Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   

CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN – NĂM B

NGHỈ NGƠI ĐÔI CHÚT


 

Bài Tin Mừng vừa nghe đã tiếp nối bài Tin Mừng Chúa nhật tuần trước. Chúa nhật tuần trước, Đức Giêsu sai các tông đồ đi truyền giáo, còn hôm nay, sau khi thi hành sứ vụ, các tông đồ trở về thuật lại cho Chúa nghe “mọi việc các ông đã làm, và mọi điều các ông đã dạy”.

Tin mừng không nói, nhưng chắc hẳn Đức Giêsu đã vui vẻ đón tiếp và lắng nghe các ông. Nghe xong, Đức Giêsu ân cần bảo “anh em hãy lánh riêng ra, đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút”. Như người mẹ vừa quạt cho con, vừa trìu mến nghe con líu lo kể chuyện ở trường, ở lớp; như người vợ âu yếm trao cho chồng chiếc khăn mát lau mặt sau một ngày lao động vất vả trở về nhà. Đức Giêsu nhìn thấy ở đàng sau những khuôn mặt hân hoan phấn khởi là cái bụng các môn đệ đang đói, là thân xác các môn đệ đang mệt nhoài, Đức Giêsu quan tâm đến con người hơn là đến công việc, nên Ngài nhẹ nhàng bảo: “Anh em hãy lánh riêng ra, đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút”- Câu nói thật đơn sơ , nhưng chan chứa tình thương, cho nên tình thương đích thực không phải chỉ đo lường bằng những cọc tiền có thể đếm được, hay bằng những tiện nghi vật chất có thể mua được, nhưng tình thương hệ tại ở tấm lòng, và một khi tấm lòng nhuần thấm yêu thương, thì nó có khả năng thể hiện sự chăm sóc ân cần dưới muôn hình vạn trạng.

Mặt khác, câu nói của Đức Giêsu vừa biểu lộ sự chăm sóc ân cần, vừa là một lời nhắc nhở. Nhắc nhở rằng, sau khi hoạt động không biết mệt mỏi, con người cần phải dừng lại để nghỉ ngơi bồi dưỡng, nghỉ ngơi cho thân xác, và nhất là bồi dưỡng cho tinh thần. Như mặt nước, khi không bị khuấy động, người ta có thể nhìn sâu hơn, và thấy rõ hơn. Cũng vậy, chính khi sống một mình trong thinh lằng và trong lời cầu nguyện, người môn đệ sẽ đánh giá lại cách thức mình hoạt động, mục đích mình nhắm tới, và tìm được sức mạnh nơi Chúa để tiếp tục sứ vụ. Bởi lẽ, nếu chỉ quay cuồng trong công việc mà không biết tìm kiếm những giờ phút thinh lặng để nghỉ nghơi và lắng nghe tiếng Chúa chỉ dạy trong tâm hồn, thì đến một lúc nào đó ta sẽ làm theo ý mình mà cứ ngỡ rằng làm theo ý Chúa; mình sẽ phục vụ cho chính cái tôi của mình mà cứ ngỡ rằng mình đang phục vụ Chúa, phục vụ anh em.

 Cuộc sống hôm nay khiến con người ta tất bật, vội vã, lo âu và căng thẳng; nó khiến con người kiệt sức vì đòi hỏi của công việc hay vì người ta tham công tiếc việc. Liệu tôi có thể dành ra mỗi ngày một thời gian ngắn trong thinh lặng, để nghỉ ngơi, và cầu nguyện, hầu kín múc sức mạnh từ nơi Chúa không?

Cuối cùng, tuy Đức Giêsu bảo các môn đệ hãy tìm chỗ nghỉ ngơi, nhưng chính Ngài thì Ngài lại không ngơi nghỉ. Bài Tin Mừng ghi rất rõ là: “Ra khỏi thuyền, Đức Giêsu thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt, và Ngài bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều”. Đức Giêsu bỏ cả ăn uống, bỏ cả giờ nghỉ ngơi để trao ban cho họ Lời chân lý, Lời có khả năng dẫn họ đến sự sống vĩnh cửu. Đức Giêsu không làm việc theo giờ hành chánh. Ngài chẳng bảo: “Hết giờ làm việc rồi, mai đến!” hoặc “Trời đánh tránh bữa ăn”, nhưng Ngài mở rộng vòng tay đón tiếp dân chúng, Ngài mở rộng trái tim lắng nghe họ, bởi lẽ, Đức Giêsu nhìn đến nhu cầu của người khác, hơn là bận tâm cho nhu cầu dẫu rằng chính đáng của mình.

*     Tấm lòng thương cảm bao trùm mọi người, và thái độ ân cần chăm sóc, đó là hai nét nổi bật của Đức Kitô trong bài Tin Mừng hôm nay.

Hẳn rằng không ít người Kitô hữu vẫn cảm thấy xúc động trước những cảnh ngộ thương tâm đang xảy ra mỗi ngày, thế nhưng sự xúc cảm chỉ dừng lại ở mức độ mủi lòng, thương hại rồi tan biến như làn gió thoảng. Cần phải huy động đức tin, để biến xúc cảm thành thương xót và chính lòng thương xót kia sẽ làm nảy sinh những hành động để chia sẻ với anh em.

Một nhóm bạn trẻ đi thăm trại phong Bến Sắn, các bạn được người nữ tu phụ trách căn dặn rằng: “Các bạn đừng đi nhanh quá, tay chân đừng vung vẩy mạnh quá, sợ rằng người bệnh nhìn thấy mà tủi thân”- Lời dặn dò thật nhẹ nhàng nhưng có biết bao điều để khám phá. Ta khám phá ra rằng người nữ tu ấy có một trái tim thật nhạy bén với nỗi khổ đau của con người, đến độ tránh từng cử chỉ nhỏ nhặt nhất để khỏi làm thương tổn tha nhân. Cũng vậy trong đời sống gia đình, và những tập thể rộng lớn hơn mang tên là cơ quan xí nghiệp, là cộng đoàn giáo xứ, cộng đoàn tu sĩ … nếu ta biết lấy tình thương mà chăm chút từng lời nói, nụ cười, cử chỉ, hành động … sao cho thân ái, hòa nhã, tế nhị … thì những giá trị nho nhỏ ấy sẽ như những giọt nước mát, làm cho cây đời được nở hoa.

Giờ đây chúng ta sắp cùng nhau chia sẻ Mình Máu Thánh Đức Kitô, vị Mục tử đã hiến mạng sống mình để chúng ta được sống dồi dào. Chớ gì, sự kết hiệp mật thiết với Đức Kitô sẽ tạo nên trong ta một quả tim mới, một cung cách sống mới, sống như người Kitô hữu giàu lòng thương xót, và ân cần quan tâm đến những nhu cầu của anh chị em xung quanh.

Lm. An tôn Trần Thanh Long, OP.


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Chúa Nhật XV Thường Niên – Năm B Sai Đi Truyền Giáo (13/7/2018)

Chúa Nhật XIV Thường Niên Năm B - Về Nagiareth (5/7/2018)

Người loan báo Tin mừng không phải nhà kinh doanh hay người tìm địa vị (26/6/2018)

Mừng 30 năm các Thánh tử đạo Việt Nam (4/6/2018)

Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô - Năm B (2/6/2018)

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (18/5/2018)

Lễ Thăng Thiên (12/5/2018)

Chúa Nhật VI Phục Sinh Năm B - Như Thầy Yêu Thương (8/5/2018)

Chúa Nhật V Phục Sinh – Năm B – Năm B Trong cùng một nhựa sống (26/4/2018)

Chúa Nhật IV Mùa Phục Sinh Năm B Chúa Chiên Lành (22/4/2018)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn