Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 
MẸ THÁNH ĐỨC
 
“Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những sự trọng đại, Danh Ngài là Thánh” (Lc 1,49). 
 
Dù sau này trên Thiên Đàng, con có cả đời đời để ca tụng Mẹ thì cũng vẫn chưa đủ.

Vì Mẹ dư đầy thánh đức, cao sang và quyền phép. Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, là Nữ Vương trời đất. Ca tụng một tạo vật siêu phàm như Mẹ, thử hỏi đến bao giờ mới cùng tận, và ai có thể làm được? Người có thể ca tụng Mẹ một cách đầy đủ, chính xác, và ý nghĩa nhất là Chúa Giêsu. Ngài vừa là Thiên Chúa, vừa là Con của Mẹ.

Là người con hiếu thảo, Chúa Giêsu đã không bỏ lỡ cơ hội nào mà không đề cao Mẹ. Nhưng Ngài hành động khác với lối nhìn của nhân loại. Điểm khác biệt đó, được tìm thấy trong khung cảnh Tin Mừng của Thánh Máccô và Thánh Luca.

Thánh Kinh thuật lại, khi đông đảo dân chúng chen chúc quanh Ngài, để nghe nói về nước trời. Mẹ cũng có mặt ở đó. Thay vì giới thiệu Mẹ với quần chúng, Chúa lại quay sang hỏi họ: “Ai là Mẹ Ta và anh em Ta?” (Mc 3,33). Rồi Ngài tự trả lời: “Là những kẻ nghe và thực hành lời Thiên Chúa” (Lc 8,21).

Hành động này khiến cho con có cảm tưởng như Chúa thiếu trọng kính Mẹ. Hoặc ít nữa là thiếu tế nhị đối với Mẹ trước đám đông dân chúng.

Thật ra, Chúa Giêsu đã giới thiệu Mẹ một cách hết sức long trọng với quần chúng hôm đó, bằng cách đề cao đời sống thánh đức của Mẹ. Ngài xác nhận Mẹ là một thụ tạo tràn đầy ơn phúc, như lời Tổng Thần Gabrien đã chào kính Mẹ năm xưa trong lúc truyền tin: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng trinh nữ. Trinh nữ có phúc hơn mọi người nữ” (Lc 1,26). Và việc Mẹ tràn dư ơn phúc là do tình thương hải hà của Thiên Chúa ban, cũng như do Mẹ hằng chuyên tâm lắng nghe và thực hành lời của Thiên Chúa. Chính Mẹ cũng xác nhận điều này, khi cất tiếng chúc tụng Thiên Chúa về những hồng ân mà Ngài đã ban cho Mẹ:

“Linh hồn tôi ngợi khen Chúa.
Và lòng tôi hớn hở mừng rỡ trong Thiên Chúa,
Đấng cứu chuộc tôi.
Vì Chúa đã thương đến phận thấp hèn tôi tớ Chúa.
Từ nay muôn đời sẽ khen tôi có phúc.
Vì Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những sự trọng đại, danh Người là Thánh” (Lc 1,46-49).
 
Mẹ đắm chìm trong kinh nguyện, kết hợp với Thiên Chúa để tìm hiểu ý Ngài. Và khi đã biết Thiên Chúa muốn Mẹ làm gì, Mẹ sẵn sàng tuân theo với tất cả con tim yêu mến. Mẹ đã đóng trọn vai trò làm con, làm vợ, và làm Mẹ Chúa Cứu Thế. Để hoàn tất những vai trò đó, Mẹ bằng lòng chấp nhận mọi khổ đau, hy sinh, và hiến dâng.

Mẹ đã quên mình, phục tùng thánh ý Chúa khi sẵn sàng cộng tác với Ngài trong công cuộc cứu chuộc nhân loại. Mẹ vui lòng làm Mẹ Đấng Cứu Thế, mặc dù biết mình không xứng đáng: “Tôi là nữ tỳ của Thiên Chúa, xin vâng như lời sứ thần truyền” (Lc 1,37). Mẹ biết rõ, chấp nhận thánh ý Thiên Chúa trong trường hợp ấy sẽ đem lại cho Mẹ nhiều đau khổ.

Đau khổ đầu tiên là bị Thánh Giuse hiểu lầm, nghi ngờ sự trinh tiết và phẩm cách của Mẹ. Biết Mẹ có thai, nhưng không biết rõ nguyên nhân, Thánh Giuse đã có ý định âm thầm ra đi, bỏ Mẹ lại một mình. Và Thiên Chúa đã phải ra tay can thiệp để đề cao nhân đức của Mẹ, cũng như của Thánh Giuse:

“Việc Chúa Cứu Thế giáng sinh xảy ra như thế này: Khi Maria Mẹ Ngài đã đính hôn với Giuse, nhưng chưa sống với nhau, thấy mình đã thụ thai bởi Chúa Thánh Thần. Giuse bạn người là kẻ chính trực không muốn làm ô danh người, nên dự định bỏ người cách kín đáo. Đang ngẫm nghĩ việc ấy, xẩy ra có sứ thần Chúa hiện đến cùng ông trong lúc ngủ, và nói: Giuse, con vua Đavít, đừng sợ nhận Maria làm vợ, vì bà mang thai là do quyền năng Chúa Thánh Thần” (Mt 1,18-20)
.

Đau khổ kế tiếp là sinh Con Chúa Trời trong máng cỏ nghèo hèn, giữa đồng quê Bêlem trong đêm giá lạnh. Nhìn Chúa Con bị cắt bì đau đớn. Ôm Chúa Hài Nhi trốn chạy qua Ai Cập giữa đêm trường. Buồn rầu, hoang mang tìm Chúa lạc mất trong đền thánh. Nhìn Chúa bị thiên hạ cười nhạo, đánh đòn, vác thánh giá, bị đóng đinh và chết treo trên thập giá.

Vì kính mến Thiên Chúa, vì thương xót các linh hồn, Mẹ vui lòng chấp nhận tất cả những đau khổ đó. Hình ảnh sự hy sinh cao cả của Mẹ đã được tiên tri Simêon nói khi Mẹ dâng Chúa Con trong đền thánh: “Một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà” (Lc 2,35). Đúng ra phải nói, nhiều lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn Mẹ.

Mẹ thánh đức nhưng không quên người tội lỗi, lầm đường, lạc lối. Sự thánh thiện của Mẹ chỉ để bao bọc, và nâng đỡ những yếu đuối của con cái Mẹ mà thôi. Mẹ ở giữa con cái loài người như hòm bia Thiên Chúa. Nhờ Mẹ, con đến được gần với Chúa Giêsu, để Ngài lau khô những hạt nước mắt châu lụy:

“Tôi, Gioan đã xem thấy thành thánh - tức Giêrusalem mới trên trời do nơi Thiên Chúa - mà xuống, lộng lẫy như một tân nương, trang điểm đợi chờ tân lang mình. Tôi nghe một tiếng lớn từ ngai phát ra: “Kìa nhà tạm Thiên Chúa ở giữa nhân loại, Ngài sẽ ở với họ, chính họ sẽ là dân Ngài, Thiên Chúa ở cùng họ sẽ làm Chúa họ. Thiên Chúa sẽ lau khô mọi giọt lệ khỏi mắt họ; chẳng còn phải chết nữa; hết tang chế; hết kêu than; đau đớn cũng chẳng còn nữa, vì những cái trước kia qua đi rồi” (Kh 21,2-4)
.

Nhưng trước con mắt người đồng hương, Mẹ cũng chỉ là một thiếu nữ, lớn lên trong khung cảnh đền thờ. Được các thượng tế cho hứa hôn và kết hôn với Thánh Giuse, rồi sinh con. Mẹ sống một cuộc sống bình thường bên người chồng nghèo làm nghề thợ mộc. Và khi Thánh Giuse qua đời, Mẹ lại trở thành một góa phụ trẻ.

Sau này khi Chúa Giêsu bước vào đời sống công khai rao giảng Tin Mừng, người Do Thái đã mang cái nghèo của gia đình Mẹ ra nhạo cười: “Ông ấy chẳng phải là con ông Giuse sao?” (Lc 4,22). Ông thợ mộc Giuse nghèo nàn, có bà vợ là Maria cũng nghèo nàn.

Con thích nhìn ngắm Mẹ ngày ngày lo dọn bữa cho Thánh Giuse và Chúa Giêsu. Con thích nhìn ngắm Mẹ quét nhà, rửa bát, và làm những công việc của người nội trợ trong một gia đình nghèo hèn. Những việc làm đó sẽ làm phong phú cho ơn gọi làm vợ, và làm mẹ của nhiều phụ nữ.

Hơn ai hết, Mẹ hiểu rằng người phụ nữ có một khả năng rất đặc biệt, có thể đem lại cho gia đình họ nguồn phúc lộc, hạnh phúc, và vui tươi. Ngược lại, họ có thể phá đổ, gây đau khổ và bất hạnh cho mọi người trong gia đình. Bởi vì không ai gần gũi chồng họ, thân mật và hiểu con họ hơn chính họ. Trong trường hợp đó, sống và thực hành lời Thiên Chúa trong ơn gọi gia đình, là đem lại hạnh phúc, an vui cho chồng, cho con, dù mình có phải hy sinh.

Ngoài ra, ảnh hưởng của người mẹ có tác dụng trên tư cách và đời sống tâm lý của con. Nhờ gương sáng đạo đức, không những người mẹ biết giáo dục con cái trở thành người đàng hoàng, tử tế; các bà còn có thể hoán cải những hư đốn nơi con cái nữa. Augustinô trở lại và thành thánh nhân là nhờ 18 năm trời ròng rã khóc lóc, hy sinh và cầu nguyện của mẹ là Thánh Monica.

Sống và thực hành ý nghĩa của Tin Mừng sẽ mang lại cho người phụ nữ một lối nhìn mới, một ánh sáng mới về cuộc đời. Trong ơn gọi hôn nhân, gia đình, chồng con, sẽ không còn là một ngục tù tối tăm, sợ hãi mà họ muốn thoát khỏi, nhưng là một thiên đàng, một nơi hạnh phúc trong chuỗi ngày sống trên dương thế, để tìm về vĩnh phúc trường sinh bất diệt. Họ sẽ được mãi mãi ca tụng như những phụ nữ tốt lành trong Thánh Kinh:

“Ai tìm được người vợ tài đức? Nàng đáng giá hơn ngọc ngà. Chồng nàng đặt lòng tin tưởng nơi nàng và chàng không thiếu thốn vật thực. Trọn đời, nàng sẽ mang lại cho chồng sự lành, chớ không phải sự dữ. Nàng rộng tay bố thí cho người nghèo khó, và giơ tay hướng dẫn kẻ bần cùng. Duyên dáng thì giả dối, và nhan sắc thì hão huyền: Người phụ nữ kính sợ Chúa sẽ được ca tụng” (Cn 31:10-13, 30-31)
.

Cuộc đời con người dù có trôi nổi giữa trăm ngàn dòng sông định mệnh, hoặc bị dập vùi bởi muôn đắng cay chồng chất, vẫn có một thời điểm mà khi nghĩ tới, ai cũng phải chạnh lòng thương nhớ. Những kỷ niệm của nó đã từng khắc ghi vào tầng sâu kín của tâm hồn: thời gian của tuổi thơ.

Đời sống con người dù gặp nhiều thử thách, gian truân, bất hạnh đến đâu, cũng vẫn có một nơi mà mỗi lần nghĩ tới, ai cũng phải cảm động rưng rưng dòng lệ. Những kỷ niệm ấy quá ngọt ngào, và bóng mát của nó từng che phủ chân trời hạnh phúc: mái ấm của gia đình.

Tuổi thơ và mái ấm gia đình là hai yếu tố tạo thành chiếc nôi hạnh phúc cho con. Trong chiếc nôi đó, con được sinh ra và lớn lên bằng tình thương yêu, săn sóc và hy sinh của cha mẹ. Trong chiếc nôi đó, con trải qua tuổi thơ một cách hồn nhiên. Những tháng ngày hạnh phúc trong vòng tay cha và trên gối mẹ.

Tình thương cha mẹ trần gian, nhắc con nhớ tới tình thương của Mẹ. Con được sinh ra, lớn lên, và trở thành con cái Thiên Chúa. Có Chúa là gia nghiệp. Có Mẹ là mẹ nhân lành luôn hằng cầu bầu, nâng đỡ con trong cuộc sống tâm linh và cả cuộc sống trần thế đầy trôi nổi.

Thánh đức Mẹ ngập trời trăng sao. Con làm sao có thể bắt chước hoặc ca tụng cho đủ. Con chỉ biết cám ơn Thiên Chúa đã ban Mẹ cho nhân loại, để con được làm con Mẹ.

Con cám ơn Thiên Chúa đã đổ vào trái tim Mẹ tình yêu thương hải hà của Ngài, để Mẹ thương yêu con bằng tình yêu vô bờ bến.

Con cám ơn Thiên Chúa đã đặt vào bàn tay Mẹ sự dịu dàng và kho tàng ân sủng của Ngài, để Mẹ xoa dịu những khổ đau của con, và ban cho con mọi ơn con xin. Con muốn nói về Mẹ như Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã nói:

“Ôi! Tôi mến Đức Mẹ lắm. Giả như tôi là linh mục, tôi sẽ giảng về Đức Mẹ dịu dàng lắm. Người ta cứ nói Đức Mẹ rất cao sang không thể lui tới được. Phải chi cứ giảng rằng: “Đức Mẹ bình dân rất dễ bắt chước”. Người là mẹ hơn là nữ vương. Đã có lần tôi nghe nói: “Sự sáng láng Đức Mẹ che lấp các thánh như mặt trời mọc lấn át hết các vị sao trên trời”. Lạy Chúa! Sao lại kỳ dị thế được? Người mẹ lại nhẫn tâm lấn át sự vẻ vang con cái mình ư? Tôi không thể nghĩ thế ấy. Tôi tin thật rằng Đức Mẹ sẽ ban thêm sự sáng láng cho những con cái được về thiên đàng. Đức Mẹ Đồng Trinh. A! Cuộc đời Người giản dị, đơn sơ là dường nào” (Một tâm hồn, tr. 304).

Do đó, nếu có một ngày nào con bị loại ra khỏi tôn nhan Mẹ, không được phép gọi Mẹ là Mẹ nữa, thì ngày đó phải là ngày đau buồn và kinh hoàng nhất đời con. Vì Mẹ chính là mẹ con. Và vì con không thể thiếu Mẹ trong cuộc đời.

Ôi Maria! Mẹ thánh đức tuyệt vời, xin bao bọc con trong áo choàng ân sủng và thánh thiện của Mẹ.

“Mẹ là vẻ đẹp huyền mơ
Con đem gửi Mẹ hồn thơ trắng ngần
Đường trần gió bụi hoa xuân
Thân non cánh mỏng con cần Mẹ thương
Giữ gìn cho vẹn sắc hương”.
 
Trần Mỹ Duyệt (trích trong Maria Mẹ tôi)


Chúa Nhật III Mùa Chay - Năm B (28/2/2024)

Chúa Nhật II Mùa Chay - Năm B (21/2/2024)

Chúa Nhật I Mùa Chay - Năm B (15/2/2024)

Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm B (1/12/2023)

Tây Bắc - Trời Xanh, Mây Trắng, Nắng Vàng… (27/11/2023)

Lời nguyện truyền giáo (19/10/2023)

Thư mục vụ gửi cộng đồng Dân Chúa về Giáo hội tham gia (23/9/2023)

Danh sách Các Thánh Tử Đạo Việt Nam xếp theo ngày lễ (7/7/2023)

Viết về người cha nhân ngày hiền phụ (18/6/2023)

Cảm nghiệm về một Mùa Chay – Mùa Phục Sinh (9/4/2023)

Mẹ của con (15/5/2011)

Con của Mẹ (12/5/2011)

Tại sao chúng ta tôn kính Đức Maria? (12/5/2011)

Sinh Nhật là ngày nào nhỉ ? (10/5/2011)

Đức Gioan Phaolô II, vị cầu bầu quyền năng (7/5/2011)

Đức Gioan Phaolô II: LỜI THIÊNG (29/4/2011)

Đức Thánh Cha đọc sứ điệp phục sinh và phép lành toàn xá cho thành Roma và toàn thế giới (25/4/2011)

Ánh Mắt Người Thầy (22/4/2011)

Tam nhật Thánh: “Đón nhận và sống theo ý Chúa” (21/4/2011)

Vài phút thinh lặng: Thứ Năm Tuần Thánh - Dầu Thánh (20/4/2011)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối


 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn