Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
XANH XANH BÓNG TRE. LÀNG TRE PHÚ AN
 
“ Làng tôi xanh bóng tre, từng tiếng chuông ban chiều, tiếng chuông nhà thờ  rung…”
 (Làng tôi. Nhạc sĩ Văn Cao, 1947)

 
Là người Việt Nam, chúng ta lớn lên trong các thôn làng bao bọc bởi các cánh đồng lúa và những rặng tre xanh. Cây tre trở thành cây thân thuộc nhất và tuy chưa được nhà nước chọn lựa nhưng có thể xem tre như là cây biểu tượng của quốc gia Việt Nam. Từ măng ăn, đến thuốc uống; từ công cụ đến nhà cửa; từ sinh thái đến phòng thủ…cây tre gắn liền với đời sống người Việt. “ Tiết trực tâm hư”, cây tre còn là biểu tượng của người quân tử biết ứng xử, đối nội và đối ngoại,  luôn sống thanh cao.
 


 
 
Càng lớn tuổi, tôi càng yêu quý cây  tre, càng hiểu giá trị của cây tre. Từ cây tăm xỉa răng, cây xiên lụi thịt nướng, đến đôi đũa, các loại thủ công mỹ nghệ; từ cầu tre lắt lẻo đến những công trình vĩ đại, người ta đều có thể dùng tre. Tôi rất thích thú khi thấy tại Hồng Kông hay Trung Quốc, giàn giáo những nhà chọc trời cao hàng mấy trăm thước lại cần đến, không phải sắt thép nặng nề, mà là những cây tre nhẹ nhàng nhưng dẻo dai. Tôi nghe nói bên Nhật, người ta nghiên cứu các sợi tre để tạo những loại vật dụng siêu bền chống động đất. Ngày nay, môi trường bị ô nhiểm nặng bởi bao loại hoá chất độc hại, cây tre góp phần giảm thiểu nguy cơ trên. Trên tờ nhật báo Thanh Niên mới đây, có đăng những bài nói về công dụng chữa bệnh nhờ cây tre của một lương y gia đình gốc là ngự y trong Tử Cấm Thành Huế. Nói chung từ cái ghe, cái nơm, đến cái nôi, cái nón…, từ cái chỏng hóng mát đầu hè đến giường đại gia, quý tộc,…tất cả có thể đến từ tre.
 


 
Rất tiếc, người Việt chưa hiểu và yêu cây tre cho đủ.  Khi sang Pháp, tôi đọc nhiều bài ca tụng vườn tre miền Nam nước nầy, nơi lưu giữ bao nhiêu là giống tre trên thế giới. Vào mùa đông khắc nghiệt, khi tuyết rơi ở miền Nam Pháp, tôi lo cho những giống tre nhiệt đới Việt Nam. Câu chuyện bắt đầu với một người Pháp sống lâu năm bên nước Lào. Khi chiến tranh Đông Dương kết thúc, ông phải hồi hương về vùng miền Languedoc nắng ấm quê ông nhưng ông vẫn không quên được những cây tre Á Châu. Ông đã kiên trì dẫn nước từ một con suối cách làng đến 10 cây số và trên vùng đất khô chồi có lẽ trồng nho cũng không ra gì, ông đã bắt đầu trồng tre. Càng ngày, tre được nhân giống nhiều hơn, nhiều chủng loại hơn đến nỗi người Trung Quốc, người Nhật Bản, quê hương của tre không ngại tốn tiền bạc để sang đó học tập nghiên cứu.

Chính vì thế, khi nghe tin nữ Tiến sĩ Mỹ Hạnh được tài trợ lập làng tre Phú An, tôi vô cùng hứng khởi, mong có dịp nào đến viếng thăm. Trong chuyến đi Sài Gòn lần nầy, sau những ngày khám bệnh, tôi đề nghị mấy cháu tham quan làng tre Phú An. Không ngờ, chúng tán đồng ý kiến trên. Theo con đường xa lộ về hướng Bình Dương, Bến Cát, Thủ Dầu Một,  xe chạy như mắc cửi, tài xế taxi và chúng tôi sau khi qua Khu du lịch Đại Nam phải hỏi đường để khỏi chạy lạc. Xem ra rất ít người đến đây tham quan. Cuối cùng, rồi chúng tôi cũng đến nơi. Không thấy quầy bán vé, cũng chẳng biết hỏi ai… Thôi, cứ coi như nhà mình. Chúng tôi rụt rè đến căn phòng trưng bày, ngại không dám vào, nhưng hỏi một người ở đó, họ bảo cứ việc xem. Chúng tôi vào một căn phòng rộng với bao nhiêu vật dụng bằng tre và nhờ những "panneau" hướng dẫn, tôi tự mày mò tìm hiểu về tre.

Hôm nay, tôi gặp hên, trước hết là có mấy anh chị hát, đàn tài tử đang tập dượt nên không đến nỗi vắng lặng. Ngoài ra còn có mấy chiếc xe của Đài Truyền Hình Bình Dương thực hiện chương trình dân ca vọng cổ. Mấy cô ca sĩ, áo dài tím, xanh thướt tha, dưới hàng tre xanh sao mà duyên dáng, sao mà thanh lịch thế. Tôi xin chụp mấy tấm hình... các cô vui lòng cho phép còn "khuyến mãi”… chụp vô tư đi. Tôi cằn nhằn với mấy đứa cháu và em họ, sao không đem áo dài theo. Lần sau nếu đến đây chắc tôi cũng trang bị thêm áo dài khăn đóng miềnTrung, Nam  và Quan họ miền Bắc mới được. Làm ảnh thờ luôn cho tiện.

Cái hên nữa là gặp một ông Mỹ “ghiền tre”. Ông thao thao bất tuyệt về các chuyến đi, về bạn bè mê tre của ông khắp thế giới. Ông đã đến đây mấy lần rồi… Ông quên hẳn tôi là dân An Nam nên nói tiếng Anh quá nhanh làm tôi phải căng tai ra mà nghe, đôi khi ừ hử cho qua chuyện. Ông kể rằng gia đình hiện ở Hawai, khí hậu khá thích hợp để trồng tre. Ông nói mình có 30 giống tre rồi. Ông kể chuyện về giống tre nào đó bên Trung Quốc bị động đất, nằm phơi trên đường phố, rồi kể về giống tre Nam Mỹ đường kính cỡ 15cm cao đến không biết 30 feet hay 30 thước tây, nghe mà ham. Đã đến trưa, chúng tôi mời ông vào một chòi tre lợp lá, ghế bàn tre thanh lịch để “tiếp năng lượng” trước khi dạo chơi. Ông sẵn lòng và nói sáng nay mình đến đây mà chưa ăn điểm tâm. Mê tre đến quên ăn như ông nầy thì quá hy hữu.
 
 
Tôi “ phê bình” cái chòi nầy làm bằng tre mà đóng đinh là không phải cách, ông và tôi nghĩ nên dùng chốt tre. Tôi binh vực cho nhóm thợ làm nhà nầy,  có lẽ do thứ tre nầy quá mỏng vỏ. Ông gật gù tán đồng. Rồi ông khoe đã đến Sapa xem guồng nước của dân tộc... làm tôi nổi máu “địa phương” xứ Quảng lên, và nói thứ guồng tre  đó “nhằm nhò” gì (nói cho oai chứ không biết tiếng Anh dùng từ gì) so với guồng nước Quảng Ngãi chúng tôi. May quá, ông có đem theo máy tính, chạy ba, bốn Gờ gì đó như rùa… Cuối cùng tôi cũng mò ra được cái hình guồng xe nước Quảng Ngãi làm bằng tre vừa đẹp… vừa vĩ đại, tiết kiệm năng lượng. Ông hỏi mỗi ống nhỏ đem nước lên được bao nhiêu. Tôi có biết gì đâu… nhưng “ước lượng” 7 lít. Không biết có nói “phét” không? Ông mở tròn mắt, ồ lên một tiếng ngạc nhiên. Tôi cũng phổng mũi… hét to “formidable” (tuyệt dzời)! Bấy giờ, tôi muốn tỏ cho ông biết mình cũng là “chuyên viên”  về tre, tôi hỏi ông đã đến nước Pháp chưa, có biết về miền Nam nước Pháp chưa? Dĩ nhiên, ông làm gì biết được. Tôi lò mò trong “google search” tìm “hên xui” chữ bambou SudFrance (tre miền Nam Pháp). May quá, có La Bambouseraie kia rồi… rồi rất “sành điệu”, tôi chuyển sang “images” (hình ảnh), dĩ nhiên hình ảnh cây tre cũng hiện ra “tỏ tường”. Ông nổi hứng… "Lần tới tôi sẽ đi Pháp". Các Tours du lịch nhớ… dành “hoa hồng” cho tôi đó.

Đến phiên, ông chỉ cho tôi thấy tre của các bạn ông. Quả là tuyệt, có cây tre màu đen tuyền, có cây màu đỏ nâu, màu xanh da trời, nhặt mắt, thưa mắt… tôi chưa từng thấy bao giờ. Đã hai giờ chiều, chúng tôi tranh thủ đi tham quan vườn tre. May là vắng người nên ghi hình… cô đơn âm thầm… giữa rừng tre mới thú vị. Không biết bao nhiêu là thứ tre, to có, nhỏ có, trúc có, lồ ô, trảy, luồng, tầm vông, cao, thấp; thứ suông đuột đuột, thứ gai to, thứ gai nhỏ rối mù… Gặp mấy thứ tre nầy, thì mấy anh “làm rể thử” được sai đi đốn tre, chạy làng là cái chắc. Có những loại trúc lá như cỏ Nhật, có thứ ra hoa… rồi “tử”, có thứ lùm bụi, che một cái bạt  tránh mưa là khỏi cất nhà… Tôi không có giờ  xem mấy miếng giấy đính kèm hướng dẫn… Hóa ra tre có nhiều  “bí danh” lắm. Đi lòng vòng rồi lại gặp ông Mỹ, lại nhờ chụp hình nhau. Ông bảo tôi hãy “meditate” (chiêm niệm), còn tôi bảo ông nhìn phía khác, xếp chân lại vì mặc quần cụt… Một tấm ảnh tôi chụp sát đất, tôn vinh ông đứng thắng bên những hàng luồng cao ngất. Ông khen đây là hình đẹp nhất của ông chuyến đi nầy. Ông khoe có đến 10.000 tấm ảnh lưu trữ. Chúng tôi chia tay nhau sau khi trao đổi email.

Tuy hơi tốn tiền “taxi” nhưng chuyến đi đáng đồng tiền bát gạo. Trước đây, ở Đà Nẵng, đọc báo Hoa Cảnh, thấy một ông chủ quán cà phê vùng Pleiku làm một cái quán “ba tầng” dựa vào các cây tre vàng. Tôi cũng đã trồng và sau ba năm làm được một cái “tổ chim" diện tích 5 mét vuông trên bụi tre vàng 40 cây, có “gia công” thêm sắt thép. Trưa trưa chiều chiều… lên đó “thư giãn”, đọc sách… là tuyệt chiêu. Bà con đi qua lại… phải ngước mắt lên mà chiêm ngưỡng sự lạ, còn giáo dân “chọc quê": “Lạy cha chúng con ở trên… chòi”...

Còn đây là cái mộng lớn về tre, cũng xin “bật mí” luôn.

Tôi mơ một “Vương cung thánh đường” mái tre thiên nhiên, trong một rừng tre đủ loại. Hãy xem hai vòm tre kép tán có giống nghệ thuật “gô tích “ chưa. Cứ 5 thước một cái “cột” bó lại bằng 3, 4 chục thân tre gia cố thêm khung  kim loại. Gian giữa cách nhau 10 mét. Một sàn tre cách đất một mét là nơi đặt ghế tre cho giáo dân ngồi. Sàn cung thánh sẽ cao hơn. Mái vòm sẽ được cố định bằng kim loại. Những giây cáp sẽ nâng đỡ mái chống mưa hoặc lá rụng. Khi không cần, mái che sẽ được cuốn lại. Bảo đảm nhà thờ nầy vừa sinh thái, rẻ tiền và chống được bão, động đất. Năm 2006, trận bão Sansane qua Đà Nẵng, phá tan các mái nhà và  xô ngã đại thụ. Cái nhà tre sinh thái của tôi bị tuốt “hết lá” và bay mất bạt che.  Tuy nhiên, nó trụ vững vàng, và tự sửa chữa. Vài tuần sau, nguồn lá mới thay thế vòm lá xưa và những mụt măng con nhú lên bảo đảm sự kế thừa vững chải. Không là nhà toán học và vật lý… nhưng tôi nghĩ... với loại nhà nầy… các cộng hưởng sẽ bị triệt tiêu vì gió bão, rung lắc không thể đồng lúc tác động trên mọi cây tre. Bài học “bó đũa” của người xưa vẫn còn ý nghĩa.
 
 

Tôi chỉ tiếc là quỹ “thời gian” mình không còn nhiều. Đất đai riêng và các giống tre lạ cũng không có. Nhưng nếu có ai mê tre… thì xin hãy thay tôi, cố gắng thực hiện nhiều ngôi thánh đường xanh xanh bóng tre thiên nhiên ước mơ trên quê hương Việt Nam thân yêu nầy.
 
 
 I HAVE A DREAM. A GREEN BAMBOO DREAM!
TÔI CÓ MỘT GIẤC  MƠ… TRE XANH!


Sài Gòn ngày 17 tháng 5 năm 2011.
Lm Antôn Nguyễn Trường Thăng.


Bôi bẩn thành phố (4/4/2024)

Ba lợi ích của việc ăn chay theo thánh Tôma Aquino (15/2/2024)

Vứt rác sang hàng xóm (5/1/2024)

Cấp đổi thẻ Căn cước mới từ ngày 01/07/2024: Những điều cần nắm rõ (26/12/2023)

Tôi đã thấy (4/12/2023)

Khủng hoảng môi trường: triệu chứng - nguyên nhân - chữa trị (25/10/2023)

Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền giáo năm 2023 - Lòng bừng cháy, chân bước nhanh (4/10/2023)

Cách đánh giá an toàn phòng cháy khi thuê, mua căn hộ (15/9/2023)

Học gì không thất nghiệp? (31/8/2023)

Khai mạc Đại hội Giới trẻ Thế giới 2023: Một vài sự kiện và con số (3/8/2023)

Chính khách gốc Việt chính thức trở thành Phó thủ tướng Đức (15/5/2011)

Mẹ Hoa kinh ngạc với giáo dục giới tính Mỹ (12/5/2011)

Liệu họ có hạnh phúc hơn? (7/5/2011)

Chân phước Gioan-Phaolô II – Sứ giả Hòa bình (30/4/2011)

Chữ ‘bánh mì’ đã xuất hiện trong bộ tự điển Oxford lừng danh thế giới (25/4/2011)

“Sao VTV3 lại dạy trẻ con dìm mèo?” (21/4/2011)

Nhật Bản: trẻ bị chấn động tâm lý nặng sau thảm họa (18/4/2011)

Mạn đàm về Tết Trung Thu (17/4/2011)

Một học sinh lớp 1 viết đơn xin ly dị (13/4/2011)

Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh (5/4/2011)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn