Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
CHÚA NHẬT II PHỤC SINH

CỨNG TIN VÀ TUYÊN TÍN





 
Khi tiếp xúc với một người không sẵn sàng chấp nhận những điều mình quả quyết, hay tỏ ý nghi ngờ các mầu nhiệm trong đạo, người Kitô hữu chúng ta thường phê phán rằng: “Cứng lòng tin như Tôma”. Hóa ra, cái tên riêng Toma đã trở thành một danh từ chung để chỉ những người đa nghi, những người hay đặt lại vấn đề về các chân lý đức tin. Ta hãy đọc lại bài Tin Mừng để thấy rằng, nhờ Chúa Phục Sinh, Toma đã đi từ chỗ cứng tin, sang chỗ tuyên tín ở mức độ cao nhất: Ông tuyên xưng Đức Giêsu là Thiên Chúa.

Vào chiều ngày I trong tuần, tức ngày Chúa Nhật, Đức Kitô đã xuất hiện trước mặt các tông đồ khiến các ông tràn ngập niềm vui. Vui vì quả thật, Thầy đã sống lại như Thầy đã báo trước. Vui vì được Thầy ủy thác một sứ vụ giống hệt sứ vụ của chính Thầy: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em”. Trong lần hiện ra đầu tiên này, không có mặt Toma. Ông đi đâu? Ta không biết, chỉ biết rằng, vì bỏ cộng đoàn mà đi trong ngày Chúa Nhật, nên Toma phải chịu thiệt thòi là không gặp được Chúa Phục Sinh.

Khi quay về với cộng đoàn, Toma kinh ngạc vì các bạn bảo rằng Chúa Phục Sinh đã hiện ra với họ. Người chết rồi, đã an táng rồi, thì làm sao mà sống lại được? Thế là Toma thách đố, ông bảo: “nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh, và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin”.

Động tác “nhìn thấy” có nghĩa là nhận biết sự vật: thị giác ở một khoảng cách khá xa, nhưng nếu đấy là hồn ma thì sao? Toma chưa hài lòng với việc nhìn thấy bằng mất, ông đòi đụng chạm đến Chúa Phục Sinh nữa. Đụng chạm bằng tay, nghĩa là nhận biết sự vật: xúc giác. Khoảng cách gần hơn. Để chắc chắn hơn, Toma còn đòi kiểm tra các vết thương. Dấu đinh ở bàn tay của Thầy thì nhỏ và hẹp, tôi phải xỏ ngón tay tôi vào dấu đinh để ngoáy ngoáy! Còn vết thương cạnh sườn Thấy thì vừa rộng vừa sâu, tôi phải thọc cả bàn tay tôi vào mà lắc lắc! Tóm lại, Toma ra điều kiện: Tôi phải thấy Chúa Phục Sinh, đụng chạm đến Ngài, ngoáy ngoáy, lắc lắc nơi những vết thương của Ngài có thế tôi mới tin. Như vậy, Toma xuất hiện trước mắt chúng ta như một con người hiện đại đích thực, một nhà khoa học thực nghiệm, chỉ tin những gì mình đã kiểm tra, đã trải nghiệm.

Tám ngày sau, cũng vào ngày Chúa nhật, lần này Toma ở lại cùng cộng đoàn, bất thần, Chúa Phục Sinh xuất hiện, tiếng rằng Chúa hiện ra với các tông đồ, nhưng kỳ thực, Ngài chỉ hướng đến Toma. Ngài bảo ông: “Đặt ngón tay vào đây và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa bàn tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy, đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”. Toma bàng hoàng kinh ngạc, bàng hoàng kinh ngạc vì thấy Chúa quá thương ông, Chúa muốn cứu vớt ông. Chúa đi chậm lại để cho ông, và đưa ông bước cùng một nhịp với cả nhóm. Sự cảm nhận về lòng thương xót Chúa đã khiến Toma được thăng hoa, ông sụp lạy và tuyên xưng niềm tin của mình: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con”. Toma đã đi từ thế giới khả giác với mắt thấy, tay đụng chạm, để vươn tới đỉnh cao nhất của niềm tin, ông tuyên xưng Đức Giêsu là Thiên Chúa.

Chúng ta phải cảm ơn Toma về sự cứng cỏi ngang ngạnh của ông. Vâng! Phải cám ơn Toma, vì nhờ ông mà ta tin rằng chuyện Chúa Phục Sinh không phải là sản phẩm của những người yếu bóng vía, cũng không phải là kết quả của một ảo giác tập thể, bởi vì ít nhất, cũng có một người còn tỉnh táo như ông, một người đòi phải thấy, phải đụng chạm. Nhưng rút cục, ông đã tin, và niềm tin của ông đã củng cố đức tin cho chúng ta hôm nay.

Hôm nay, có những lúc ta thấy mình giống như Toma, mình mất đức tin, hay chán nản, chẳng còn muốn tin gì nữa. Trong cuộc sống, biết bao vấn nạn được đặt ra: có Thiên Chúa không? Làm sao Đức Giêsu có hai bản tính được? Có linh hồn, có đời sau không? Làm sao Đức Mẹ sinh con mà vẫn còn đồng trinh được? … Bao nhiêu câu hỏi, la bấy nhiêu mầu nhiệm, mà đã là mầu nhiệm thì đâu có rõ ràng như hai cộng ba là năm được? Chính những lúc cảm thấy nghi ngờ hay bị chao đảo, ta hãy nhớ lại Toma, ông xuất hiện trước mắt chúng ta như người bạn đầy kinh nghiệm. Ông mời gọi ta hãy tuyên xưng đức tin như ông: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con”.

Mặt khác, hãy đến với cộng đoàn Giáo hội trong khi cùng nhau cầu nguyện hay cử hành Thánh Thể, bởi vì, ở giữa lòng Giáo hội mà con người đón nhận đức tin, và lớn lên trong niềm tin. Chính đức tin kiên vững của cộng đoàn sẽ củng cố niềm tin còn non yếu của chúng ta, và ân sủng Chúa, qua các bí tích, qua lời cầu nguyện sẽ thêm sức mạnh, để ta thấy ánh sáng Phục Sinh xuyên qua những đêm tối của nghi ngờ. Và, khi ấy, ta sẽ tràn ngập niềm vui, vui, vì ta được thừa hưởng lời Chúc phúc của Chúa Phục Sinh: “Phúc cho ai không thấy mà tin”.

LM. Antôn Trần Thanh Long, OP.


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Vọng Phục Sinh Năm B (29/3/2018)

Một số vị thánh giải thích tại sao nên sùng kính thánh Cả Giuse (7/3/2018)

Chúa Nhật II Mùa Chay - Năm B - Chúa Biến Hình (22/2/2018)

Trong sa mạc (15/2/2018)

Chúa chữa người phong (8/2/2018)

Giải thích 7 bí tích như thế nào mà con trẻ không nhàm chán (16/1/2018)

Suy tư Năm Mục vụ Gia đình 2018: Đồng hành với các gia đình trẻ (2/1/2018)

Lễ Thánh Gia - Năm B (30/12/2017)

Chúa Nhật Iv Mùa Vọng – Năm B - Tiếp Đón Chúa (24/12/2017)

Chúa Nhật III Mùa Vọng - Năm B - Chứng nhân của ánh sáng (15/12/2017)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn