Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 CỘNG ĐOÀN KITÔ HỮU NHỎ - MÔ HÌNH CĂN BẢN CỦA GIÁO HỘI
 

Cộng đoàn Giáo hội tiên khởi

Chúa Giêsu không hoạt động một mình nhưng luôn làm việc cùng với những cộng sự tạo thành một nhóm – các tông đồ. Ngài sai những người này đi khắp thế gian như là các môn đệ của Ngài. Những môn đệ đầu tiên không có nơi trú ngụ ổn định để tổ chức công việc rao giảng Phúc Âm. Họ luôn loan báo Tin Mừng trong khi di chuyển từ nơi này đến nơi khác.

Các môn đệ tụ tập tại nhà riêng, nhóm họp trong tư gia của các thành viên, lắng nghe Lời Chúa, chia sẻ thân ái và cầu nguyện chung với nhau. Giáo hội tụ họp tại gia này là đơn vị căn bản của Kitô giáo lúc ban đầu.

Trong các gia đình phụ hệ La Mã theo văn hóa Hy Lạp, người cha được hiểu ngầm là người có quyền lực, và dĩ nhiên cơ cấu gia đình rõ ràng sẽ mang tính tôn ti trật tự. Cho nên, những gia đình Kitô giáo hay những cộng đồng gia đình theo kiểu tôn ti này, họ đã quyết liệt từ bỏ. Bởi vì đời sống cộng đồng các tín hữu buổi ban đầu, họ sống với nhau theo tương quan huynh đệ, vợ chồng bình đẳng với nhau.
 

Cv 2,1-11 “Khi đến ngày Lễ Ngũ Tuần… ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần… mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa”.

Câu 2: “Bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp”.
Nếu chúng ta mong muốn có một hiểu biết sâu xa về sự miêu tả ngày Lễ Ngũ Tuần, chúng ta cũng cần liên hệ đến Sách Sáng thế 1,1-2:
 

“Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước”.

Thuở hoang sơ chỉ có bóng tối, nhưng khi Thiên Chúa, với quyền năng tác tạo phán: ‘Hãy có ánh sáng’ liền có ánh sáng; và khi Ngài thổi sinh khí vào con người được làm từ đất sét, người đàn ông đầu tiên xuất hiện. Điều này có nghĩa là quyền năng sáng tạo của Thiên Chúa đã ngự trên các tông đồ trong ngày lễ Ngũ Tuần.

Sách Công vụ Tông đồ chương 2, câu 3 ghi: “Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một”.

Thánh Luca dùng từ ‘lưỡi lửa’ để diễn tả sự xuất hiện của Chúa Thánh Thần. Với từ này, thánh nhân muốn ngụ ý, quyền năng sáng tạo của Lời Chúa, Đấng đã phán cho mọi loài thụ tạo được xuất hiện, nay ngự trên các Tông đồ để họ có thể thông phần vào việc xây dựng thế giới mới. Việc các ngài có thể nói được nhiều thứ tiếng khác nhau, cho thấy rằng họ đã được trao ban quyền năng sáng tạo của Thiên Chúa.

Thánh Luca đã mô tả trong những chương tiếp theo cách mà Thánh Thần đã khởi sự làm biến đổi thế giới.
 

Sự thay đổi của các Tông đồ

Phêrô và mười một tông đồ khác đã đứng lên và rao giảng Tin Mừng. Trong suốt cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu họ đã phân tán, trốn chạy, phản bội và thậm chí sau khi Chúa sống lại, họ vẫn nhốt mình trong những căn phòng khóa kín. Nhưng giờ đây, với quyền năng của Thánh Thần, họ đã công bố không chút sợ hãi, rằng Đức Giêsu đã bị những người lãnh đạo Do Thái giết chết, nay đã sống lại.
 

Sự thay đổi của Cộng đoàn

(Cv 2,42) “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng”.

Bốn yếu tố này: lời giảng dạy của các tông đồ, tình huynh đệ anh em, việc bẻ bánh và cầu nguyện đã cùng nhau trở thành kiểu mẫu cơ bản thiết yếu của cộng đoàn Kitô hữu, khác với những cộng đoàn Do Thái lúc bấy giờ. Vì thế, 4 nội dung này là tính chất quyết định của cộng đoàn Kitô hữu, thánh Luca một lần nữa trình bày 4 chủ đề này trong câu 46:
 

Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ; họ ca tụng Thiên Chúa”.

Thánh Luca muốn nhấn mạnh rằng, 4 yếu tố này tạo nên cơ cấu căn bản của Hội Thánh mà Chúa Thánh Thần muốn xây dựng nên.
 

(Mc 6,34-44) “Khi ấy, Chúa Giêsu xem thấy dân chúng đông đảo thì động lòng thương xót họ… Mà số người ăn là năm ngàn người”.

Đối với dân chúng như bầy chiên không người chăn dắt, Chúa Giêsu truyền dạy lời Người. Lời Chúa là thức ăn cần thiết nhất cho cuộc sống. Quà tặng quan trọng nhất Chúa Giêsu muốn trao ban cho nhân loại mà ngài thương mến, đó là Lời của Thiên Chúa.

Nhưng việc duy nhất các tông đồ lo lắng là thức ăn phần xác, bánh để làm đầy dạ của dân chúng.

Chúa Giêsu đã bảo họ: “Các con hãy cho họ ăn”. Sứ vụ của người tông đồ là cho con người được no đủ, không bỏ mặc họ. Khi Thầy Giêsu nói ‘cho ăn’, Ngài không chỉ nói đến bánh, thức ăn người ta sẽ bỏ vào miệng, nhưng hơn thế Chúa muốn nhắm đến thức ăn thật sự làm phong phú cả cuộc đời của chúng ta.

Khi Chúa ra lệnh cho tất cả dân chúng ngồi thành từng nhóm trên bãi cỏ, và họ đã ngồi xuống thành từng nhóm đủ 100 hoặc 50 người.
 

(Kai epetaxen autois anaklithenai pantas symposia symposia epi tw klwrw kortw.)
Symposia symposia’ là một diễn tả hết sức thú vị và thi vị. Trong Tân Ước, bản Giêrusalem được dịch là ‘từng nhóm’. Trong một vài phiên bản Anh ngữ khác, được dịch văn chương hơn, như ‘Ngài hướng dẫn họ cùng nhau tụ họp lại trên bãi cỏ xanh’.

Symposia’ không chỉ có nghĩa là một nhóm. Ý nghĩa nguyên thủy của từ này trong tiếng Hy Lạp là ‘cùng nhau uống’. Từ ‘Symposia’ không chỉ có nghĩa là việc chia sẻ thức ăn với nhau. Nó đặc biệt mang ý nghĩa ‘cùng nhau uống’. Cùng nhau uống ngụ ý người ta tập họp lại để cùng nhau mừng lễ như trong một bữa tiệc. Người ta thường tổ chức cùng nhau uống mừng một sự kiện vui vẻ, như một ngày lễ trọng đại. Như thế, ‘Symposia’ không có nghĩa là bất kỳ một nhóm hay nhiều nhóm nào khác, mà là một nhóm trong đó các thành viên thân thiết với nhau, ăn mừng một đại tiệc, cùng nhau uống mừng. Nhóm này cùng nhau mừng lễ và được gọi là một ‘Cộng Đoàn’.
Đó không chỉ là một câu chuyện phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều, vì trong chương này Mác-cô cũng ngụ ý một cách biểu tượng việc tham gia bí tích Thánh Thể bằng phương thức bẻ bánh. ‘Khi ấy, Ngài cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời cầu nguyện; rồi Ngài bẻ bánh và bắt đầu trao cho các môn đệ để phân phát cho đám đông dân chúng’.
Và cuối cùng Chúa Giêsu hoàn thành tổ chức cộng đồng Giáo hội nhỏ này với 12 tông đồ của Ngài qua việc thiết lập bí tích Thánh Thể trong bữa ăn sau cùng (bữa Tiệc ly). 

Vatican II

Vào thế kỷ đầu, Giáo Hội hiện diện như một giáo đoàn, tụ họp trong những gia đình ở các thành phố hoặc các tỉnh lỵ. Với sự phát triển ngày càng nhiều những cộng đoàn Kitô hữu, đòi hỏi phải có sự chăm sóc mục vụ thường xuyên, đồng hành, gặp gỡ tại địa phương hơn là một lần thăm hỏi đơn giản.

Giáo Hội sơ khai ngoài các tông đồ còn có vài người tự do tình nguyện phục vụ cho cộng đồng dân Chúa tùy theo đặc sủng của họ như là một tông đồ, một người giảng dạy, ngôn sứ, người làm phép lạ, người chữa bệnh. Hội Thánh cần thiết lập một trật tự
quyền bính nào đó để tránh mâu thuẫn xảy ra giữa các đoàn sủng khác nhau.

Tất cả những nhân tố mới này tạo ra một hệ thống và một cơ cấu nào đó trong Hội Thánh. Nhưng tôi tin điều này là cần thiết trong những tình huống đó, để bảo vệ và gìn giữ cộng đoàn Kitô hữu khỏi bè rối và những phong trào lạc giáo khác. Nhưng thực ra, việc này cũng gây một tác hại nào đó đối với sự tham gia tích cực của giáo dân và sứ mệnh đặc sủng của họ trong Giáo Hội, đã được phổ biến qua hai mươi thế kỷ cho tới Công Đồng Vatican II.

Trong thập niên 1960, ĐGH Gioan XXIII nhận ra Giáo Hội đã quá gò bó và đóng cửa với thế giới trong khi thế giới đã có những thay đổi cực lớn – kinh nghiệm của thế chiến thứ II và làn sóng thứ hai của việc công nghiệp hóa, đấu tranh ý thức hệ giữa tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, thăng tiến nhân quyền và dân chủ v.v… Giáo Hội cần có một cuộc đối thoại với thế giới hoàn toàn thay đổi này và thực hiện việc canh tân Giáo Hội trong nền văn hóa hiện đại lúc bấy giờ. Các giáo phụ của Công đồng Vatican với sự giúp đỡ của nhiều thần học gia, mong muốn đem Lời Chúa hội nhập vào trong thế giới hiện đại đó. Nhìn lại toàn bộ lịch sử của Giáo Hội, 4 Tông hiến chính đã giải tỏa những cấu trúc và hệ thống lại một tổ chức hoàn hảo cho đời sống đức tin của chúng ta.
  
  •    Hiến chế về Phụng vụ Bí tích: “Hiến chế về Phụng vụ Thánh” (Sancrosanctum Concilium)
  •    Hiến chế Tín lý về Giáo Hội: “Ánh sáng muôn dân” (Lumen Gentium)
  •    Hiến chế Tín lý về Mạc khải Thánh: “Lời Thiên Chúa” (Dei Verbum)
  •    Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay: “Vui mừng và hy vọng” (Gaudium et Spes)
LỜI THIÊN CHÚA - DEI VERBUM

Giáo Hội đã quên lãng Lời Chúa trong thời gian qua. Chúng ta đã quá xem nặng tầm quan trọng của Bí tích và Giáo luật và không chú tâm đủ đến Lời Chúa là căn bản thực sự của đời sống đức tin. Vì thế, Hiến chế qui định việc cần thiết trước tiên là đọc, cầu nguyện, suy ngẫm và công bố Lời của Chúa (Hiến chế Lời Thiên Chúa - DV. Số 10,22,25).

ÁNG SÁNG MUÔN DÂN – LUMEN GENTIUM

Nhiều thế kỷ qua, Giáo Hội đã quá chú trọng đến những đặc tính thánh thiêng của Hội Thánh, sử dụng ngôn ngữ bí nhiệm, như thân mình Đức Kitô là nhiệm thể bao gồm Cộng đoàn các thánh mà Chúa Giêsu là đầu.

Thiên Chúa đã không mời gọi một vài người công chính, nhưng là tất cả dân Thiên Chúa trở nên chứng tá ơn cứu độ cho toàn thể loài người. Vì thế, Giáo Hội cần làm chứng và sống tinh thần hiệp thông của một cộng đoàn được cứu độ.

HIẾN CHẾ VỀ PHỤNG VỤ THÁNH – SACROSANCTUM CONCILIUM

Phụng tự chính được hiểu như những nghi lễ thánh và kinh nguyện chỉ được giao cho hàng giáo sĩ, không có sự tham gia tích cực của giáo dân. Qua nhiều thế kỷ, giáo dân chỉ là khán giả trong phụng tự. Vì thế, hiến chế kêu mời chúng ta làm cho phụng vụ sống động, bằng việc gắn kết nhiều thành viên trong cộng đồng một cách thanh thoát hơn. Phụng vụ là nơi biểu hiện hồng ân và ơn cứu độ của Thiên Chúa thông qua ngôn ngữ, âm nhạc và di sản văn hóa của chúng ta. Phụng vụ mang chiều kích cộng đoàn hơn là thuộc tính cá nhân.

VUI MỪNG VÀ HY VỌNG – GAUDIUM ET SPES

Đức Kitô là Ngôi Lời Thiên Chúa đã nhập thể trong thế gian, Người biến đổi thế giới bị thống trị bởi mọi thứ bất công và sự dữ trở thành Vương quốc của Thiên Chúa. Chúa Giêsu sống trong trần gian và dâng hiến cả cuộc đời mình để giải thoát nhân loại khỏi tội lỗi và tà thần đang thống trị thế giới này. Nhưng Giáo hội biết rằng thế gian này yếu đuối, trần tục và không muốn nỗ lực để thay đổi chính mình. Hiến chế khuyến khích chúng ta, cố gắng chiến đấu chống lại sự dữ và biến đổi thế giới trở nên Vương quốc Thiên Chúa, qua việc thực hành công bằng và bình an trong đời sống hằng ngày.

Mặc dầu Công Đồng Vatican II đã đưa ra một ý tưởng tốt đẹp cho việc canh tân Giáo hội như thế, nhưng thực ra tùy thuộc vào mỗi Giáo hội địa phương nhận thức và thực hành ý tưởng này. Suốt 40 năm sau Công Đồng, chúng ta đã nghiên cứu và học hỏi tinh thần căn bản của các văn kiện này, nhưng thực ra chúng ta đã không thành công trong việc phát triển một chương trình mục vụ có thể liên kết dung hòa các yếu tố của 4 Hiến Chế nêu trên.

Tuy nhiên, theo khuynh hướng mới của các cộng đoàn Kitô hữu nhỏ xuất hiện độc lập nơi những lục địa khác nhau, ở châu Mỹ La Tinh, châu Phi, châu Á, Bắc Mỹ, đã đóng góp đáng kể trong việc thực hiện hoàn hảo kế hoạch tốt đẹp của 4 Hiến chế này.

Những cộng đoàn Kitô hữu nhỏ khác biệt nhau tùy vào không gian và văn hóa riêng của họ. Ở châu Mỹ La Tinh người ta gọi là những Cộng đoàn Kitô hữu cơ bản. Tại châu Phi hay châu Á, là Cộng đoàn Kitô hữu nhỏ hay Cộng đoàn giáo hội cơ bản.

Cho dù mỗi nơi phát triển một cách khác nhau, những Cộng đoàn Kitô hữu nhỏ có chung bốn yếu tố căn bản sau đây:
 

1.    
Cùng nhau chia sẻ Lời Chúa

Trong những Cộng đoàn Kitô hữu nhỏ, Lời Chúa luôn luôn là trung tâm. Đức Kitô là Lời đã nhập thể vào thế gian. Vì thế, bất cứ nơi nào người tín hữu tụ họp lại, Lời Chúa sẽ ở vị trí trước nhất và trung tâm. Lắng nghe Lời Chúa, chia sẻ cảm nghiệm với nhau, dân Chúa sẽ hoàn thiện để trở thành con của Chúa và phát triển một tầm nhìn theo Tin Mừng, để thấy, để nhận ra và để phán đoán những thực tại phức tạp của thế giới mình đang sống. Những điều này được đề cập cụ thể trong Hiến chế về Mạc khải Thánh “Lời Chúa” (Dei Verbum).
 
2.   
2.    Cùng nhau xây dựng Cộng đoàn

Trong môi trường giáo xứ, thực sự chưa phát triển những tương quan thân thiết giữa các tín hữu với nhau. Nhưng trong những Cộng đoàn Kitô hữu nhỏ, tín hữu có thể tiếp xúc gần gũi với một số thành viên hạn chế trong nhóm, cảm nhận được cuộc sống có một liên kết ý nghĩa khi thuộc về một nhóm nhỏ và có một nền tảng vững vàng trong cùng một niềm tin. Đó là những gì Hiến chế “Ánh sáng Muôn dân” giảng giải và mong ước chúng ta đạt được.
 
3.   
3.    Cùng nhau cầu nguyện liên kết với Giáo hội hoàn vũ

Trong khi đa số tín hữu cảm thấy khó khăn trong việc cầu nguyện cá nhân trong cuộc sống hằng ngày, nhóm nhỏ của Cộng đoàn Kitô hữu giúp mọi người phát triển đời sống tâm linh qua việc cùng nhau cầu nguyện thường xuyên theo lịch phụng vụ của Giáo hội toàn cầu. Trong Cộng đoàn Kitô hữu nhỏ, các thành viên được tác động mạnh mẽ bởi đời sống tâm linh của nhau, thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm sống hằng ngày. Những nhóm nhỏ này hiện diện giữa môi trường theo linh đạo (tinh thần) Cộng đoàn. Đây là những điểm mà Hiến chế “Phụng vụ Thánh” (Sacrosanctum Concilium) mong muốn chúng ta đạt được.
 
4.   
4.    Sống Lời Chúa

Những Cộng đoàn Kitô hữu nhỏ cố gắng thực hành Lời Chúa trong đời sống cụ thể hằng ngày. Có nhiều phương pháp chia sẻ Lời Chúa, tất cả mọi người không chỉ chú trọng đến việc suy ngẫm Lời Chúa nhưng còn áp dụng vào cuộc sống thường nhật những gì họ học hỏi và cảm nhận được từ Phúc Âm, như thế họ có thể đóng góp vào việc xây dựng Nước Chúa ngay trong trần gian này.

Cộng đoàn Kitô hữu nhỏ khiến chúng ta đối đầu với những thực tế bất công trong một xã hội hiện đại, để chúng ta có thể biến đổi thế giới này trở thành Vương quốc Thiên Chúa, điều mà Chúa Giêsu muốn hoàn tất. Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn trong Hiến chế “Vui mừng và Hy vọng” (Gaudium et Spes).
 

KẾT LUẬN

Nhìn lại khởi điểm của Giáo Hội Công giáo thuở ban đầu, chúng ta thấy có một sự can thiệp không thể chối cãi của Chúa Thánh Thần, Ngài đã tạo nên cộng đồng Dân Chúa mới. Và chúng ta đều biết rằng, Thiên Chúa ước ao kêu gọi không chỉ một số người được chọn, mà là tất cả nhân loại đến với ơn cứu độ và sự sống đời đời. Thiên Chúa muốn chúng ta được cứu độ thông qua việc xây dựng cộng đoàn. Việc tụ họp thành nhóm nhỏ của các tín hữu đã tồn tại từ lúc sơ khai và được duy trì qua nhiều thế kỷ, nhưng được phát triển trong thời hiện đại sau Công Đồng Vatican II, và đặc biệt trong những Cộng đoàn Kitô hữu nhỏ. Thật ngạc nhiên khi thấy các Cộng Đồng Kitô hữu nhỏ này xuất hiện cùng lúc nhưng độc lập trên khắp các đại lục, mà không có sự lãnh đạo do ai thuộc Hàng giáo phẩm. Cộng đoàn Kitô hữu nhỏ không có nhà Mẹ hay bất cứ Trụ sở nào trên thế giới như các phong trào Legio Marie, Focolare, hay Cursillo đã có.

Chúa Thánh Thần, Đấng đã tụ họp các Tông đồ vào Lễ Ngũ Tuần, luôn đồng hành với Giáo Hội trong suốt dòng lịch sử và dẫn dắt Hội Thánh ngày nay qua Công Đồng Vatican II, hiện tại vẫn đang nâng đỡ các Cộng đoàn Kitô hữu cơ bản qua những hoạt động cộng đoàn của họ.

ĐGM Peter Kang - Giáo phận Cheju, Nam Hàn
Cành Dương, STMTY chuyển ngữ


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Đàng Thánh Giá được Đức Thánh Cha chủ sự vào thứ Sáu 10.4.2020 (12/4/2020)

Chúa Nhật V Mùa Chay -Năm A - Thầy là sự sống lại và là sự sống (28/3/2020)

Chúa Nhật IV Mùa Chay – Năm A - Đức Kitô- Ánh sáng trần gian (21/3/2020)

Chúa Nhật III Mùa Chay – Năm A - Tìm về mạch suối trong (14/3/2020)

Chúa Nhật II Mùa Chay – Năm A - Chúa biến hình (8/3/2020)

Chúa nhật I Mùa Chay – Năm A Đức Giêsu chịu cám dỗ (2/3/2020)

Chúa Nhật VII Thường Niên – Năm A - Yêu thương kẻ thù (22/2/2020)

Chúa Nhật V Thường Niên - Năm A - Muối và Ánh sáng (6/2/2020)

Chúa Nhật II Thường Niên – Năm A - Tin và làm chứng (16/1/2020)

Lễ Thánh Gia (27/12/2019)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn