hai thái độ tương phản. Và Chúa Giê-su muốn các môn đệ có thái độ thứ hai, bởi vì đề nghị thứ nhất là một đề nghị thực tiễn, nhưng không quảng đại: “Hãy giải tán họ, để họ đi tìm thức ăn, để họ tự lo”. Và Chúa Giê-su nghĩ theo cách khác.
Đức Thánh Cha nhận xét: Qua tình huống này, Chúa Giê-su muốn dạy các người bạn ngày xưa cũng như ngày nay của Chúa lối lý luận của Thiên Chúa. Luận lý của Thiên Chúa chúng ta thấy ở đây là gì? Đó là lối lý luận chăm lo cho tha nhân; luận lý không rửa tay vô can, luận lý không ngoảnh mặt đi nơi khác. Đó là lối lý luận chăm lo cho người khác. Lối lý luận “để họ tự lo” không được có trong từ điển Ki-tô giáo.
 
Quyền năng là dấu chỉ của đức ái
Ngay lập tức, một người trong nhóm Mười Hai, với tính thực tế, liền nói: “Chúng con chỉ có năm cái bánh và hai con cá!”, Chúa Giê-su trả lời: “Đem lại đây cho Thầy” (cc. 17-18). Chúa cầm lấy thức ăn đó, ngước mắt lên trời, đọc lời chúc tụng và bắt đầu bẻ ra và trao các phần cho các môn đệ để phân phát cho dân. Và số bánh và cá đó không hết, chúng đủ cho hàng ngàn người và còn thừa lại.
Đức Thánh Cha giải thích: Bằng việc làm này Chúa Giê-su bày tỏ quyền năng của Chúa, tuy nhiên không phải một cách ngoạn mục, nhưng như một dấu chỉ của đức ái, của lòng quảng đại của Thiên Chúa Cha đối với những đứa con mệt mỏi và thiếu thốn của Người. Chúa đi sâu vào trong cuộc sống của dân Chúa, Chúa hiểu được sự mệt mỏi và giới hạn của họ, nhưng không để ai bị hư mất hoặc thiếu thốn: Chúa bồi bổ họ bằng Lời Chúa và ban lương thực dư tràn để dưỡng nuôi họ.
 
Thánh Thể và lương thực hàng ngày
Tiếp đến Đức Thánh Cha lưu ý: Trong trình thuật Tin Mừng chúng ta thấy có đề cập đến bí tích Thánh Thể, đặc biệt là ở đó miêu tả việc chúc tụng, bẻ bánh, trao cho các môn đệ, phân phát cho dân chúng (c.19). Cần lưu ý mức độ liên kết chặt chẽ giữa bánh Thánh Thể, lương thực cho sự sống đời đời, và lương thực hằng ngày, cần thiết cho cuộc sống trần thế. Trước khi tự dâng hiến chính mình cho Chúa Cha như Lương thực cứu độ, Chúa Giêsu lo liệu lương thực cho những người theo Chúa và những người để được ở với Chúa, họ đã quên chuẩn bị những điều cần thiết. Đôi khi, tinh thần và vật chất đối nghịch nhau, nhưng trong thực tế, cả hai thái độ duy tâm cũng như duy vật đều là điều xa lạ với Kinh Thánh. Nó không phải là ngôn ngữ của Kinh Thánh.
 
Cảm thương, dịu dàng là dấu chỉ cụ thể của tình yêu thương
Đức Thánh Cha mời gọi theo gương Chúa Giê-su: Cảm thương, sự dịu dàng của Chúa Giêsu đối với đám đông không phải là chủ nghĩa duy cảm tính, nhưng là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, chăm sóc những nhu cầu của mọi người. Và chúng ta được mời gọi đến với bàn tiệc Thánh Thể với cùng thái độ của Chúa Giêsu: cảm thương với nhu cầu của người khác.
 
Cảm thương thật sự là cùng đau khổ với
Từ này lập lại trong Tin Mừng khi Chúa Giê-su nhìn thấy một vấn đề, một căn bệnh hay đám đông không có thức ăn… “Người chạnh lòng thương xót”.  Cảm thương không phải là một tình cảm thuần vật chất; lòng cảm thương thật sự là đau khổ với, mang lấy trên mình nỗi đau của người khác. Có lẽ sẽ tốt cho chúng ta hôm nay khi chúng ta tự hỏi: tôi có động lòng trắc ẩn khi đọc tin tức về chiến tranh, đói khát, đại dịch không? Rất nhiều điều ... Tôi có cảm thương với những người đó không? Tôi có cảm thương với những người gần gũi với tôi không? Tôi có thể chịu đau khổ với họ hay tôi nhìn đi nơi khác hoặc "để họ tự lo?" Đừng quên từ "cảm thương" này, đó là niềm tin vào tình yêu quan phòng của Chúa Cha và có nghĩa là sự chia sẻ can đảm.
 
Đi ra khỏi thế giới của riêng mình
Cuối cùng Đức Thánh Cha cầu xin Đức Maria giúp chúng ta đi theo con đường mà Chúa chỉ cho chúng ta trong Tin mừng hôm nay. Đó là con đường của tình huynh đệ, cần thiết để đối mặt với sự nghèo đói và đau khổ của thế giới này,  đặc biệt là trong thời khắc nghiêm trọng, và thúc đẩy chúng ta đi ra khỏi thế giới của chính mình, bởi vì đó là một hành trình bắt đầu từ Thiên Chúa và trở về với Thiên Chúa.

 
Hồng Thủy - Vatican News


Kinh Truyền Tin (15/8): Đức Mẹ - mẫu gương phục vụ và ngợi khen (19/8/2023)

Tìm kiếm viên ngọc thực sự là Chúa Giêsu (2/8/2023)

Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn (6/4/2023)

Kitô hữu là một tông đồ khiêm nhường, không phải là người tìm kiếm địa vị (18/3/2023)

ĐTC Phanxicô: Chúng ta không thể nói về Chúa Giêsu mà không có niềm vui (1/2/2023)

Kinh Truyền Tin 18/09: Khôn khéo theo Tin Mừng (23/9/2022)

Kinh Truyền Tin 21/8: Cửa Nước Trời hẹp nhưng mở cho tất cả (26/8/2022)

ĐTC khuyến khích tín hữu mỗi ngày đọc một đoạn Phúc Âm ngắn (18/7/2022)

Tiếp kiến chung 27.4.2022: Mẹ chồng - Nàng dâu (29/4/2022)

ĐTC Phanxicô: Người già giữ vai trò không thể thay thế trong việc trao truyền đức tin (24/3/2022)

ĐTC Phanxicô: Hãy bỏ tảng đá trong trái tim để sống cuộc đời mới (1/4/2020)

Gần đến Giáng sinh, tôi đang chuẩn bị cho Chúa thế nào? (21/12/2019)

Sự khẩn cấp của Tin Mừng không chấp nhận sự chậm trễ, nhưng đòi hỏi sự sẵn sàng và dứt khoát (5/7/2019)

Đức Thánh Cha: Buồn bã không phải là lối sống của người Ki-tô hữu (31/5/2019)

Chúa Thánh Thần ở đâu? (9/1/2015)

Gian nan cho một niềm tin (6/7/2012)

Lòng tin và những vùng an toàn (3/7/2012)

“Dốc đổ chính mình” là con đường của cuộc sống Kitô (28/6/2012)

Ngôn ngữ không lời (21/3/2012)

Học biết thinh lặng để lắng nghe Thiên Chúa và tha nhân (15/3/2012)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn