Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
Bảo vệ các trẻ em trong thế giới internet

 
Mỗi ngày có hơn 175 ngàn trẻ em lần đầu tiên sử dụng internet, nghĩa là cứ trung bình nửa giây thì có một trẻ em lần đầu tiên sử dụng internet. Đó là con số được Unicef (Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc) thông báo.

Cũng theo thông cáo của Unicef, 1 trên 3 người dùng internet là trẻ em và giới trẻ là nhóm sử dụng internet nhiều nhất. Có 71% người trẻ trên thế giới kết nối mạng, chiếm 48% tổng dân số toàn cầu.
 
Thống kê của Unicef cho biết:

- Giới trẻ châu Phi ít kết nối internet nhất: trong 5 người thì chỉ có 2 người sử dụng internet. Con số này ở châu Âu là trong 25 người thì đến 24 người sử dụng.

- 92% các đường dẫn internet (URL) nối với các vụ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên mà tổ chức kiểm soát internet xác định xuất phát từ 5 quốc gia là Canada, Pháp, Hà lan, Liên bang Nga và Hoa kỳ.

- Một số thiếu niên gửi 4000 tin nhắn một năm, nghĩa là khoảng 6 phút thì gửi một tin.

- Tại Hoa kỳ, 92% thiếu niên giữa 14 và 17 tuổi kết nối internet hàng ngày.

Unicef nhắc nhở rằng việc tiếp cận kỹ thuật số mang lại nhiều lợi ích và cơ hội lớn cho trẻ em, đồng thời cũng đưa đến một số rủi ro và nguy hiểm, bao gồm nội dung độc hại, khai thác tình dục và lạm dụng, đe doạ trực tuyến và lạm dụng thông tin cá nhân của họ.

Laurence Chandy, phụ trách về thông tin, nghiên cứu và chính sách của Unicef nói: “Mỗi ngày, hàng ngàn trẻ em sử dụng internet lần đầu và vì thế các em tiếp xúc với vô vàn nguy hiểm mà chúng ta mới chỉ bắt đầu nhận ra, nhưng chưa có cách đối phó. Ngay cả khi các chính phủ và các công ty tư nhân đã có nhiều tiến bộ trong việc xác định các chính sách và cách tiếp cận để loại bỏ những mối nguy hiểm trực tuyến nghiêm trọng nhất, cần phải có nhiều nỗ lực hơn để hiểu và bảo vệ hoàn toàn cho các trẻ em trực tuyến.”
 
Mặc dù các nguy hiểm, vẫn còn rất ít hoạt động được thực hiện để bảo vệ những đứa trẻ này khỏi những nguy hiểm của thế giới kỹ thuật số, để bảo vệ các thông tin mà các em để lại và tạo ra trong các hoạt động trực tuyến và tăng khả năng truy cập vào nội dung trực tuyến an toàn và chất lượng.
 
Báo cáo của Unicef chứng tỏ rằng mọi người có nghĩa vụ bảo vệ trẻ em trong thế giới kỹ thuật số, bao gồm các chính quyền, các gia đình, trường học và các tổ chức, cũng như các cơ quan tư nhân. Unicef yêu cầu sự cộng tác cấp thiết giữa các chính quyền, xã hội dân sự các tổ chức của Liên hiệp quốc và các tổ chức quốc tế về trẻ em và các công ty tư nhân, để đặt các em ở trung tâm của chính sách về công nghệ kỹ thuật số.
 
Nhân Ngày thế giới về an toàn internet, Unicef Italia đã trình bày một hướng dẫn cho các phụ huynh về cách nói chuyện với con cái về internet. Bên cạnh việc đưa ra các luật pháp về an ninh mạng và việc đe dọa trên mạng, hướng dẫn này cũng đưa ra các thông tin và ý tưởng để bắt đầu một cuộc đối thoại xây dựng với con cái của họ, khi đặt câu hỏi: con em của chúng ta dành thời gian kết nối mạng ở đâu và cách nào? Làm cách nào để bảo vệ chúng khỏi những kẻ thù, từ sự đe doạ trực tuyến và từ nội dung độc hại và không phù hợp? Các em phải đối mặt với những rủi ro nào khác? Những nguồn tư liệu nào các em có thể kết nối? Làm thế nào để chúng ta nói chuyện với con mình về Internet? (REI 06/02/2018)
 
Hồng Thủy
(RV)


3 cách giải thích vì sao ta tin Chúa (12/4/2024)

Sáu cách khuyến khích trẻ lắng nghe tích cực (21/2/2024)

Tại sao hôn nhân thời nay dễ đỗ vỡ? (30/1/2024)

ĐTC Phanxicô đề nghị chúng ta hãy tập tha thứ (15/1/2024)

3 đoạn Kinh Thánh đem lại bình an cho cha mẹ (9/12/2023)

Tin tưởng người bạn đời là gì? (10/11/2023)

Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực (14/10/2023)

Gia Đình & Giáo Dục (15/9/2023)

Tương quan với các thành viên trong gia đình: Sự tha thứ và ân sủng của Chúa (19/8/2023)

Nhìn lại mình (3/8/2023)

Bài 2: LỜI HỨA KẾT HÔN (30/1/2018)

Bạn sẽ hối hận nếu không làm 10 điều này cho con mình (16/1/2018)

Hai chìa khóa cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc (22/12/2017)

Suy tư Năm Mục vụ Gia đình 2018: Đồng hành với các gia đình trẻ - Bài 1: CHUYỆN MỘT NGÀY VÀ CHUYỆN MỘT ĐỜI (15/12/2017)

Tình yêu không chỉ là cảm xúc (22/11/2017)

7 điều con trẻ nói với các chuyên gia tâm lý nhưng sợ nói với bố mẹ (30/10/2017)

Giáo dục Kitô Giáo (p.2) (4/10/2017)

Giáo dục Kitô Giáo (p.1) (24/9/2017)

Gia đình bước qua khủng hoảng (30/8/2017)

7 bước thực hành giúp bạn cảm thấy Thánh Lễ có ý nghĩa hơn (23/8/2017)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn