Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
“S tiến b xã hi l thuc vào gia đình”

(Diễn từ của Đức Thánh Cha trước Liên đoàn các Hiệp hội Gia đình Công giáo Châu Âu (FAFCE)
 
"Sự hiệp nhất của tất cả các thành viên gia đình, và sự cam kết huynh đệ của gia đình với xã hội, là những đồng minh của thiện ích chung và của hòa bình, kể cả Châu Âu"
 
Dưới đây là bản dịch của Vatican cung cấp diễn từ của Đức Thánh Cha sáng nay trước Liên đoàn các Hiệp hội Gia đình Công giáo Châu Âu (FAFCE) đến gặp gỡ Đức Thánh Cha nhân dịp kỷ niệm năm thứ 20. Đại diện cho các hiệp hội gia đình Công giáo từ 14 quốc gia Châu Âu, FAFCE có vai trò cộng tác với Hội đồng Châu Âu.

***
Anh chị em thân mến,

Tôi xin gửi lời chào nồng hậu đến các gia đình thân yêu thuộc liên đoàn này đang mừng kỷ niệm năm thứ hai mươi. Tôi xin cảm ơn ngài Chủ tịch, Antoine Renard, vì những lời chào tốt đẹp của ông.

Hai mươi năm chưa phải là quá nhiều thời gian để thử làm một đánh giá tổng thể, nhưng chắc chắn nó là một dịp rất tốt để tạ ơn vì sức sống và sự nhiệt thành mà anh chị em đã thực hiện trong cam kết mỗi ngày. Hiệp hội của anh chị em, “trẻ” về tinh thần và thời gian, được kêu gọi để thu hút những người khác trong công việc phục vụ các gia đình, để Châu Âu có thể tiếp tục xem gia đình là gia tài quý giá nhất của mình. Hình ảnh của “gia tài” này đã thể hiện trong buổi họp hôm qua của anh chị em, buổi họp mang các gia đình từ nhiều quốc gia Châu Âu đến Roma. Nó là một hình ảnh phản ánh đúng sự yêu mến mà tất cả chúng ta phải có trong gia đình. Trong thực tế, gia đình không phải là những tác phẩm của viện bảo tàng, nhưng qua gia đình, ơn sủng trở nên cụ thể trong những cam kết với nhau và sự mở lòng quảng đại với con cái, và cũng trong việc phục vụ xã hội. Gia đình vì thế là một loại men giúp làm cho thế giới trở nên nhân văn hơn và huynh đệ hơn, là nơi không một ai cảm thấy bị từ chối hay bị bỏ rơi.

1. Hàng loạt các hoạt động rộng khắp của anh chị em được tóm tắt trong sự phục vụ toàn diện gia đình, là một tế bào của xã hội, như gần đây tôi nhắc lại trước các giới chức của Liên minh Châu Âu nhóm họp nhân kỷ niệm 60 năm Hiệp ước Roma. Công cuộc của anh chị em, cả trong giáo hội và các khu vực dân sự, trước hết dường như để đáp lại cho rất nhiều những nhu cầu khác nhau. Tuy nhiên thực tế nó đáp lại chính bằng sự phục vụ loan tin vui là gia đình. Trong Tông huấn Amoris Laetitia, tôi đã nhấn mạnh, trên nền tảng gia đình, cách chúng ta có thể biến ơn sủng thành cụ thể qua vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu thương nhau. Nhìn dưới ánh sáng này, hoạt động của anh chị em giúp nhắc mọi người nhớ rằng không có một đồng minh nào tốt hơn cho sự tiến bộ trọn vẹn của xã hội cho bằng cách đề cao sự hiện hữu của gia đình trong cấu trúc xã hội. Ngày nay cũng vậy, gia đình là nền tảng của xã hội và nó duy trì một cấu trúc phù hợp nhất để bảo đảm cho con người thiện ích trọn vẹn tối cần cho sự phát triển liên tục. Tôi muốn nhấn thật mạnh đến sự hiệp nhất của tất cả các thành viên gia đình, và sự cam kết huynh đệ của gia đình với xã hội, là những đồng minh của thiện ích chung và của hòa bình, kể cả Châu Âu.

Gia đình là mối quan hệ tương quan cá nhân đặc biệt nhất, tới mức độ nó là sự kết hiệp giữa những con người với nhau. Những mối quan hệ giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh chị em, làm cho mọi người có thể tìm được một vị trí trong gia đình nhân loại. Cách sống những mối quan hệ này được thể hiện bằng sự hiệp nhất, sức mạnh của lòng nhân ái và rao truyền phúc âm đích thực. Ngày nay hơn bao giờ hết, chúng ta nhìn thấy nhu cầu của một văn hóa gặp gỡ có thể tăng cường tình hiệp nhất trong sự đa dạng, tương thân tương ái và tình đoàn kết giữa các thế hệ. “Nguồn vốn gia đình” này có trách nhiệm phải thấm nhuần vào trong những mối quan hệ kinh tế, xã hội và chính trị của Đại lục Châu Âu. Con đường “sống gia đình” mà anh chị em muốn quảng bá không tùy thuộc vào hệ tư tưởng ngẫu nhiên, nhưng lấy nền tảng trong phẩm giá bất khả xâm phạm của con người. Trên nền tảng của phẩm giá đó, Châu Âu sẽ có thể thực sự trở thành một gia đình các dân tộc (x. Diễn từ trước Quốc hội Châu Âu, Strasbourg, 25 tháng Mười Một, 2014).

2. Những khủng hoảng dưới nhiều hình thức khác nhau hiện nay đang xuất hiện ở Châu Âu, đặc biệt trong cơ cấu gia đình. Nhưng những sự khủng hoảng này là động cơ để hoạt động mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn, với lòng tin tưởng và hy vọng.

Tôi được biết những sáng kiến của anh chị em thúc đẩy các đường lối hành động cụ thể ưu tiên cho gia đình trong các lĩnh vực kinh tế và việc làm, và không chỉ có vậy, với mục tiêu tìm được việc làm đúng phẩm giá và phù hợp cho tất cả, đặc biệt cho giới trẻ là những người đang chịu đựng nạn thất nghiệp ở nhiều vùng của Châu Âu. Trong những sáng kiến này, cũng như trong những hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến môi trường luật pháp, những quan tâm thể hiện sự tôn trọng phẩm giá của mỗi con người luôn luôn chiếm ưu thế. Theo ý nghĩa này, văn hóa gặp gỡ luôn bao gồm một thái độ đối thoại trong đó lắng nghe là điều quan trọng. Nguyện xin cho sự đối thoại của anh chị em luôn đặt trên cơ sở những hành động, những chứng tá, những kinh nghiệm và lối sống lên tiếng nói mạnh mẽ hơn bất kỳ bài diễn văn hay chương trình nào. Việc này tuyệt đối không thể thiếu nếu gia đình đóng vai trò là “những vai diễn chính” mà Đấng Tiền nhiệm của tôi, Thánh Gio-an Phao-lô II đã đặt tên như vậy (Familiaris Consortio, 44).

Bốn cuộc khủng hoảng hiện nay đang ảnh hưởng đặc biệt ở Châu Âu là: nhân khẩu, di cư, việc làm và giáo dục. Những khủng hoảng này có thể tìm được những kết quả tích cực chính trong văn hóa gặp gỡ, nếu những người giữ vai chính trong xã hội, kinh tế và chính trị sẵn lòng cùng hợp sức để thiết lập những chính sách ủng hộ gia đình. Trong bốn lĩnh vực này, anh chị em đang hoạt động để đưa ra những câu trả lời đáp ứng cho gia đình, nhìn thấy trong vấn đề sau cùng một nguồn lực và một đồng minh cho một con người và môi trường của người đó. Theo ý nghĩa này, nhiệm vụ của anh chị em thường xuyên là mời gọi tham gia vào một cuộc đối thoại xây dựng với những người nắm vai trò chính trong xã hội, nhưng không che đậy giá trị Ki-tô giáo của mình. Nhưng giá trị đó sẽ làm cho anh chị em luôn nhìn vượt xa hơn những hình thức bên ngoài và thời gian hiện tại. Như anh chị em đã nhấn mạnh, văn hóa của sự phù du đang kêu gọi phải một nền giáo dục cho tương lai.

3. Để thực hiện được công việc khó khăn này, gia đình không thể duy trì sự cách ly như một đơn tử. Gia đình cần phải thoát ra khỏi bản thân mình; họ cần phải đối thoại và gặp gỡ người khác, để xây dựng một sự hiệp nhất nhưng không phải một sự đồng dạng, và có thể tạo ra sự tiến bộ và phát triển thiện ích chung.

Các gia đình thân mến, các bạn đã đón nhận nhiều từ thế hệ đi trước. Họ là trí nhớ vĩnh viễn thúc giục chúng ta biết sử dụng sự khôn ngoan của con tim, không đơn thuần chỉ là sự chuyên môn về kỹ thuật khi đưa ra những sáng kiến về gia đình và cho gia đình. Họ là trí nhớ và những thế hệ trẻ là trách nhiệm đang đứng trước mặt các bạn. Ví dụ, bằng sự khôn ngoan này, sự phục vụ của các bạn cho tính thánh thiêng của sự sống mang lấy hình thức cụ thể trong thỏa ước giữa các thế hệ và trong việc phục vụ tất cả mọi người, đặc biệt những người thiếu thốn, người khuyết tật và mồ côi. Nó mang lấy hình thức cụ thể của tình đoàn kết với những người di cư, của nghệ thuật kiên nhẫn trong giáo dục biết nhìn đến mỗi người trẻ như một chủ thể xứng đáng hưởng trọn sự yêu thương của gia đình, của sự bảo vệ quyền sự sống của thai nhi là những người không có tiếng nói, và của việc bảo đảm những điều kiện sống đúng phẩm giá cho người già.

Công việc trước mắt của các bạn rất lớn và phức tạp. Chỉ bằng cách củng cố hiệp hội của các bạn và mời gọi nhiều gia đình khác cùng tham gia với các bạn, thì công việc mới bớt gian khó hơn, vì sự liên kết tạo nên sức mạnh. Thường thường các bạn sẽ phải là muối men dạy cho những người khác biết cùng nhau hoạt động, biết tôn trọng những khác biệt và những cách tiếp cận pháp lý.

4. Để kết luận, tôi khuyến khích các bạn phát triển những phương pháp và những sáng kiến mới với tính sáng tạo, để gia đình có thể thực hành, cả trong phạm vi giáo hội và dân sự, trách nhiệm ba phía hỗ trợ cho thế hệ trẻ, đồng hành với con người trên những con đường cuộc sống thường đầy sỏi đá. Sứ mạng ba phía này có thể là một sự đóng góp đặc biệt mà Liên đoàn của các bạn, qua sự phục vụ hàng ngày, có thể đưa ra cho các gia đình ở Châu Âu.

Tôi ban phép lành cho các bạn và tôi cùng đồng hành với các bạn trong lời cầu nguyện, khẩn xin sự can thiệp của Gia đình Thánh Na-za-rét. Và tôi xin các bạn, đừng quên cầu nguyện cho tôi.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Vatican cung cấp]

[Nguồn: 
zenit]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 03/06/2017]


Vatican chấp thuận mở án phong thánh cho Tôi tớ Chúa 13 tuổi người Philippines (12/4/2024)

Mùa Chay, hành trình tự do (21/2/2024)

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 58 – năm 2024 (30/1/2024)

Sứ điệp của ĐTC Phanxicô cho Ngày Thế giới Bệnh nhân lần thứ 32 (15/1/2024)

Năm mới theo ý nghĩa Thánh Kinh (5/1/2024)

Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 2024: Trí tuệ nhân tạo và hòa bình (16/12/2023)

Sứ điệp Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2023 – “Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng” (Rm 12, 12) (1/12/2023)

Các câu trả lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc gặp gỡ các em thiếu nhi (10/11/2023)

Đón nhận hay loại trừ? (31/10/2023)

Thư gửi dân Chúa của Đại hội Thường kỳ lần thứ XVI - Thượng Hội đồng Giám mục (27/10/2023)

7 thói quen tốt của Gia đình Công giáo (1/7/2017)

Nhận định của Hội đồng Giám mục Việt Nam về “Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 2016” (5/6/2017)

Công bố logo chính thức của Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 34 tại Panama (20/5/2017)

Đức Thánh Cha tôn phong hiển thánh 2 chân phước ở Fatima (15/5/2017)

Ông già ấy (10/5/2017)

Diễn văn của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Hội nghị Hoà bình Quốc tế - Trung tâm Hội nghị Al-Azhar, Cairo. (4/5/2017)

Bốn Năm Triều Đại Đức Giáo Hoàng Phanxicô 2013-2017 (18/4/2017)

Thứ Bảy Tuần Thánh - Ngôi Mộ (14/4/2017)

Thánh Thể là lương thực duy nhất của chị Marthe Robin trong hơn 50 năm (31/3/2017)

Tâm Tình Của Người Cha Thiêng Liêng Với Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống (3/3/2017)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn