Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
Chúa Nhật III Mùa Chay – NĂM C
 
HÃY MAU HOÁN CẢI


Trong bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe, Đức Giêsu dựa vào hai câu chuyện thời sự, để nhắc nhở ta hoán cải, đồng thời Ngài kể dụ ngôn cây vả không sinh trái để kêu gọi ta mau hoán cải kẻo không kịp thời gian.

Theo quan niệm Do thái thì tai họa chính là hình phạt Thiên Chúa giáng trên những kẻ tội lỗi. Sách Gióp bảo rằng: “Có ai vô tội mà bị tiêu diệt đâu?”. Như vậy qua hai biến cố thời sự gây xôn xao dư luận, một là chuyện thuộc bình diện chính trị, đó là Philatô đã cho binh lính giết chết mấy người Galilê đang tế lễ trên Đền thờ; hai là chuyện thuộc bình diện xây dựng, đó là việc tháp Siloê đổ sập đè chết 18 người. Qua hai biến có ấy, người ta nghĩ rằng, các nạn nhân phải chịu cái chết thảm khốc, ấy là do các đương sự tội lỗi nên Chúa phạt. Một quan niệm như vậy đã gây ra hai hậu quả tai hại.

Một là ý nghĩ độc ác kia giống như con dao đâm vào các nạn nhân đã chết rồi. Kẻ đã chết lại bị chết thêm một lần nữa, vì thanh danh họ bị đâm, và thân nhân của họ bị trọng thương đau đớn.

Hai là ý nghĩa kia đã đem lại cho họ sự an toàn giả tạo, họ thấy mình được bình an, nên tưởng rằng mình đang sống tốt lành, do đó, họ vẫn cứ bình chân như vại, không cần hoán cải.

Đứng trước quan niệm sai lầm ấy, một mặt Đức Giêsu phủ nhận mối tương quan nhân quả giữa tội lỗi và tai họa, Ngài bảo: “Tôi nói cho các ông biết, không phải như thế đâu”; mặt khác, Đức Giêsu khuyến cáo trên bình diện tôn giáo, Ngài nói: “Nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy”.

Những lời Chuá nói đã dạy ta một bài học, đó là khi đối diện với một biến cố, một tai họa, một câu chuyện thời sự … thì việc thấy, biết và nhận định trên bình diện lý trí chưa quan trọng, mà điều quan trọng là hiểu, và đọc ra ý nghĩa của biến cố đối với mình trên bình diện đức tin. Biến cố là tiếng chuông cảnh tỉnh, đòi tôi phải xét duyệt lại tâm hồn, đòi tôi phải chuyển đổi cuộc sống. “Trông người mà nghĩ đến ta”. Hỏi rằng, đã được bao lần ta trông người mà nghĩ đến ta?

Mặt khác, để kêu gọi ta phải khẩn trương hoán cải kẻo không kịp thời gian, Đức Giêsu đã kể dụ ngôn cây vả không sinh trái. Cây vả trong dụ ngôn ở trong tình trạng an toàn, nó không sinh trái độc, cũng không làm hại vườn nho, nó chỉ phạm một tội thôi, đó là tội sử dụng đất màu mỡ mà lại chẳng sinh hoa kết trái, nó đã choán phần đất trong vườn khiến những cây khác không ra trái được. Thông thường thì cây vả trồng ba năm thì đã bắt đầu cho ra trái, ấy vậy mà ông chủ đã chờ đợi thêm suốt ba năm, thế nhưng cây vả vẫn chẳng sinh trái, sống chỉ chật đất. Tuy nhiên, theo lời đề nghị của người làm vườn, ông chấp nhận gia hạn thêm một năm nữa, có nghĩa là ông tiếp tục kiên nhẫn đợi chờ, hy vọng rằng cây vả sẽ sinh hoa thơm trái ngọt.

Ông chủ trong dụ ngôn là Thiên Chúa, còn cây vả cằn cỗi là tôi, là chúng ta. Lắm khi ta cảm thấy an tâm, vì mình không làm điều xấu, chẳng xúc phạm đến ai. Kinh nghiệm cho thấy rằng, có không ít người bảo: _Tôi không trộm cắp, không giết người, không làm hại ai, tôi chẳng có tội gì để mà xưng … Thế nhưng ta lại quên đi cái tội thiếu sót bổn phận, tội sống vô trách nhiệm, tội dửng dưng vô cảm trước nỗi khổ đau của người khác, tội không làm điều tốt, những điều tốt tôi có thể làm và phải làm, nhưng tôi đã không làm. Như vậy, cây vả đời tôi không sinh trái độc hại, nhưng lại son sẻ cằn cỗi, những nén bạc khả năng và những hồng ân Chúa ban cho tôi đã bị tôi chôn vùi xuống đất mà không quan tâm làm phát sinh lời lãi, rút cục, con người cằn cỗi cũng đáng bị lên án như con người tội lỗi. Cũng còn may là Thiên Chúa vẫn kiên nhẫn đợi chờ, Ngài vừa thúc bách ta khẩn trương hoán cải, Ngài vừa chấp nhận cho ta có thời gian để thay đổi cuộc đời. Vấn đề là ta có nhận ra tình thương của Chúa mà nhanh chóng đổi đời hay không.

Tóm lại, khi cho chúng ta nghe đọc bài Tin Mừng này, trong Chúa nhật III Mùa Chay, mùa sám hối hoán cải, Giáo hội muốn nhắc nhở ta rằng hoán cải không chỉ là thú nhận rằng: “Tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm …”, nhưng còn là thú nhận cả “những điều thiếu sót”. Thú nhận sự cằn cỗi ỳ ạch của mình. Hoán cải không chỉ có nghĩa là từ bỏ tội lỗi, nhưng còn có nghĩa là hãy làm cho đời mình sinh hoa kết trái mang lại lợi ích cho gia đình, cho xã hội, cho nhân loại …

Trong thánh lễ hôm nay, xin Chúa giúp chúng ta khám phá lại ý nghĩa đích thực của sự hoán cải, hoán cải là sự hối hận ở bên trong, sự hối hận ở bên trong phải được thể hiện ra bên ngoài bằng cách sống công bằng, sống bác ái. Có như vậy, ta mới thực sự quay về cùng Chúa, và làm cho cây đời chúng ta sinh trái nhiều hơn.
 
Antôn Trần Thanh Long


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (17.04.2024): Bài 16 – Nhân đức tiết độ (23/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Chúa Nhật II Mùa Chay C - Từ núi Tabo đến núi sọ (16/3/2019)

Chúa Nhật VIII Thường Niên – Năm C - Mù mà lại dắt mù (2/3/2019)

Phúc Thay - Khôn Thay (16/2/2019)

Chúa Nhật IV Thường Niên Năm C - Ngôn Sứ Ở Giữa Quê Mình (31/1/2019)

Chúa Nhật II Thường Niên – Năm C - Tiệc Cưới Cana (20/1/2019)

Các bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô tại nhà nguyện thánh Marta trong năm 2018 (3/1/2019)

Hãy tiếp đón Chúa - CN IV Mùa Vọng C (24/12/2018)

Chúa Nhật Lễ Thánh Gia Thất - Năm C (24/12/2018)

Chúa Nhật III Mùa Vọng - Năm C - Anh em hãy vui lên (15/12/2018)

Chúa Nhật II Mùa Vọng – Năm C - Hãy dọn đường cho chúa (7/12/2018)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn